1. Diễn Biến
Năm 1858 vua Philip điều hạm đội Armada đi chinh phạt nước Anh. Philip lên kế hoạch xâm lược nước Anh bằng Armada từ 1570 đến 1588, mục đích của ông ta là phế truất Nữ hoàng Elizabeth Tin Lành dị giáo và phục hồi Công giáo ở Anh. Philip là chồng của Nữ hoàng Công giáo Mary và tự coi mình là Vua nước Anh cho đến lúc Mary chết vào năm 1558.
Armada trong tiếng TBN có nghĩa là "hạm đội". Vào thời này, một hạm đội xâm lược được người TBN gọi là " Hạm đội may mắn". Còn người Anh lại mỉa mai gọi nó là "Hạm đội vô địch".
Để đối đầu địch thủ đầu tiên của mình, Nữ hoàng Elizabeth của Anh đã mau chóng trở thành một người xông xáo trong phong trào đấu tranh của người theo Tin Lành ở Pháp và Hà Lan, nơi người Hà Lan đang nổi dậy chống chính quyền TBN. Bà ta đã chọc giận vua TBN bằng việc tấn công các quyền lợi ở Châu Mỹ của người TBN và cả bờ biển của người TBN: Drake cướp phá Cadiz năm 1587 và Bá tước Leicester đã dẫn đầu một đội quân trợ chiến cho các cuộc nổi dậy của người Hà Lan tại Hà Lan.
Giáo hoàng đã rút phép thông công của Elizabeth và ban ra một tuyên bố về bổn phận của người Công giáo tới ngai vàng Anh quốc, khuyến khích 1 loạt các âm mưu ám sát Elizabeth, người đã chặt đầu Nữ hoàng Công giáo Mary vào năm 1587. Vụ xử tử Mary là giọt nước làm tràn ly dẫn đến cuộc xâm lược Anh quốc của người TBN.
Kế hoạch của Philip cần 1 hạm đội khổng lồ các chiếm hạm TBN, Bồ Đào Nha và Naples, căng buồm đến bán đảo Iberia, eo biển Anh quốc và hợp với đội quân của người TBN, một phần của hạm đội Armada, được tiếp tế phần lớn bởi lực lượng đồn trú người TBN ở Hà Lan, trên bờ biển Kent. Một khi chinh phục được nước Anh, Philip II sẽ bổ nhiệm 1 vị vua mới hoặc tự mình lên ngôi.
Vua chọn một cựu chiến binh hải quân giàu kinh nghiệm, Marquis de Santa Cruz, để chỉ huy Armada. Alexander Farnese, Công tước Parma, một vị tướng xuất chúng và chính Phillip chống lại các phiến quân người Hà Lan, sẽ chỉ huy đội quân băng qua eo biển TBN-Hà Lan.
Trong thâm tâm Phillip có rất ít sự khác biệt giữa kế hoạch của mình và ý chí của Chúa. Ông đã tự tin, giống như các cố vấn tôn giáo của mình, rằng bất kỳ sự thiếu tương xứng nào trong kế hoạch của ông sẽ được khắc phục bằng sự can thiệp của thần thánh. 180 linh mục và nhà sư đi cùng với các đội tàu và thủy thủ đã được chỉ thị để tuân thủ tôn giáo và đạo đức hà khắc; chửi thề và sự hiện diện của phụ nữ trong các tàu được đặc biệt cấm. Đối với người Tây Ban Nha, Armada là một cuộc viễn chinh tôn giáo đánh dấu bởi một số các biểu tượng của quân Thập tự.
Một sai lầm khác là ông nghĩ rằng cuộc hải tập xâm lược không thể bị đẩy lùi bởi sự có mặt của hạm đội mạnh vô địch của người Anh. Điều sai lầm thứ ba là lực lượng Tây Ban Nha ở Hà Lan có thể tiến ra bờ biển mặc kệ hạm đội của Hà Lan có mạnh và cơ động đến đâu. Điều sai lầm thứ tư là ông đã tin tưởng Công tước xứ Parma, người sẽ không hoàn thành nhiệm vụ dù đã lấy danh dự nghề nghiệp của mình ra đảm bảo cho kế hoạch nguy hiểm này.
Philip đã xuống một chiếu chỉ và các văn bản hướng dẫn về Hầu tước Santa Cruz và Công tước xứ Parma đặt ra một cách chi tiết mọi khía cạnh của chiến dịch. Theo các hướng dẫn, hạm đội Armada tập hợp tại Lisbon để hội quân và tập hợp vũ khí đạn dược lên các chiến thuyền
Tháng hai năm 1588, Hầu tước Santa Cruz qua đời, Philip phải tìm sự một người thay thế có khả năng kiểm soát các nhân tố chia rẽ và cứng đầu trong hạm đội khổng lồ và lực lượng hộ tống hạm đội của mình. Lực lượng vũ trang của thế kỷ 16 Tây Ban Nha chỉ có thể được điều khiển bởi một ai đó có tầm ảnh hưởng trong xã hội lớn và có địa vị, đặc biệt là khi ông sẽ phải hợp tác chặt chẽ với một nhà quý tộc như là cao cấp là Công tước Parma. Và nhà vua đã chọn Alonzo Perez de Guzman, Công tước xứ Medina Sidonia, một quý tộc đáng tin cậy nhưng không có kinh nghiệm quân sự hay hải quân.
Hạm đội Armada gồm nhiều kiểu chiến hạm khác nhau. Các tàu hải quân chủ yếu là thuyền buồm lớn kiểu Bồ Đào Nha, thuyền buồm với súng và các thê đội hải quân. Philip xây dựng Armada phù hợp với các điều kiện ở ĐịaTrung Hải: tàu buồm có mái chèo kiểu Naples, là các con thuyền dài và thấp trang bị mái chèo hai bên mạn và được chèo bởi các tù nhân.
Bản quân của Armada là các hulk hoặc urca, loại thuyền buôn được cải biển phục vụ chiến tranh chiến tranh: mũi tàu cao hơn, có tháp chỉ huy, nhiều pháo và có thể chở nhiều lính và quân nhu. Nhiều tàu đến từ các thị trấn của Liên minh Hanseatic ở Baltic. Kỳ hạm của đội tàu khổng lồ này là Gran Grifon đến từ Rostock.
Nhưng hạm đội Armada trước khi ra khơi đã gặp nhiều vấn đề về quân nhu cũng như trang thiết bị hàng hải: thực phẩm được trữ trên tàu quá sớm nên đã có dấu hiệu hư hỏng trước lúc ra khơi, thùng chứa bị rò rỉ nước, đạn pháo sai cỡ nòng. Tuy nhiên các nguồn cung cấp đảm bảo cho hạm đội hoạt động trong 4 tháng, nhưng các con tàu sống sót trở về Coruna và Santander vào cuối tháng 9 năm 1588 đã gần như chết đói.
Hạm đội Armada ra khơi vào ngày 28/5/1588 từ Lisbon, lừ lừ tiến đến bờ biển Bồ Đào Nha và cập bến Coruna phía tây bắc duyên hải Tây Ban Nha
Cuộc hành trình từ Lisbon đã bộ lộ tính cồng kềnh của Armada. Các thuyền buồm lớn, cao đồ sộ như những lâu đài nổi được thiết kế để đánh cập mạn và giáp lá cà thì vững chắc nhưng đi rất chậm. Nhiều tàu buôn đã được thiết kế cho các điều kiện dễ chịu ở Địa Trung Hải; chỉ dùng để chèo ngược gió, ứng phó các điều kiện bất lợi bằng cách đơn giản là neo và chờ đợi gió đổi. Một số tàu có mạn tàu kết hợp mái chèo thích hợp cho vùng Địa Trung Hải, nhưng rất nguy hiểm trong các vùng có sóng to ở duyên hải Đại Tây Dương. Với các kiểu tàu khác nhau, Armada có thể đi thuyền ở mức trung bình là 2 ½ knot với một cơn gió thuận lợi..
Trong thời gian ở Corunna, Medina Sidonia viết cho Philip II rằng bước đầu tiên của cuộc hành trình từ Lisbon đã cho thấy Armada không có khả năng hoàn thành vai trò mà Philip đã gán cho nó. Philip đã không để ý đến việc này. Vào giữa tháng 7 năm 1588, Armada khởi hành đến Anh.
Lãnh chúa Howard của Effingham, Đô đốc Hạm đội Anh ở Plymouth, bị thúc giục bởi Drake, mang tàu của ông vào trong vịnh Biscay, với ý định trên tấn công Tây Ban Nha tại cảng Corunna. Gió nam cho phép hạm đội Tây Ban Nha tiến về phía bắc để ngăn chặn hạm đội Howard nên Howard trở lại Plymouth, để chờ đợi sự xuất hiện của các tàu Tây Ban Nha vì ông sợ không theo kịp Armada. Sau khi đi qua vịnh Biscay, Armada đến quần đảo Scilly ngày 19 tháng 7 năm 1588.
Vào ngày 19 tháng 7 năm 1588 thuyền trưởng Thomas Fleming tàu Hinde vàng, khi thoáng thấy các Armada qua làn sương mờ buổi sáng đã rời Lizard và chạy tới Plymouth. Fleming đến Plymouth tìm Sir Francis Drake báo tin, nhưng không được để ý.
Hạm đội Armada bị phát hiện, người Anh đã nổi lửa báo hiệu cho phần còn lại của vương quốc từ Devon tới Norhthumbia
Ngay khi vừa đến eo biển Anh, hạm đội Armada đã bị tập kích. Hạm đội nhanh và linh hoạt hơn của Howard đã cố gắng triệt hạ các tàu chiến chắc chắn nhưng chậm chạp của bản quân Armada bằng pháo tầm xa.
Sau loạt đạn của Anh, hạm đội Armada bị thiệt hại không đáng kể, nhưng 2 tàu đã bị loại: Nuestra del Rosario bị va chạm mạnh và bị loại khỏi đội hình, và chiếc San Salvador phát hỏa buồng chứa thuốc súng, nổ tung phần đuôi thuyền. Nó bị loại ra khỏi đội hình, trôi dạt và bị quân Anh bắt và kéo về Weymouth, trên tàu vẫn còn đầy thủy thủ chết và bị thương do vụ nổ. Tàu này là tàu chứa người phụ trách phát lương và tiền lương của hạm đội, đây là 1 đòn nghiêm trọng. Người Tây Ban Nha trả lời với pháo hạng nặng của họ nhưng không gây nhiều thiệt hại vì hạm đội Anh đã ra khỏi tầm bắn.
Người Anh đã không thể gây nhiều thiệt hại cho hạm đội Armada như mong đợi, vì đại bác của họ đa phần là hạng nhẹ. Nhưng chiến thuật của họ lại vượt trội hơn người Tây Ban Nha. Người Anh dàn quân thành hàng ngang, tận dụng tối đa hỏa lực tập trung trong khi đội hình thê đội thì phân tán theo hàng. Trong khi đó người TBN lại bó thành từng cụm, nên hỏa lực của họ bị che khuất bởi chính đội hình lộn xộn. Hơn nữa, những khẩu pháo mạnh nhất của Armada lại chỉ có thể bắn thẳng, chỉ hợp với chiến thuật tàu chiến dàn hàng dọc tiến công. Tàu của Anh thì lại dàn hàng ngang với đại bác ở bên mạn, nên có thể càn quét quanh đội hình hạm đội TBN và tấn công các tàu nằm ngoài rìa. Để đánh chặn người Anh, Armada phải đảo hướng, đây là 1 việc không thể khi toàn bộ hạm đội đã bó thành cụm tiến thẳng về phía trước, và nếu tách lẻ ra sẽ làm mồi cho hỏa lực tập trung của các chiến hạm Anh đang bao vây.
Nhưng quân Anh cũng chịu thiệt hại. Sự bối rối của người Anh đã tạo điều kiện cho Armada tái sắp xếp hạm đội, và Medina Sidonia vẫn còn đủ đạn dược để chiến đấu. Quân Anh thì vào bờ biển để lấy thêm đạn, đồng thời cử tàu buôn vũ trang quấy rồi quân TBN. Hạm đội TBN ở quá gần bờ nam eo biển Anh, một nơi không thân thiện. Medina Sidonia phái người đưa thư cho Parma, bảo ông ta nên khởi hành sớm. Nhưng quân thủy và bộ của Parma không thể hợp quân với Armada trong 2 tuần, vì hạm đội Hà Lan đang đánh quấy nhiễu quân Parma ở Bruges.
Sau đó Armada rời eo biển với hạm đội Anh đang đuổi sát đuôi. Medina Sidonia còn được 124 chiến hạm. Phía Howard có 136 chiếc nhưng phân bố dàn trải và nhiều chiếc còn dừng ở bờ biển để tiếp đạn.
Medina Sidonia thả neo toàn hạm đội ở vùng biển hẹp Calais. Ông ta muốn dụ hạm đội Anh đến gần để cập mạn và đánh cận chiến. Nhưng người Anh đã lấy 6 chiến hạm, phóng hỏa chúng và đâm thẳng vào đội hình hạm đội TBN.
Quân TBN khi thấy 8 chiếc chiến hạm đang bốc cháy lao về phía mình đã hoảng sợ, cắt dây neo bỏ chạy tán loạn. Chiếc Capitana bị mắc cạn trên bờ biển. Nó đã lãnh trọn hỏa lực từ quân Anh khi không thể di chuyển và đáp trả. Trong khi đó, phần còn lại của Armada rong buồm lên phía bắc, nhưng gió nam thổi mạnh đã giúp quân truy kích của Anh bắt kịp hạm đội Armada, hai bên giao chiến ác liệt, nhưng người TBN đã không thể có được cơ hội xâm lược nước Anh nữa.
Mùa thu năm 1858, một cơn bão lớn cũng đã nhấn chìm phân nửa hạm đội Armada. Cả thảy có 63 chiến hạm bị đắm vì trận bão ở duyên hải Xcotlen và Ailen.
Philip chấp nhận thất bại như chấp nhận ý chí của Chúa. Thay vì quy trách nhiệm cho Medina Sidonia, Philip phục chức Thủ hiến Cadiz cho ông ta. Elizabeth mở khân khố để thưởng cho các thủy thủ.
Thất bại của Armada đã đi vào văn hóa dân gian của Anh. Việc đánh bại Armada đã giúp nước Anh thêm tự tin. Người Anh sau này đã có đủ thực lực dựng nên một đế chế kéo dài suốt 400 năm.
2. Kết quả trận chiến:
a. về phía Tây ban Nha:
1. El Gran Grifin bị đắm ở đảo Fare phía bắc Orkney.
2. San Marcos bị đắm trên bờ biển Ailen.
3. San Felipe và San Mateo bị bắt bởi người Hà Lan.
4. Florencia đã được tháo dỡ sau khi không thể sữa chữa.
5. El Gran Grin đã bị đắm ngoài khơi bờ biển Ailen và thủy thủ đoàn còn sống sót đã bị treo cổ bởi quân đội Anh.
6. La Maria Juan chìm trong trận Gravelines.
7. San Juan đã bị đắm ngoài khơi bờ biển Ai-len.
8. La Trinidad biến mất và được coi là đã chìm sâu trong Đại Tây Dương.
9. San Juan Bautista khởi hành tới Blasket Sound ngoài khơi bờ biển phía tây nam của Ai-len và cuối cùng đã đánh đắm bởi Đô đốc Recalde.
10. Urca Duquesa Santa Ana đã bị đắm ngoài khơi bờ biển của Ai-len.
11. Santa Ana cố lết đến San Sebastian trên bờ biển phía Bắc của Tây Ban Nha, nhưng đã nổ tung.
12. Santa Maria de La Rosa đã bị đắm trong trận Blasket Sound ngày 11 tháng 9 năm 1588.
13. San Esteban bị đánh đắm ngoài khơi bờ biển Clare của Ireland. Thủy thủ sống sót đã bị treo cổ.
14. La Lavia: tàu này chở Tổng Biện của hạm đội Armada và được cho rằng đã bị đánh đắm ngoài khơi bờ biển Ailen.
15. La rata Encoronada đã bị mắc cạn và bị đốt cháy trong vịnh Blacksod.
16. n Juan de Sicilia nổ tung trong Vịnh Tobermory tại Scotland.
17. La Trinidad Valencera bị đánh đắm trong vịnh Kinnagoe, Donegal.
18. La Anunciada bị đánh đắm ở cửa sông Shannon.
19. Juliana bị chìm ở Donegal. Thủy thủ sống sót được tin là đã định cư ở Ulster.
20. Falcon Blanco Mayor: a tàu của Hamburg bị Armada trưng dụng được Drake đưa về quê nhà sau khi bị bắt ở eo biển Anh.
21. Castillo Negro chìm ở Ailen.
22. Barca de Amburg chìm ở Ailen.
23. San Pedro Thị trưởng đã bị đắm trên bờ biển Devon
24. Falcon Blanco Mediano đã bị đắm ở Connemara. Hầu hết các thủy thủ còn sống sót đã bị treo cổ.
25. Santiago bị đánh đắm ở Ailen.
26. San Lorenzo bị mắc cạn Calais sau đợt hỏa công.
27. Patrona về được Le Havre nhưng gần như hỏng hoàn toàn.
28. Girona đã bị đắm ở Antrim.
29. Princesa bị đắm ở Bayonne.
30. Diana bị đắm ở Bayonne.
...
Hạm đội Armada mất 65 tàu, còn lại 65 tàu. Trong số tàu bị mất, 41 chiếc là những chiếm hạm lớn. Trong 30000 quân lính, gần 20000 đã chết trong chuyến hải trình, trong chiến trận, bị treo cổ, đói khát và bệnh tật
Kết thúc sự huy hoàng của TÂy Ban Nha. Vàng của Tây Ban Nha bây giờ đa phần rơi vào tay các Hải Tặc Anh. Tây Ban Nha dần dần suy yếu tuy vẫn còn được giáo hoàng chia phần phía tây bán cầu cho mình nhưng quyền lực bị thách thức bởi Bồ Đào Nha với thuộc Địa Brazil. Pháp với thuộc địa Montreal, Quebec, Guyanna. Anh với thuộc địa là 13 bang, Ấn Độ, Malaysia, singapore, Hà Lan với Indonesia, Guyana...
b. Về phía Anh:
Đây là chiến thắng quan trọng trong thời kỳ phục hưng tại Anh ( William Shakepeare sinh ra trong thời kỳ này).
Hải Tặc Anh trở nên nổi tiếng (đơn cử là Francis Drake là nỗi ám ảnh của thương thuyền Tây ban nha).
vàng bạc của tân thế giới đa phần được đưa vào nước Anh từ đây bắt đầu xuất hiện hiện giai cấp tư sản tiền đề cho cuộc cách mạng tư sản anh sau này của Oliver Cromwell.
Hạm đội Anh cũng thu được nhiều kinh nghiệm và phát triển lực lượng của mình trở thành Hạm đội bậc nhất thế giới cho đến chiến tranh thế giới lần 1.
đồng thời trong 400 năm sau đó nước Anh trở thành đế quốc bậc nhất thế giới với diện tích thuộc địa và bản thân nước Anh lên đến 41 Triệu Km2 chỉ thua có mỗi đế chế mông cổ ( thế kỷ 13 giữa được một đế quốc rộng 45 triệu Km2).
và cụm từ đế quốc "mặt trời không bao giờ tắt "đã chuyển từ Tây Ban Nha Sang Anh. cũng như Anh đã chiếm được nhiều thuộc địa của các quốc gia khác như tiểu bang New York ( New Amtersdam, hà lan), Nam Phi ( Boers, Hà Lan), Quebec (Pháp).
Anh chính thức trở thành đại đế quốc kể từ sau trận hải chiến lịch sử này. còn Tây ban nha suy sụp từ một đại đế quốc nắm vận mệnh thế giới trở thành loại cường quốc hạng hai.
3. link mô phỏng và liên kết:
part 1:
part 2
part 3:
Part 4:
Part 5:
Part 6:
Defeat of Armada:
part 1:
Part 2:
Part 3:
Part 4:
Part 5:
Battle of Brittain in 16 Century:
part 1:
Part 2:
Part 3: