Biên Thành Lãng Tử

15: Lòng Ác Tay Độc


trước sau

Người đó cười đáp :

- Đương nhiên là tại hạ phải trở lại rồi. Nghe nói ở đây có cho nợ rượu, mà lúc này thì không ai thuê mấy gian phòng của tại hạ nữa.

Diệp Khai chợt gọi to :

- Tây Môn Xuân.

Người đó quay đầu liền. Sắc mặt cũng biến luôn.

Nụ cười của y tắt thì nụ cười của Diệp Khai nở. Khi Diệp Khai cười thì đối phương khó cười.

Diệp Khai thốt:

- Rượu nơi này nổi tiếng là khá. Tây Môn tiên sinh hiềm gì mà không ngồi lại uống thêm mấy chén?

Người đó nhìn chàng một lúc lâu, sau cùng thở dài thốt:

- Hiện tại thì các hạ không cần phải hỏi tại hạ là ai.

Diệp Khai lắc đầu:

- Đích xác là không cần.

Rồi chàng tiếp:

- Cao đồ của Thiên Diện Nhân Ma thì phải có thuật cải sửa dung mạo hơn người. Điều đó đáng lẽ tại hạ phải nghĩ đến sớm.

Tây Môn Xuân thở dài:

- Tuy nhiên bây giờ cũng chưa phải muộn.

Diệp Khai tiếp:

- Đương nhiên Đỗ bà bà không là nữ nhân mà cũng chẳng phải là một lão thái bà cho nên người ta không thể phát hiện ra ngay một cách dễ dàng.

Tây Môn Xuân gật đầu:

- Có lý.

Diệp Khai hỏi:

- Thế thì Đỗ bà bà là ai?

Tiêu Biệt Ly vụt cười, rồi đáp:

- Có thể là các hạ mà cũng có thể là lão phu.

Diệp Khai tiếp:

- Có thể là ... là ...

Bỗng chàng nhảy dựng lên, kêu to: - Tại hạ minh bạch rồi. Đỗ bà bà có thể là hắn...

Tây Môn Xuân thở dài, lẩm nhẩm: - Rất tiếc, minh bạch bây giờ thì chỉ sợ quá muộn.

Phó Hồng Tuyết chầm chậm bước sang hiệu tạp hóa.

Chưa bao giờ y vào hiệu tạp hoá đó, cũng như chưa bao giờ y vào một hiệu tạp hóa nào.

Y là con người sinh trong cõi thế nhưng lại sống trong một thế giới khác.

Thế giới của y là cừu và hận.

Không có gì khác hơn hai thứ đó.

Lý Mã Hổ gục đầu lên mặt quầy, mường tượng ngủ say.

Phó Hồng Tuyết đập chuôi đao lên quầy.

Lão ta giật mình tỉnh lại, kêu lên:

- Cái gì? Muốn cái gì?

Phó Hồng Tuyết buông gọn:

- Chiếc bọc của ta.

Lý Mã Hổ cau mày:

- Chiếc bọc của ngươi... A... có... có một chiếc bọc ởû đây.

Lão thở phào, lấy chiếc bọc trao nhanh cho Phó Hồng Tuyết.

Phó Hồng Tuyết đưa một tay tiếp nhận chiếc bọc, mắt lom lom nhìn mấy quả trứng gà.

Đói. Bây giờ y nghe đói.

Y hỏi:

- Trứng đó bán như thế nào?

Lý Mã Hổ hỏi lại:

- Ngươi muốn mua?

Đoạn lão lắc đầu, tiếp:

- Không. Không thể bán cho ngươi được.

Phó Hồng Tuyết hiểu.

Ở đây, tất cả các cửa hiệu đều đóng lại trước mặt y rồi, hiệu tạp hóa cũng không ngoại lệ.

Y muốn mua.

Y muốn đoạt cũng còn được thì cần gì phải mua. Song y không làm vậy.

Nên y muốn nổi giận. Nhưng đối tượng không phải là lão chủ nhà, không là lão chủ hiệu tạp hóa nên y làm sao phát tiết.

Chẳng lẽ tại địa phương mênh mang này, không có một chỗ cho y dung thân?

Bỗng, Lý Mã Hổ tiếp:

- Trứng đó không bán được cho ngươi vì là trứng sống, không ăn được. Bên trong có thức ăn chín, ngươi theo ta.

Cả hai vào nhà sau.

Phó Hồng Tuyết hỏi:

- Bao nhiêu tiền một bữa ăn?

Lý Mã Hổ thản nhiên:

- Mười hai lượng bạc. Thức ăn có hạn nhưng rượu vô cùng, uống bao nhiêu cũng được.

Ăn một bữa đạm bạc mà trả mười hai lượng. Đắc thật. Có rượu cũng bằng thừa. Vì đâu phải lúc Phó Hồng Tuyết say sưa?

Trong lúc Phó Hồng Tuyết ăn thì Lý Mã Hổ uống rượu cầm chừng, bầu bạn với khách.

Lý Mã Hổ tặc lưỡi:

- Chẳng rõ ngươi thì sao chứ ta thì từ ngày mở cửa hiệu tạp hoá này, ta không có bằng hữu. Chừng như chẳng ai muốn kết giao với bọn bán hàng bặt.

Phó Hồng Tuyết lắc đầu:

- Chỉ có một hạng người là chân chính không có bằng hữu.

Lý Mã Hổ hỏi:

- Hạng người nào?

Phó Hồng Tuyết đáp:

- Ta.

Bởi y mang cừu hận nơi mình. Y cừu hận thiên hạ. Thiên hạ cừu hận y.

Song phương đều bỏ rơi nhau. Song phương tìm nhau để thanh toán nhau thì còn là bằng hữu với nhau làm sao được.

Lý Mã Hổ hỏi:

- Cái vị Diệp công tử đó chẳng phải là bằng hữu của ngươi sao?

Phó Hồng Tuyết lắc đầu:

- Không.

Lý Mã Hổ tiếp:

- Chừng như y có vẻ xem ngươi là bằng hữu mà.

Phó Hồng Tuyết trầm gương mặt: - Chỉ vì y có cố tật.

Lý Mã Hổ cau mày:

- Cốù tật?

Phó Hồng Tuyết nắm chặt tay: - Ai xem ta là bằng hữu thì những người đó đều có cố tật cả. Lý Mã Hổ cười khổ: - Xem ra ta cũng có một cố tật nữa rồi.

Phó Hồng Tuyết chớp mắt:

- Ngươi?

Lý Mã Hổ gật đầu: - Bởi vì hiện tại ta muốn kết giao với ngươi.

Chừng như lão say. Mà người say thì không khi nào nói lời dối trá. Phó Hồng Tuyết chợt buông đũa, thốt: - Bữa cơm này chẳng ngon chút nào.

Không buồn nhìn Lý Mã Hổ, y đứng lên, quay mình.

Y không muốn ai phát hiện ra thần sắc của y khi có sự biến đổi. Lý Mã Hổ nhìn lưng y. Vai y rút xuống chuứng tỏ tâm tư đang sôi động. Lý Mã Hổ vươn tay, mường tượng định vỗ xuống vai y. Nhưng vừa lúc đó, một làn sáng lạnh lóe lên.

Một thanh đao đã cắm trên lưng bàn tay của Lý Mã Hổ.

Thanh đao dài ba tấc sáu phân.

Một thanh phi đao.

Nhìn thanh đao, Lý Mã Hổ nhăn mặt. Rồi hắn ngã xuống. Lúc hắn ngã, bàn tay hắn quơ ngang mặt bàn, chừng như để chụp vật gì đó. Phó Hồng Tuyết chợt quay mình.

Diệp Khai hiện ra trước mắt y.

Diệp Khai cười nhẹ bước tới.

Phó Hồng Tuyết nhìn chàng, nhìn Lý Mã Hổ nằm dưới đất, cao giọng hỏi:

- Các hạ làm gì thế?

Diệp Khai lại cười.

Chàng vốn thích lấy nụ cười đáp lại những câu hỏi không cần phải đáp bằng lời.

Và Phó Hồng Tuyết không cần hỏi nữa.

Trên mặt bàn còn ba mũi châm.

Châm màu xanh biếc.

Châm của Lý Mã Hổ, hắn chụp lại song không hết, còn sót lại mấy mũi.

Phó Hồng Tuyết nắm cứng hai tay, lâu lắm mới ngẩng đầu lên.

Diệp Khai vẫn còn cười, vẫn còn nhìn y.

Phó Hồng Tuyết lạnh lùng hỏi:

- Tại sao các hạ biết là tại hạ khó thoát thủ đoạn của hắn?

Diệp Khai lắc đầu:

- Tại hạ chẳng biết chi cả.

Phó Hồng Tuyết hỏiL

- Tại sao các hạ lại đến đây cứu tại hạ?

Diệp Khai cười, lắc đầu:

- Ai nói là tại hạ đến đây cứu các hạ?

Phó Hồng Tuyết hừ lạnh một tiếng:

- Thế các hạ đến đây làm gì?

Diệp Khai điềm nhiên:

- Bất quá tại hạ có một thanh đao, tại hạ mang nó đến đây để đâm vào lưng bàn tay của hắn. Tay của hắn, đao của tại hạ, hai vật đó không liên quan gì đến các hạ.

Phó Hồng Tuyết không nói được gì nữa.

Diệp Khai bước tới, ngồi xuống cạnh Lý Mã Hổ, gọi:

- Đỗ bà bà, tại hạ đã nhận ra các hạ rồi, cần chi các hạ phải khổ...

Chàng dừng lại ngay.

Nói làm gì nữa khi cái xác đã cứng lạnh rồi.

Phó Hồng Tuyết hỏi: - Đao có độc?

Diệp Khai lắc đầu.

- Không có độc thì sao hắn chết?

Diệp Khai thở dài:

- Niên kỹ của hắn khá cao, mà lão nhân thì dễ chết vì khiếp lắm.

Phó Hồng Tuyết hỏi:

- Các hạ cho rằng hắn khiếp quá mà chết?

Diệp Khai gật đầu:

- Lưng bàn tay không phải là chỗ yếu nhược, đao lại không có độc thì không chết khiếp là gì.

Phó Hồng Tuyết hỏi:

- Các hạ nói hắn là Đoạn Trường Châm Đỗ bà bà.

Diệp Khai lại thở dài:

- Vô Cốt Xá có thể là lão thái bà thì Đỗ bà bà lại không thể biến thành nam nhân

sao?

Phó Hồng Tuyết cười lạnh:

- Đỗ bà bà có thể chết vì khiếp hãi sao?

Diệp Khai tặc lưỡi:

- Dù sao thì bà ta cũng chết rồi.

Trầm ngâm một lúc, Phó Hồng Tuyết thốt:

- Tại hạ hy vọng các hạ nên minh bạch điểm này.

Diệp Khai hỏi:

- Điểm chi?

Phó Hồng Tuyết trầm giọng:

- Từ nay các hạ không nên tìm cách cứu tại hạ nữa. Các hạ đi đường của các hạ, tại hạ đi đường của tại hạ. Đường ai nấy đi. Chúng ta hoàn toàn không quan hệ. Dù cho các hạ có chết trước mặt tại hạ thì tại hạ cũng không cứu.

Diệp Khai hỏi:

- Chúng ta không là bằng hữu với nhau sao?

Phó Hồng Tuyết lắc đầu:

- Không.

Diệp Khai khẽ thở dài:

- Tại hạ minh bạch rồi.

Phó Hồng Tuyết cắn răng. Rồi y thốt:

- Hiện tại, các hạ có thể bắt đầu đi con đường của các hạ đó.

Diệp Khai cau mày:

- Còn các hạ? Các hạ định ở đây luôn sao?

Phó Hồng Tuyết hừ một tiếng:

- Tại sao tại hạ phải đi ra?

Diệp Khai đáp:

- Vì bên ngoài có người đang đợi các hạ.

Phó Hồng Tuyết hỏi:

- Ai?

Diệp Khai tiếp:

- Một lão thái bà nhưng lại không phải là lão thái bà.

Phó Hồng Tuyết trầm giọng:

- Hắn chờ tại hạ để làm gì?

Diệp Khai tiếp:

- Để cho các hạ hỏi tại sao hắn ám toán các hạ.

Phó Hồng Tuyết sáng mắt lên, lật tức bước nhanh ra. Thực ra y không cần vội vã.

Người bên ngoài có thể chờ y đến bao lâu cũng được, chẳng bao giờ nôn nóng gặp y.

Bởi người chết thì không hề nóng nảy.

Tây Môn Xuân co rút mình, nằm một đống trong góc nhà sau quầy, mắt lồi ra, mường tượng vừa phẫn nộ vừa khiếp sợ trước khi chết.

Ai giết lão?

Lão không tưởng là có người giết lão.

Một mũi dùi nhọn cắm ngay ngực lão, chỗ quả tim, máu xuối ra, máu chưa khô.

Quanh đó, chẳng có bóng người.

Thời gian vào lúc cơm tối, nhà nhà đều quây quần quanh mâm cơm nên không ai ra đường cả.

Phó Hồng Tuyết ra trước, đứng sửng tại chỗ, thân hình như cứng lại.

Khi Diệp Khai bước ra, y trầm giọng hỏi:

- Các hạ nói người này là tTây Môn Xuân?

Lâu lắm, Diệp Khai mới gật đầu:

- Phải.

Phó Hồng Tuyết tiếp:

- Hắn không phản ứng, không kêu la. Hắn bị giết bất ngờ.

Diệp Khai gật đầu: - Một mũi dùi trí mạng.

Phó Hồng Tuyết thở ra: - Giết người như thế thì phỏng có mấy tay. Đáng sợ thật. Diệp Khai lắc đầu: - Giết người như thế thì thiếu gì tay.

Phó Hồng Tuyết cau mày:

- Thiếu gì?

Diệp Khai tiếp: - Vô luận là ai cũng có thể giết hắn bởi hắn không còn kháng lực. Phó Hồng Tuyết trố mắt:

- Không còn kháng lực?

Diệp Khai đáp: - Tại hạ sợ hắn không chịu đợi các hạ cho nên tại hạ điểm huyệt hắn trước. Bỗng chàng cao giọng tiếp: - Nhiều người có thể giết hắn song ít người tưởng giết hắn. Có lẽ chỉ có một người

thôi.

Phó Hồng Tuyết hỏi: - Ai?

Diệp Khai đáp: - Một người sợ các hạ khám phá bí mật nơi Tây Môn Xuân rồi truy ra y luôn. Phó Hồng Tuyết trầm ngâm một lúc. - Tại sao hắn muốn giết tại hạ? Ai bảo hắn giết tại hạ? Đó là sự bí mật của hắn. Diệp Khai gật đầu:

- Phải.

Phó Hồng Tuyết cười lạnh. Sau đó, y quay mình bước đi. Diệp Khai hỏi:

- Các hạ đi đâu?

Phó Hồng Tuyết đáp: - Tại hạ đi đường tại hạ. Tại sao các hạ không theo đường mình mà đi? Y không quay đầu, từ từ tiến bước giữa lòng phố.

Con đường tịch mịch.

Ngọn đèn lồng đỏ trước vọng cửa hẹp đã cháy sáng.

Gió thu về đêm lạnh sớm. Nhưng cái lạnh dừng lại ở bên ngoài cửa.

Bên trong ấm áp như ngày xuân.

Có mấy người đang uống rượu nơi bàn. Diệp Khai vừa ngồi xuống là Tiêu Biệt Ly đã đẩy chén và bình rượu sang qua chàng, cười nhẹ thốt:

- Các hạ đừng quên là đã mời rượu laõ phu nhưng chưa đãi đấy nhé.

Diệp Khai cũng cười đáp:

- Tiên sinh cũng đừng quên là cho thiếu chịu đó nhé.

Tiêu Biệt Ly cười lớn hơn một chút:

- Vô luận ai đáp ứng các hạ điều gì thì muốn quên đi cũng khó như lên cung trăng vậy.

Diệp Khai gật đầu.

- Khó lắm, Tiêu tiên sinh ơi.

Tiêu Biệt Ly tiếp:

- Sở dĩ thế mà các hạ cứ yên trí.

Diệp Khai mỉm cười, nâng chén lên uống cạn, rồi đảo mắt nhìn quanh bốn phía,

thốt:

- Khách ở đây quả thật đến sớm quá.

Tiêu Biệt Ly gật đầu:

- Chỉ cần đốt đèn lên là tức khắc có người đến.

Diệp Khai tiếp:

- Cho nên tại hạ hoài nghi là họ suốt ngày chờ chực ngoài đường, vừa thấy đèn đốt lên là ào ào kéo vô đây.

Tiêu Biệt Ly lại cười:

- Địa phương này rất kỳ quái. Bất cứ ai vào đây một vài lần là sanh nghiện ngay. Nếu đêm nào không đến đây chốc lát là đêm đó khó ngủ.

Diệp Khai tặc lưỡi:

- Hôm nay tại hạ đến đủ ba lần mà bây giờ vẫn còn ngứa ngáy như thường.

Tiêu Biệt Ly cười nhẹ:

- Do đó lão phu đâm ta thích các hạ.

Diệp Khai tiếp:

- Do đó, tiên sinh bằng lòng cho tại hạ nợ rượu.

Tiêu Biệt Ly cười to.

Trong góc nhà có mấy người ngóng cổ nhìn. Họ có vẻ kinh ngạc.

Họ đến đây ít nhất cũng mấy trăm lần một người nhưng có bao giờ họ nghe chủ nhân cười lớn đâu.

Nhưng Tiêu Biệt Ly ngưng nhanh tràng cười. Đoạn lão hỏi:

- Lý Mã Hổ có thật là Đỗ bà bà chăng?

Diệp Khai gật đầu.

Tiêu Biệt Ly tiếp:

- Lão phu có chỗ không hiểu nổi. Các hạ làm sao nhận ra được?

Diệp Khai đáp:

- Tại hạ có nhận ra đâu? Tại hạ chẳng nhận ra được gì cả.

Tiêu Biệt Ly cau mày:

- Nhưng chắc các hạ đoán được.

Diệp Khai tiếp:

- Bất quá, tại hạ thấy kỳ quái. Tại sao Tây Môn Xuân lại bảo Phó Hồng Tuyết đến đó lấy chiếc bọc.

Tiêu Biệt Ly chớp mắt:

- Chỉ điểm đó thôi à?

Diệp Khai đáp:

- Lúc tại hạ đến thì mụ đang mời Phó Hồng Tuyết ra sau nhà dùng cơm.

Tiêu Biệt Ly hừ nhẹ:

- Cái đó có gì là kỳ quái?

Diệp Khai gật đầu:

- Kỳ quái lắm chứ.

Chàng tiếp luôn:

- Hiện tại mỗi người trong địa phương này đều biết Phó Hồng Tuyết là đối đầu của Vạn Mã Đường. Lý Mã Hổ là con người gian hoạt thì lkhi nào dám đắc tội với Vạn Mã Đường.

Tiêu Biệt Ly gật đầu:

- Phải. Đến chiếc bọc, lão phu cũng không nên thu nhận giữ lại đó.

Diệp Khai tiếp:

- Nhưng lão đã thu nhận và giữ lại đó.

Tiêu Biệt Ly gật đầu:

- Như vậy là lão có mục đích riêng.

Diệp Khai gật đầu:

- Cho nên tại hạ đoán hắn là Đỗ bà bà.

Tiêu Biệt Ly thốt:

- Các hạ đoán không sai.

Diệp Khai thở dài:

- Cũng may là không sai.

Tiêu Biệt Ly hỏi:

- Còn cái gì nữa mà sai với không sai?

Diệp Khai đáp:

- Mụ ta đã bị tại hạ làm cho quá khiếp mà chết rồi.

Tiêu Biệt Ly sửng sờ.

Diệp Khai hỏi:

- Tiên sinh nghĩ không ra?

Tiêu Biệt Ly hỏi:

- Còn Tây Môn Xuân?

Diệp Khai buông gọn:

- Cũng chết luôn.

Tiêu Biệt Ly cầm chén rượu, từ từ uống, lạnh lùng thốt:

- Xem ra cái tâm của các hạ không mềm yếu lắm.

Diệp Khai nhìn lão.

Chàng nhạt giọng hỏi:

- Hiện tại tiên sinh đã hối hận là đã cho tại hạ nợ rượu?

Tiêu Biệt Ly thở dài:

- Lão phu chỉ kỳ quái. Những con người như họ thì tại sao lại đến đây. Đến rồi lại không đi.

Diệp Khai thốt:

- Có thể họ trốn tránh cừu nhân. Có thể cừu nhân của họ là Phó Hồng Tuyết.

Tiêu Biệt Ly lại thở dài:

- Nhưng lúc họ đến đây thì Phó Hồng Tuyết chỉ là một đứa bé con.

Diệp Khai cau mày:

- Thế tại sao họ muốn giết Phó Hồng Tuyết?

Tiêu Biệt Ly điềm nhiên:

- Cái câu đó thì chỉ có họ mới đáp được. Cho nên các hạ đáng lẽ đừng giết họ mới phải.

Diệp Khai tặc lưỡi:

- Họ chết quá sớm, quá nhanh. Bất quá...

Tiêu Biệt Ly cau mày:

- Bất quá làm sao?

Diệp Khai vụt cười kkhan:

- Tiên sinh đừng quên là người chết lắm lúc nói năng được đấy.

Tiêu Biệt Ly hỏi: - Họ nói gì?

Diệp Khai tiếp: - Hiện tại họ chưa nói bởi vì tại hạ chưa hỏi.

Tiêu Biệt Ly cau mày: - Tại sao chưa hỏi?

Diệp Khai tiếp: - Tại hạ không gấp, đương nhiên là họ cũng không gấp. Tiêu Biệt Ly mỉm cười: - Các hạ quả là con người rất kỳ quái.

Diệp Khai gật gù:

- Cỡ Tiêu lão bản.

Tiêu Biệt Ly lắc đầu: - Hơn nhiều.

Vừa lúc đó có tiếng thanh la gióng lên inh ỏi ở bên ngoài. Rồi có người la vang:

- Lửa! Chữa lửa!

Lửa cháy mạnh.

Lửa phát cháy tại hiệu tạp hóa của Lý Mã Hổ, từ phía hậu lan ra phía trước .

Lửa lan nhanh quá, không bao lâu, cửa hiệu tạp hóa biến thành đống tro tàn .

Nhà hai bên đường toàn bằng gỗ, bắt lửa rất nhạy, người ta quính quáng lên, lớp lo chữa lửa, lớp lo chạy đồ .

Tiêu Biệt Ly hỏi Diệp Khai:

- Lúc các hạ đi ra, có nhớ tắt đèn không ?

Diệp Khai lắc đầu:

- Đâu có đốt đèn mà tắt .

Tiêu Biệt Ly cau mày:

- Trong lò, còn than, còn củi, cháy đỏ ...

Diệp Khai đáp:

- Lò nhà nào lại không có than, có củi. Giờ cơm tối mà.

Tiêu Biệt Ly hỏi:

- Các hạ cho là có người phóng hỏa ?

Diệp Khai mỉm cười . - Đáng lẽ tại hạ phải nghĩ ra sớm điều đó .

Tiêu Biệt Ly hỏi:

- Tại sao ?

Diệp Khai lại cười, nụ cười rất kỳ quái, rồi chàng điềm nhiên thốt: - Bởi vì người chết rồi, lại bị thiêu đốt luôn thì vĩnh viễn không còn nói năng được

Bỗng chàng chụp thùng nước của một người vừa xách ngang qua, rồi chạy đi cứu

nữa.

hỏa .

Diệp Khai đi rồi, một người len lén đến cạnh Tiêu Biệt Ly rồi thấp giọng hỏi:

- Ngươi suy nghĩ gì đó ?

Tiêu Biệt Ly không quay đầu lại:

- Về một bài học.

Người đó lại hỏi:

- Bài học gì ?

Tiêu Biệt Ly đáp:

- Muốn cho xác chết không còn nói năng gì được, thì sau khi giết một người xong, ngươi phóng hỏa thiêu xác luôn.

Người chữa lửa nhiều, nước lại ít.

Cũng may, có cơn mưa trong ngày, ván gỗ còn ướt át, lửa không cháy nhanh, ngươì ta kịp thời chữa, kịp thời chạy đồ .

Diệp Khai hoà mình vào đám người chữa lửa, nhìn đông, nhìn tây ...

Kẻ phóng hỏa thông thường trở thành kẻ chữa lửa lẫn lộn trong đám người chữa

lửa .

Có thế mới khỏi bại lộ hành tung .

Biết vậy rồi nhưng Diệp Khai làm sao tìm được kẻ phóng hỏa ?

Chàng đang phân vân, bỗng có người ở phía sau, nắm chéo áo chàng giật mạnh .

Chàng vội quay đầu, vừa kịp trông thấy một người đội nón rộng vành, mặc áo xanh, đang rẻ đám đông đi ra .

Chàng theo liền .

Nhìn lưng người đó, chàng không nhận ra là ai, bất quá vóc dáng bậc trung, hành động nhanh nhẹn .

Không lâu lắm, kẻ trước người sau đi qua một con đường đến chỗ vắng bóng người .

Họ dần dần bỏ thị trấn lại sau, ra đến cánh đồng rộng .

Diệp Khai khẽ gọi:

- Vị bằng hữu ở phía trước đó, có phải là muốn chỉ giáo tại hạ điều chi chăng ? Xin dừng chân lại, ở đây nói chuyện được rồi .

Người áo xanh không dừng chân, trái lại còn bước nhanh hơn .

Đi một lúc nữa, chợt người đó tung mình lên, theo cái thể Bát Bự Sấn Thiên, rồi đáp xuống một khoảng cỏ rậm rạp .

Khinh công cực diệu, chân pháp cực đẹp, Diệp Khai trông quen quen, song không nhớ rõ là ai .

Đêm tối âm u, làm sao tìm ?

Diệp Khai không tìm. Bởi nếu người đó không muốn gặp chàng thì giật áo, dẫn đường chàng đến đây làm gì ?

Chàng dừng chân lại, đừng đó, chờ .

Lâu lắm, người đó từ trong đám cỏ, cất tiếng hỏi vọng ra:

- Ngươi biết ta là ai chăng ?

Diệp Khai mỉm cười, hát khẽ

- Trời mênh mang. Đất thênh thang. Người như ngọc, ngọc sanh hương. Trầm Tam Nương trong Vạn Mã Đường.

Ngươì trong cỏ cười thành tiếng tán:

- Nhãn lực cao minh đó. Có thưởng.

Diệp Khai hỏi:

- Thưởng chi ?

Trần Tam Nương đáp:

- Thưởng rượu. Vào đây uống.

Diệp Khai dò theo hướng phát âm thanh đi vào giữa đám cỏ .

Trong đó có một toà địa thất, rất kín đáo, nếu không có người đưa đến, dù vạn người dẫm nát đám cỏ, cũng khó tìm ra.

Gian nhà có giường, có bàn trang điểm, giường tinh khiết, bàn có hoa tươi .

Giữa nhà có bàn, có ghế .

Có rượu, có vài món ăn gọn .

Trần Tam Nương thốt:

- Ăn uống trước đi.

Diệp Khai chớp mắt: - Rồi sau đó ?

Trần Tam Nương mở nụ cười tiêu hồn . - Tuỳ ngươi.

Diệp Khai mỉm cười: - Nói vậy chứ tại hạ muốn nghe cớ sự hơn .

Trần Tam Nương hỏi:

- Cớ sự gì ?

Diệp Khai thốt: - Thần Đao Vạn Mã.

Trần Tam Nương hỏi: - Tại sao ngươi hiểu biết đoạn cớ sự đó ?

Diệp Khai đáp: - Tại hạ còn biết hơn thế nữa kia.

Trần Tam Nương nín lặng

Bà từ từ rót rượu cho Diệp Khai, cho bà, trong khi Diệp Khai ngồi xuống .

Chờ Diệp Khai uống xong chén rượu, bà hỏi:

- Ngươi biết chủ nhân Thần Đao Đường là ai chứ ?

Diệp Khai gật đầu .

Trần Tam Nương lại hỏi:

- Ngươi biết Bạch Thiên Vũ cùng Mã Không Quần là đôi bạn tình đồng huynh đệ, sống chết có nhau ?

Diệp Khai gật đầu .

Trần Tam Nương tiếp:

- Họ sánh vai tác chiến từ quan ngoại vào tận Trung Nguyên, tạo dựng hai cơ đồ Thần Đao Đường và Vạn Mã Đường, cũng vì danh vọng trong võ lâm rất lớn mà cuối cùng Bạch Thiên Vũ phải chết thảm .

Diệp Khai chớp mắt:

- Tại sao ?

Trần Tam Nương tiếp:

- Nhờ tài năng, nhờ trí độ, sau khi mỗi người có cơ nghiệp riêng biệt rồi, Bạch Thiên Vũ ngày một mở rộng quy mô, trong võ lâm người ta chỉ biết có Thần Đao Đường, không ai chú ý đến Vạn Mã Đường. Ngươi cũng biết, khách giang hồ thành danh thành nghiệp, luôn luôn bằng xương bằng máu, do đó hận thù phát sanh. Nhưng, người hận Bạch Thiên Vũ nặng hơn hết, chẳng phải là kẻ thù, mà lại là người thân. Người huynh đệ đồng tử bất đồng sanh.

Diệp Khai kêu lên:

- Mã Không Quần ?

Trần Tam Nương gật đầu:

- Do tật đó mà ra. Lão biết rằng chẳng bao giờ theo kịp Bạch Thiên Vũ .

Diệp Khai chớp mắt:

- Thực sự Bạch lão tiền bối chết nơi tay Mã Không Quần sao ?

Trần Tam Nương đáp:

- Còn có những người khác nhúng tay vào vụ tiếp trợ Mã Không Quần .

Diệp Khai hỏi:

- Công Tôn Đoạn ?

Trần Tam Nương tiếp:

- Công Tôn Đoạn bất quá chỉ là một gã nô tài, có ra cái quái gì đâu. Một Mã Không Quần với trăm Công Tôn Đoạn cũng đừng hòng làm chi nỗi Bạch Thiên Vũ. Huống hồ, còn có Bạch phu nhân, Bạch nhị hiệp là những bậc kỳ tài đương thế.

Bà cơm hờn tiếp:

- Cái đêm đó, số người ám toán Bạch Thiên Vũ, phỏng ước trên ba mươi .

Diệp Khai giật mình:

- Trên ba mươi người ? Tam Nương biết hết chứ ?

Trần Tam Nương lắc đầu:

- Trừ Mã Không Quần và Công Tôn Đoạn ra, không ai biết được ba mươi người đó. Mã Không Quần mời anh em họ Bạch đến Mai Hoa Am bên ngoài thành xem tuyết rơi, uống rượu .

Diệp Khai cau mày:

- Mai Hoa Am là chốn thanh tu, sao lại có việc rượu thịt no say ở đó được ?

Trần Tam Nương cười nhạt:

- Ngươi tưởng treo chiêu bài thanh tu rồi là ai cũng trở thành bậc chân tu sao ?

Bà tiếp:

- Bạch Thiên Vũ cao hứng đến độ mang toàn gia đến am, thưởng tuyết. Ngờ đâu, họ không xem được bạch tuyết mà chỉ thấy hồng tuyết thôi.

Diệp Khai hỏi:

- Chính Mã Không Quần an bày ba mươi cao thủ đó, chờ Bạch tiền bối đưa gia quyến vào tròng ?

Trần Tam Nương đáp:

- Còn ai nữa. Đêm đó, toàn gia quyến Bạch Thiên Vũ đại ca gồm mười một mạng, đều chết thảm, kể cả đứa con trai của Bạch đại ca vừa lên bốn tuổi. Bọn viện thủ của Mã Không Quần đều bao mặt. Trong số ba mươi người đó, có trên hai mươi bị Bạch đại ca sát hại .

Diệp Khai hỏi:

- Còn bàn tay của Mã Không Quần? Chắc cũng bị Bạch lão tiền bối tước bốn ngón ?

Trần Tam Nương gật đầu :

- Nếu Mã Không Quần đừng dùng Kim Cương chưởng đánh lén Bạch đại ca, thì bao nhiêu người trong đêm đó tất phải bị giết hết .

Diệp Khai chớp mắt:

- Kim Cương chưởng ?

Trần Tam Nương rít lên:

- Lão nhân lúc Bạch đại ca không phòng hờ, dùng Kim Cương chưởng đánh gãy tay hữu Bạch đai ca. Sau đó, toàn thể mới tấn công .

Bà tiếp:

- Mã Không Quần kể ra cũng tay đại tài, lão luyện Phá Sơn chưởng với tay hữu, và Kim Cương chưởng với tay tả. Cả hai chưởng pháp đều được lão ta luyện rất tinh tường, mức hỏa hầu đạt đến chín thành lực .

Diệp Khai hỏi:

- Còn Bạch đại hiệp ?

Trần Tam Nương đáp:

- Mã Không Quần còn kém xa mấy bậc .

Diệp Khai trầm ngâm một lúc, rồi thở dài, than:

- Tại sao anh hùng thường có cái kết cuộc thê thảm ?

Trần Tam Nương thuật tiếp:

- Sau khi toàn gia quyến của Bạch đại ca thọ hại. Mã Không Quần đổ trách nhiệm cho bọn người bao mặt, và tuyên bố sẽ diệt bọn người đó để báo thù cho Bạch đại ca.


trước sau
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây