Chuyện Xưa Ở Đào Gia Thôn

7: Bánh Rau Hẹ


trước sau


Lúc Lý thị từ Phùng gia thôn trở về đã sắp tới trưa.

Trương thị đã rửa sạch rau hẹ, lá hẹ xanh non tỏa mùi hương nức mũi.
“Nương, trưa nay ăn bánh rau hẹ đi.” Trương thị vừa rửa rau hẹ vừa dò hỏi.
Lý thị vừa trở về đã biết chuyện hai đứa cháu bảo bối của mình bị đánh, sau khi biết nguyên do bà chỉ nói “nên đánh” sau đó vội vàng đi làm cơm trưa.
“Hôm nay hai thằng nhóc kia ăn thịt trúc hẳn là mông sưng to, cha mấy đứa nói trưa nay làm ít thịt khô cho tụi nó ăn.

Vợ Trường Quý, con đi lấy chút thịt khô tới đây.”
Bánh rau hẹ thêm thịt khô thì đúng là đặc sản, Trương thị vui vẻ buông đống rau hẹ đã rửa xong và đi kho lúa lấy một miếng thịt khô ra.

Lý thị thái một miếng nhỏ trong đó rồi Trương thị lại mang phần còn lại về cất trong kho lúa.
Bởi vì mưa nhiều, không khí ẩm ướt nên người của Đào gia thôn lo lắng lương thực sẽ bị ẩm.

Bọn họ thích treo lương thực lên nơi cao mới yên tâm.

Hai mặt tường của kho lúa có mấy cây gỗ đóng thành xà ngang sau đó luồn cây trúc qua thành từng giá, tiếp theo trộn rạ lúa mạch với đất sét bọc quanh cây trúc thành từng sàn, đợi khô là có thể thành nơi để đồ ăn.

Bên trên đó là lu gốm và bồn sứ để đầy lương thực, như vậy vừa cách thủy lại phòng ẩm.
Lưu thị đánh con xong thì vội vàng bận rộn nấu cơm trưa.

Làm bánh rau hẹ phải nhào bột, trong đó thêm chút bột mỳ như thế mùi vị bánh mới tốt.

Lưu thị nhào bột trong cái chậu to còn Trương thị thì cầm măng tây tước vỏ, lá non trên đó cũng bị bỏ hết rồi rửa sạch để nấu canh.
Lý thị thái nhỏ rau hẹ, bỏ vào chậu thêm thịt khô cũng được thái hạt lựu cùng chút tỏi băm và hành thái.


Đây đều là nguyên liệu làm bánh rau hẹ.

Sau khi chuẩn bị thỏa đáng chỉ chờ bột nghỉ đủ thời gian là có thể làm bánh ăn.
“Nương, để con thái măng tây, ngài đi nghỉ ngơi một chút đi.” Trương thị đón lấy con dao và thuần thục thái măng tây, cắt xong lại để vào một cái tô, thả chút muối và dấm, lại bỏ thêm chút ớt đỏ quấy đều bỏ qua một bên.
Mẹ chồng nàng dâu ba người vội xong làm việc, miệng thì tán chuyện trồng rau.
“Nương, hôm nay tới bờ sông tụi con thấy mấy tẩu tử cũng đã bắt đầu làm cỏ và gieo hạt.” Lưu thị ngẩng đầu lên nói.
“Đúng vậy, nương, con và đại tẩu hỏi thì mọi người cũng vẫn trồng mấy loại cũ như cải dầu, cải trắng và đậu que.” Trương thị bắt nhịp nói, “Nhưng nhà chúng ta trồng nhiều mầm đậu Hà Lan hơn nhà khác một chút.

Hô hô!”
Lý thị trừng mắt nhìn con dâu út một cái, “Ta xem con làm sao trả ta đống đậu Hà Lan ấy.”
“Nương, con dùng ngọn đậu Hà Lan trả thay có được không?!” Trương thị hơi làm nũng, cái này cực kỳ có hiệu quả với Lý thị.
“Nương, năm nay chúng ta trồng nhiều đậu que và củ cải một chút để phơi làm đồ khô nhé.” Lưu thị nói: “Lúc ăn tết về nhà mẹ đẻ con có mang theo ít hạt giống rau, thôn chúng ta cũng không có người nào trồng mấy loại ấy.

Nghe mẹ con nói rau đó thích hợp làm rau ngâm giống dưa cải.”
“Được, đợi cơm trưa xong chúng ta cùng đi sửa sang lại đất trồng rau.” Lý thị nhanh chóng sắp xếp công việc cho buổi chiều.
Lúc này ở trong tộc học đã có nhiều đứa nhỏ không ngồi yên được nữa, nếu cẩn thận nghe còn có thể thấy tiếng ùng ục vì bụng sôi.

Nhưng bọn nhỏ vẫn không dám lộn xộn bởi vì tiên sinh cực kỳ nghiêm khắc.

Trông hắn có vẻ gầy yếu văn nhược nhưng lúc mặc trường bào, cầm thước, mặt cau lại thì ai cũng phải sợ.

Hắn có thể duy trì biểu tình đó cả buổi không thay đổi.

Một khi túm được đứa nào ngủ gật hoặc nói chuyện riêng thì kẻ đó sẽ bị đánh lòng bàn tay đến đỏ lên mà còn không dám khóc.


Đại Bảo và Nhị Bảo nghe giảng rất nghiêm túc thế nên tới giờ cũng chưa bị đánh lần nào.
Tộc học chỉ học buổi sáng, sau đó tiên sinh sẽ cho bài về nhà làm rồi giải tán.

Con nhà nông còn phải phụ giúp việc nhà vào buổi chiều, đặc biệt khi công việc cày bừa vụ xuân sắp tới.

Lúc này đám quỷ sứ khom lưng tạm biệt tiên sinh sau đó tụi nó chạy ào ra như ong vỡ tổ.
Có đứa móc khoai lang ăn dở ra gặm nốt, đa phần đều là mấy đứa thôn bên.

Vì đường xa hơn nên tụi nó thường mang mấy cái khoai lang hoặc bánh ngô theo lót dạ.

Còn đám con nít của Đào gia thôn thì không cần vì chỉ cần hai ba bước là về tới nhà.
Đại Bảo và Nhị Bảo chạy về nhà lại phát hiện Tam Bảo và Tứ Bảo không đứng ở rào tre đợi mình như ngày thường thế là hai đứa hơi buồn.

Hai anh em cất cặp sách xong lập tức đi thăm Nữu Nữu.
Nữu Nữu đang ngủ ngon lành, Đại Hoa thì ngồi xổm trong vòng tròn xếp từ hai cành hoa mà híp mắt ngủ.

Nghe thấy tiếng mở cửa nó cũng chỉ hé mắt liếc hai đứa nhỏ một cái rồi tiếp tục ngủ.
Hai cái bảo thấy thế thì xoay người đi ra ngoài, Nhị Bảo không nhịn được hô: “Tam Bảo, Tứ Bảo, bọn huynh về rồi!”
Không có tiếng hoan hô như mong muốn vang lên, Tam Bảo và Tứ Bảo lúc này đang rúc trong lòng Đào Tam gia tìm kiếm an ủi.

Tụi nó ngoáy mông nhỏ rầm rì kể lể với ông nội, chỉ có Đào Tam gia là vui vẻ hô to với hai cái bảo ở bên ngoài: “Ra ngoài đồng gọi cha mấy đứa về ăn cơm.”
“Vâng!” Đại Bảo và Nhị Bảo lại bắt đầu chạy như vận động viên tới chỗ ruộng nhà mình.
Trong bếp Lưu thị cầm một cái chày cán bột to bằng cánh tay rồi lăn trên đống bột đặt trên mặt một tấm ván gỗ.


Kỹ thuật của nàng ta nhanh nhẹn thuần thục, từng miếng bột dày mỏng đều nhau được cán xong, phần còn lại là của Lý thị.
Lý thị đổ ít dầu ra quệt trên mặt bột sau đó bỏ rau hẹ thái, thịt khô, tỏi băm, hành thái và muối lên trên rồi từ từ cuộn lại cho tới khi cục bột có hình trụ mới dùng dao cắt thành từng phần đều nhau.

Sau đó bà ta dùng bàn tay ép hai đầu của cục bột vào nhau thế là xong một cái bánh rau hẹ.
Lưu thị cầm những miếng bánh đã nặn xong bỏ vào nồi sắt có láng một lớp dầu.

Trương thị thì nhóm lửa.

Việc rán bánh rau hẹ yêu cầu chú ý đặc biệt tới lửa, không thể quá to, cũng không thể quá nhỏ, còn phải đảm bảo nhiệt độ ổn định cho nồi.

Chị em dâu hai người nhiều năm phối hợp nên cực kỳ ăn ý, bánh trong nồi có vỏ ngoài vàng, mặt trong mềm và nhiều nước.
Lưu thị lục tục lấy bánh từ tay Lý thị và bỏ vào nồi sau đó dùng xẻng gỗ không ngừng lật mặt bánh.

Tiếng xèo xèo vang lên liên tiếp, bánh rau hẹ có vỏ vàng ruộm, bên trong thơm nồng mùi thịt khô quyện với mùi rau hẹ.
Từng cái bánh vàng ươm chậm rãi ra khỏi nồi và được đặt ở cái rổ nhỏ, rất nhanh đã đầy.
Lưu thị vội vàng rán bánh nên không chú ý tới Tam Bảo và Tứ Bảo đã lẻn tới trước cái rổ bánh từ lúc nào.

Hai cây nấm lùn ngước đôi mắt tràn trề khát vọng nhìn bánh.
“Ối giời ơi, hai con mèo tham ăn!” Lưu thị cười mắng, “Hai đứa tới lúc nào mà chả ai nghe thấy tiếng gì hết.” Nàng ta tiện tay gắp mấy miếng vụn bánh đưa cho hai đứa.
Meo meo! Con mèo tham ăn thực thụ cũng tới, nó khò khè lấy lòng mà cọ cọ cẳng chân Lưu thị.

Nhà bếp đột nhiên có thêm hai tên nhãi ranh và một con mèo nên dù không quá chật nhưng cũng ảnh hưởng tới việc rán bánh.

Lưu thị chỉ sợ một không cẩn thận sẽ đụng phải nấm lùn tham ăn, hoặc giẫm phải mèo tham ăn, “Đại Hoa, mày đứng xa ra không tao giẫm què chân bây giờ!”
Tứ Bảo nghe thế nên vội cúi người bế Đại Hoa lên, giờ thì hay rồi, ba đôi mắt, hai đen một vàng nâu cùng nhìn chằm chằm đống bánh mà nuốt nước miếng.
Trương thị đứng dậy thấy bộ dạng của ba con mèo tham ăn thế là cười không khép miệng được.

Nàng ta rửa sạch một cái nồi khác, thêm nước và bắt đầu nhóm lửa đun sôi nước.


Đợi nước sôi nàng ta thêm chút hành thái, thêm lá măng tây được rửa sạch thái nhỏ, thêm vài giọt dấm thế là được nồi canh rau đơn giản.
Lúc này Trường Phú, Trường Quý, Đại Bảo, và Nhị Bảo đã trở lại.

Đại Bảo và Nhị Bảo cực kỳ hiểu chuyện, một đứa hỗ trợ vác cuốc, một đứa nhanh chóng múc nước cho hai người lớn rửa tay chân.

Trường Phú và Trường Quý rửa mặt và tay xong thì đi tiền viện chờ cơm lên là ăn.
Đại Bảo và Nhị Bảo thì sớm bị mùi bánh rau hẹ hấp dẫn vì thế hai anh em cũng vào trong bếp đứng thành hàng với với ba kẻ kia.

Tất cả đều nhìn bánh rau hẹ một cách thèm thuồng.
Lúc này bánh đã làm xong, trong nồi thừa kha khá vụn bánh.

Đây là bánh vụn rơi xuống lúc lật mặt vì thế Lưu thị vớt ra cái bát đưa cho tụi nhỏ ăn.
Oa oa! Bốn tên nhóc vội hoan hô sau đó anh một miếng em một miếng ăn vui vẻ.
Meo! Meo! Đại Hoa thấy thế thì kháng nghị.
“Meo Meo, mày cũng ở đây à!” Đại Bảo cầm ít vụn bánh để trên mặt đất cho Đại Hoa ăn.
“Trời ơi mấy thằng chó con, đi tới nhà chính đi, chen chúc ở đây làm gì.” Lý thị đang múc canh thấy thế thì lên tiếng.

Bà ta múc toàn bộ canh vào một cái tô lớn rồi mang tới nhà chính, Trương thị cầm chén đũa đuổi theo còn Lưu thị thì bưng bánh rau hẹ đi cuối.
Cơm trưa vừa lên bàn Lý thị đã cầm năm cái bánh rau hẹ nhìn đẹp nhất bỏ vào một cái bát rồi đi ra cửa.

Một nhà Đào Ngũ gia ở đối diện, ngẩng đầu không thấy cúi đầu thấy, ngày thường nhà ai làm đồ ăn ngon đều sẽ mang cho nhà bên cạnh một ít.

Lúc này cả nhà Đào Ngũ gia cũng đang ăn cơm trưa, Đào ngũ nãi nãi Đại Tần thị nhiệt tình tiếp đón Lý thị ngồi xuống ăn cùng nhưng Lý thị nói mình phải về nhà nên chỉ đưa cái bát cho Đại Tần thị.

Đại Tần thị vội vàng cảm tạ rồi đưa bát cho con dâu mình là tiểu Tần thị.

Nàng kia nhanh chóng đổ bánh rau hẹ vào bát nhà mình rồi đưa bát cho Lý thị mang về, miệng không quên cảm ơn.
Lý thị lại cùng Đại Tần thị hàn huyên vài câu mới cầm bát về nhà..




trước sau
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây