Chuyện Xưa Ở Đào Gia Thôn

168: Ăn Mảnh Đi Ị Phân Xanh


trước sau


Ân Tu Trúc có con thế là nửa đêm nghẹn không ngủ yên, mà anh em nhà họ Đào chưa có con cũng nửa đêm lăn lộn không ngủ được.

Cũng chẳng còn cách nào, ông bà nội hiện tại quả thực mong ngóng mòn mỏi, chỉ cần nói bâng quơ kiểu: “Lớn tuổi rồi, không sống lâu được nữa, chẳng biết có còn được bế chắt trai hay không!” là cả đám đều thấy như đang đeo vòng kim cô.

Bọn hắn cảm thấy không khác gì bị roi quất vào người, buộc cả ba phải dùng mọi thủ đoạn để lăn lộn ra một đứa con, nếu không thề sẽ không bỏ qua!
Lúc này Đại Bảo và Phan thị mới vừa ngừng chiến, Phan thị múc một chậu nước trong tới tẩy rửa cho mình rồi lại giục Đại Bảo đi tẩy rửa.

Đại Bảo mệt đến độ eo muốn gãy nên lười không chịu nhúc nhích.

Phan thị cũng cực kỳ mệt mỏi nhưng thấy hắn như thế thì cũng đành phải giúp hắn một phen.
Đại Bảo gối hai tay sau đầu và nói: “Hôm nay ông nội nói với ta là sau Tết Trung Thu để nàng theo ta lên trấn trên ở.”
Phan thị mới vừa buông cái khăn trong tay nghe thấy chồng nói thế thì trong lòng cả kinh, mệt mỏi trong người như tan thành mây khói.

Nàng không ngờ ông nội lại chịu buông, vì thế nàng lên giường dựa vào gần chồng mà nằm xuống.

Đại Bảo duỗi tay cho vợ gối lên.
Phan thị hỏi: “Thật sao? Ông nội thật sự nói như vậy ư?”
Đại Bảo quay đầu nhìn nhìn Phan thị và hỏi: “Nàng cũng muốn về trấn trên ở đúng không?”
Nói thật so với trấn trên thì hiện giờ Phan thị muốn ở Đào gia thôn hơn.

Vì thế nàng cũng không hề giấu giếm mà chậm rãi nói: “Chàng là chồng ta vì thế ta cũng nói thật.

Ta đã từng muốn về trấn trên phụng dưỡng cha mẹ, nhưng gả tới đây được một năm thì ý tưởng ấy lại dao động, ta cũng không muốn về đó nữa.

Tướng công, chàng nói xem có phải ta bất hiếu không?! Lòng ta thực là mâu thuẫn, làm con dâu nhà họ Đào ta phải ở lại đây mới đúng.

Ta sẽ cùng nhà chồng sinh sống qua ngày.

Nhưng ta vẫn không yên lòng về cha mẹ mình, đại ca ta còn trẻ đã qua đời, cha thương tâm nên vẫn có bệnh từ đó.


Đừng nhìn ông ấy cả ngày tươi cười nhưng kỳ thật trong lòng ông ấy vẫn luôn lo lắng cho ta.”
Đại Bảo vẫn có tình cảm biết ơn với Phan chưởng quầy.

Từ năm hắn 13 tuổi tới Duyệt Lai Phạn Quán làm công ông ấy đã luôn quan tâm chăm sóc hắn.

Thậm chí ông ấy còn gả đứa con gái bảo bối của mình cho hắn.

Phần tình cảm này Đại Bảo luôn ghi trong lòng.

Hiện tại nghe vợ nói thế hắn cũng cảm thán: “Nàng là vợ ta, nàng nghĩ gì ta đều hiểu.

Chúng ta thành thân tới giờ đã được 9 tháng nhưng thời gian ta ở bên cạnh nàng lại chỉ đếm trên đầu ngón tay……”
Đại Bảo còn chưa nói xong Phan thị đã duỗi tay nhẹ nhàng che miệng hắn lại và cảm kích nói: “Tướng công đừng nói như vậy.

(Truyện này của trang Rừng Hổ Phách) Tướng công cũng vì cha ta mới về nhà ít như thế, sao ta có thể trách chàng.

Ngược lại ta còn phải cảm ơn chàng.

Người ta đều nói con rể là nửa con trai, nhưng người làm con rể như chàng đã làm hết phần việc của con trai.

Người làm vợ như ta lại không thể chăm sóc chàng, ta làm con gái nhưng cũng chẳng thể chăm sóc cha mẹ mình, đúng là thẹn với lòng!”
Đại Bảo vỗ vỗ vai vợ và an ủi: “Đây đều là việc ta nên làm, cha vợ gả nàng cho ta thì ta phải gánh trách nhiệm.

Nàng yên tâm, tuy cha vợ chỉ có mình nàng là con gái nhưng ta làm con rể cũng sẽ đảm bảo ông ấy có nơi nương tựa khi về già.

Không phải ông ấy có mua một mảnh đất ở cửa thôn sao? Chúng ta sẽ chọn một ngày tốt xây cái nhà, sau này cha mẹ vợ dọn tới Đào gia thôn dưỡng lão, cách chúng ta gần là chúng ta có thể thường xuyên chăm sóc họ!”
Phan thị gật đầu và vùi mặt vào ngực chồng.

Nước mắt nóng bỏng chảy ra mãi.


Con gái gả ra ngoài lo lắng cho cha mẹ ở nhà cô độc không nơi nương tựa thế nên trong lòng luôn có sầu khổ không sao tan hết.

Hiện tại nghe chồng nói như thế nàng cũng thấy thoải mái hơn, gánh nặng trong lòng cũng rơi xuống thế là vui quá thành khóc.
Đại Bảo ôm vợ vào lòng nhẹ nhàng vỗ lưng cho nàng và lẩm bẩm: “Ngủ đi, đừng nghĩ quá nhiều, mọi chuyện đã có ta!”
Phan thị thấp giọng khóc thế là Đại Bảo nói tiếp: “Lần này ta sẽ ở nhà nhiều thêm vài ngày.

Nàng dọn dẹp những đồ cần thiết thôi, những cái khác cứ để lại, sau này chúng ta sẽ thường xuyên về.” Cảm giác được người trong lòng gật đầu thế là Đại Bảo lại vỗ về trấn an và cũng không nói gì nữa.

Không biết hai người ngủ lúc nào mà không nghe thấy tiếng gà gáy đầu tiên.

Mãi tới khi ngoài sân vang lên tiếng Đào Tam gia quét sân thì Đại Bảo mới đột nhiên tỉnh dậy.

Tiếng này quá quen thuộc, hắn đã nghe từ nhỏ tới lớn nên vừa nghe đã tỉnh.

Phan thị ở bên cạnh cũng nhanh chóng sửa soạn và bưng chậu nước trong phòng ra ngoài, tiện đường tới sân sau luôn.
Lý thị không hề bất mãn chuyện cháu dâu dậy muộn mà ngược lại còn rất vui vẻ.

Phan thị đỏ mặt nhưng cũng không tiện giải thích.

Lý thị thì vung tay lên nói: “Trong nồi có nước ấm cháu lấy mà dùng, xong lại múc cho Đại Bảo một chậu nước.”
Phan thị đỏ mặt gật đầu, tiểu Lý thị và Ân thị dậy sớm hơn nàng một chút, nhưng so với Lý thị, Lưu thị và Trương thị dậy từ lúc gà gáy tiếng đầu tiên thì các nàng đều coi như kẻ lười.

Phan thị rửa mặt xong lại múc một chậu nước cho Đại Bảo và mang qua.

Lúc này hắn đang quét sân trước, còn Đào Tam gia thì ngậm tẩu thuốc không ngồi dưới mái hiên cười tủm tỉm nhìn.
Đại Bảo thấy vợ bưng nước tới thì chỉ một bậc thềm và nói: “Nàng để đó trước đi, ta quét xong sẽ tới rửa mặt.”
Phan thị gật đầu buông chậu nước rồi xuống bếp hỗ trợ.
Đào Tam gia nói: “Trong ngoài nhà mà không sạch sẽ thì nhìn thấy là phiền, vì thế chuyện đầu tiên cần làm sau khi dậy chính là quét nhà quét sân.


Cái này mấy đứa phải nhớ cho kỹ và nói với con cháu.”
Đại Bảo gật đầu thế là Đào Tam gia lại tiếp tục nói: “Tục ngữ nói ‘có một cái phòng còn không quét thì dùng cái gì để quét thiên hạ’.

Đừng nhìn việc quét sân nhỏ nhưng nếu có thể kiên trì làm việc nhỏ này thì mới làm được việc lớn!”
Tam Bảo đứng dưới mái hiên phía đông reo lên: “Ông nội, đại ca có phải tướng quân đâu, quét cái sân và quét cả thiên hạ thì liên quan gì tới nhau.”
Đào Tam gia đang nói chuyện hứng thú với Đại Bảo đột nhiên lại bị Tam Bảo làm cho cụt hứng thế là ông tức thổi râu và bắt đầu mắng thằng nhóc kia: “Mặt trời lên bằng con sào rồi con mới dậy là sao? Nông dân mà lười như con thì không đói chết mới lạ!”
Tam Bảo dậy muộn thì cũng ngượng nhưng trên mặt hắn không tỏ vẻ gì, chỉ cười hê hê: “Ông nội, kỳ thực cháu dậy từng canh năm cơ, nhưng cháu đi một vòng thấy chưa có ai dậy nên cháu lại đi ngủ thêm.”
Rõ ràng là Đào Tam gia không tin nên ông nói: “Cái già mà lại đi ngủ, ta mới không thèm tin đâu! Nếu đúng là canh năm con đã dậy mà con không ngồi trên giường khóc lớn mới là lạ ấy!”
Cái tật cáu gắt khi phải dậy sớm Tam Bảo đúng là có tiếng ở Đào gia nhưng nghe ông nội nói thế hắn vẫn cười hê hê đáp: “Thật sự canh năm con đã dậy rồi, sao ông nội không tin con nhỉ? Con đã lừa ông bao giờ đâu!”
Lúc này Nhị Bảo đi ra khỏi phòng và cười hỏi: “Canh năm đệ dậy đi nhà xí đúng không?”
“Sao huynh biết?” Tam Bảo hỏi.
Nhị Bảo không chút hoang mang nói: “Khi ấy ta dậy luyện Ngũ Cầm Hí và thấy đệ đi qua cửa sổ.”
Tam Bảo cười nói: “May có nhị ca và thói quen dậy từ canh năm luyện quyền chứ không đệ đã bị ông nội oan uổng rồi!”
Nhị Bảo nghe thấy tên kia được nước đắc ý thì khóe miệng run rẩy.

Hắn cũng lười so đo với Tam Bảo mà đi tới sân sau.

Bên này tuy có Nhị Bảo chứng minh nhưng Đào Tam gia vẫn không nguôi giận: “Con dậy canh năm để đi nhà xí chứ có phải dậy hẳn đâu.

Mặc kệ con nói thế nào thì con cũng là người lười biếng nhất trong nhà ta.”
Tam Bảo đội cái mũ người lười biếng nhưng hắn cũng chẳng quan tâm mà tùy ý để Đào Tam gia hãm hại.

Bản thân hắn thì rung đùi đắc ý đi ra sân sau tìm nước rửa mặt.

Đào Tam gia thấy Tam Bảo khinh thường mình thì càng giận hơn, sau đó ông quay qua tố khổ với Đại Bảo: “Con nhìn xem, nhìn xem, hiện giờ ông già rồi thế là nói gì cũng không ai thèm nghe!”
Đại Bảo đã quét xong sân, lá cây được vun về phía vườn rau.

Lúc này hắn cất cái chổi trúc lớn và đi tới nói với Đào Tam gia: “Ông nội, sao giờ ông lại giống bà nội thế, cả ngày chỉ thích suy nghĩ linh tinh! Bọn cháu có đứa nào dám không nghe lời ông đâu? Có ai dám khiến ông không yên tâm đâu mà ông lo gì!”
Đào Tam gia tốt hơn Lý thị một chút, ngoài miệng tuy không oán giận nhưng cục tức trong lòng lại giống từng hạt đậu Hà Lan bừng lên.

Con cháu phải vừa khuyên vừa dỗ ông mới thấy thoải mái hơn.

Còn Lý thị bên này lại khó mà an ủi, mới vừa nói đạo lý với bà xong, tâm tình của bà cũng mới thoáng ổn thì chỉ lát sau lại tồi tệ đi.

Hiện giờ xem ra chỉ có chắt trai mới có thể chữa được bệnh của bà, nói gì cũng không thể khiến bà an tâm được.

Đại Bảo đi tới bên cạnh chậu nước thấy nước vốn ấm đã nguội lạnh nhưng hắn cũng bất chấp mà cứ thế rửa mặt.

Xong rồi hắn hất nước ra vườn rau rồi mới nói với Đào Tam gia: “Ông nội, cháu đi cất chậu, ngài ngồi một lát thì cũng nên ăn cơm rồi!”
Đào Tam gia gật đầu nhìn Đại Bảo bưng chậu tới sân sau rồi đứng dậy đi quanh sân.

Đại Hoàng Hoàng đi theo phía sau ông, cái đuôi xù của nó dựng thẳng, lộ ra bộ dáng một đóa hoa cúc mà lắc lư sang hai bên.

Cái đuôi kia lắc lư qua lại thực phù hợp với đôi mắt ướt dầm dề của đại Hoàng Hoàng, đích thị là bộ dạng của một con chó trung thành.
Đào Tam gia đứng dưới cây lê ngửa đầu nhìn quả trên cây.

Những quả đã lớn và chín thì bị hái dần xuống ăn, lúc này chỉ còn vài quả nhỏ còn ở trên cây.

Lúc này, một con chim lông màu nâu, mỏ màu vàng bay tới đậu ở cành cao nhất và duỗi cổ nhanh chóng mổ quả lê.

Đào Tam gia nóng nảy múa may tẩu thuốc trong tay về phía ngọn cây mà xua đuổi con chim kia.

Nhưng rõ ràng nó không sợ, vì nó chỉ ngừng lại nhìn một lát rồi lại tiếp tục ăn lê.
Nhị Bảo và Tam Bảo rửa mặt xong đi tới thấy ông nóng lòng sốt ruột muốn đuổi chim thì đi tới.

Tam Bảo cười nói: “Ông nội, ánh sáng trên ngọn cây tốt nhất nên lê ở đó ngọt nhất.

Ông xem con chim kia đi, nó ăn không ngẩng được đầu.”
Đào Tam gia nói: “Đúng, đừng nhìn quả lê nhỏ nhưng tuyệt đối ngọt hơn mật!” Nói xong ông lại khom lưng tìm hòn đá nhỏ muốn ném lên đuổi đám chim chóc.
Nhị Bảo cười nói: “Ông nội đừng ngửa đầu hay khom lưng gấp như thế sẽ không tốt cho thân thể đâu.

Quả lê kia ở nơi cao như thế thì cứ để mặc bọn chim nó ăn, ngày xưa chúng nó cũng giúp đỡ bắt sâu mà.

Tụi nó cũng là công thần, thưởng cho mấy quả lê cũng được, ngài đừng để ý quá!”
Đào Tam gia lại không chịu: “Mấy con chim này khôn cực kỳ, nó không mổ mấy quả khác mà một hai phải mổ quả ngọt nhất.

Ông muốn để lại mấy quả ngọt cho mấy đứa mang lên trấn trên ăn!”
Nhị Bảo khuyên: “Ông nội, chim muốn ăn thì để tụi nó ăn, cả cây lê to như thế này không phải hái được rất nhiều quả sao? Lần trước trở về bà còn bảo cháu mang bao nhiêu là quả to lên trấn trên kìa!”
Tam Bảo vừa nghe thấy đã gào to: “A! A! Đệ và Tứ Bảo vất vả hái mà còn chưa ăn được quả lê nào to đâu! Hóa ra đều bị nhị ca ăn mất, hừ! Ăn mảnh ị phân xanh!”
Nhị Bảo giật giật khóe miệng và cười gằn hỏi: “Có phải phân xanh hay không sao đệ biết?”.




trước sau
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây