Cuộc Sống Hạnh Phúc Của Tiểu Nương Tử

57: Chương 55


trước sau

Sau một đêm ham vui, sáng hôm sau thức dậy, Đỗ Thu Nương cảm giác như bị ép khô. Phạm Trường An thì đã đi từ sớm. Nàng nhớ lại đêm qua hắn đối với nàng là ta cần ta cứ lấy, đỏ mặt cười một mình.

Thi Hội sắp tới, hoa mai trong Mai Viên cũng đã tàn. Vào lúc mai nở rộ, Đỗ Thu Nương đã kêu người làm mỗi ngày hái một ít hoa tươi để dành, thấy hôm nay trời ít nắng, bèn quyết định cho người lấy hoa mai ra phơi để chế rượu.

Đỗ Thu Nương vừa rải hoa mai ra, đã nghe tiếng hát vang lên từ đâu đó, “Cỏ đã vàng, hoa đã nhuốm sương, chó phai lông, thợ săn nâng cung, ngựa vác hành trang, xe vận chuyển lương….”

Tiếng hát thương cảm khiến người nghe cảm thấy rất bi thương. Đỗ Thu Nương nhớ lại mấy ngày trước lúc nàng nói với Phạm Trường An muốn cất rượu hoa mai thì Phạm Trường An đã hát khúc ‘Rượu hoa mai’ này, hát xong còn nói, bài này không vui, thấm đẫm nỗi buồn ly biệt. Mới nghe nàng đã có dự cảm không lành. Không ngờ, lại ứng nghiệm nhanh đến vậy.

Đến trưa, Phạm Trường An vội vã chạy về, vẻ mặt nghiêm trọng nói, “Thái tử bị hoàng thượng hạ lệnh giam vào Tông Nhân Phủ rồi!”

Vừa nghĩ tới nguyên nhân thái tử bị nhốt vào Tông Nhân Phủ, Phạm Trường An đã ấm ức, chuyện hắn vẫn luôn lo lắng rốt cuộc đã xảy ra. Trong triều có người dâng tấu tố thái tử phóng ngựa ngang ngược trên phố, coi mạng người như cỏ rác. Chuyện đó đã qua khá lâu, không ngờ trong lúc mấu chốt này lại bị bới ra.

Phạm Trường An nhỏ giọng nói, “Tả thừa tướng vừa bị bắt về nhà tự kiểm điểm, thái tử đã xảy ra chuyện. Lão hồ ly này đúng là không phải dạng vừa!”

Đỗ Thu Nương cảm giác vô cùng nặng nề: đây chẳng lẽ là dấu hiệu bắt đầu cho việc phế thái tử? Nàng mơ hồ nhớ Trương Nguyên Bảo đã từng nói nguyên nhân thái tử bị phế chủ yếu là vì thánh thượng bất mãn với cách hành xử thường ngày của thái tử, quan trọng hơn là càng hết sức kiêng kỵ thế lực của phe thái tử.

Lúc đó Đỗ Thu Nương không hiểu, hỏi Phạm Trường An thì Phạm Trường An nói, chuyện trong triều cũng chẳng khác gì cuộc sống phu thê hằng ngày, hôm nay gió đông áp đảo gió tây, ngày mai gió tây áp đảo gió đông, tóm lại sức mạnh phải cân bằng. dfkiễn/đshàn/lêg/qguý,đghôn Cũng như trong triều có hai phe, hai bên đánh nhau, phải có thực lực ngang nhau mới vui, nếu một kẻ khổng lồ đánh một kẻ lùn thì biết đâu kẻ khổng lồ đánh thắng kẻ lùn lại quay sang vung quyền đánh hoàng thượng thì sao?

Nhưng hoàng thượng khai đao với cả nhi tử, có phải hơi quá không?

Đỗ Thu Nương vội kéo Phạm Trường An nói, “Phạm Trường An, chàng ngàn vạn lần phải khuyên phụ thân, lúc này ai đi xin giúp thái tử người đó sẽ bị vạ lây…. Không chừng còn là họa lớn đó!”

Phạm Trường An trầm mặt, thở dài nói, “Muộn rồi, phụ thân đã vào cung….”

“Cái gì?” Đỗ Thu Nương có dự cảm chẳng lành, vội kéo Phạm Trường An về Phạm phủ. Không ngờ hai người vừa vào cửa, đã có tin Hữu thừa tướng từ quan!

Đỗ Thu Nương và Phạm Trường An đợi thật lâu, cho tới khi mặt trời lặn, Phạm Trọng Lương mới xuất hiện. Nhìn từ xa, bóng lưng lão đã hơi còng. Đỗ Thu Nương bỗng thấy thật chua xót, Phạm Trọng Lương làm thừa tướng gần hai mươi năm, công lao khổ lao gì đều có, lại mới vừa giành giật sự sống sau vụ ám sát, rốt cuộc cũng không ngồi vững vị trí Hữu thừa tướng được.

Đỗ Thu Nương nghĩ vậy, vẻ mặt càng thêm nặng nề, nhưng khi thấy thái độ của Phạm Trọng Lương, suýt nữa ngạc nhiên rớt cằm: trên mặt công công nàng nào có nửa điểm ưu thương? Còn vừa đi thong thả vừa ngâm nga một khúc nhạc, vô cùng nhàn nhã tự tại! Phạm Trường An cũng giật mình, nhỏ giọng hỏi Đỗ Thu Nương, “Phụ thân có phải vì quá khổ sở nên ngớ ngẩn luôn rồi không?”

“Xem chừng là sợ mất mặt nên cố mỉm cười để che giấu nội tâm bi thương thì đúng hơn.” Đỗ Thu Nương đáp.

Phạm Trọng Lương nhíu mày nhìn hai người đang đứng ngây ra như phỗng trước cổng, hất cằm cười nói, “Đứng ở đây cả đám làm gì? Chờ ta về ăn cơm à?”

Bữa cơm này, trừ Phạm Trọng Lương, những người còn lại đều nhai như đang nhai rơm. Ăn xong, Phạm Trường An theo Phạm Trọng Lương vào thư phòng, cửa thư phòng vừa đóng, Phạm Trường An đã hết nhịn nổi, hỏi, “Phụ thân, sao ngài phải từ quan? Thánh thượng đáp ứng rồi sao?”

“Rồi!” Phạm Trọng Lương nói nhỏ, “Thánh thượng nói ngày mai sẽ hạ chỉ phế thái tử….”

“Phế thái tử có liên quan gì đến việc ngài từ quan đâu?” Phạm Trường An nhíu mày trả lời.

Phạm Trọng Lương thầm nghĩ: hai nhi tử, một nho nhã, tuy tàn tật lại mang trong lòng cả thiên hạ. Một trông có vẻ ngu si nhưng thật sự có ngu hay không thì chỉ một mình nó biết. Một giỏi về giữ gìn cái đã có, một giỏi về xây dựng cái mới, cho dù là không có lão, hẳn là nhà họ Phạm cũng sẽ không suy tàn.

“Tương lai của nhà họ Phạm, chỉ có thể dựa vào hai con rồi!” Phạm Trọng Lương chỉ nói một câu xem như dừng việc này ở đây.

Hôm sau, thái tử Tề Nhạc bị phế, qua mấy ngày, Thục phi được phong hậu. Nhà họ Tần quyền khuynh thiên hạ, nhất thời nhận được ân sủng có một không hai.

Rất lâu sau đó, Phạm Trường An mới nghe Tề Nhạc nói, ngày đó Phạm Trọng Lương vào cung, vốn muốn xin cho thái tử, nhưng chưa kịp mở miệng, thánh thượng đã quăng một quyển tấu chương cho phụ thân hắn xem, do mấy Ngự sử trong triều hợp lại viết, liệt ra mười tội lớn của phụ thân hắn bao gồm như: thao túng nội các, tiết lộ bí mật triều đình, kết bè kết cánh, uy hiếp hiền thần…. Tội nào cũng đều là tội chết.

Hoặc từ quan, hoặc chết. Không có lựa chọn thứ ba. Mà, hoàng thượng tự nhận từ quan là đường lui tốt nhất cho Phạm Trọng Lương.

Lúc đó, Phạm Trường An và Tề Nhạc đã thân tới mức có thể kề vai sát cánh. Hắn uống xong hai lượng Hoàng Tửu vào bụng, thì vỗ bàn mắng Tề Nhạc, “Lão hoàng đế nhà ngài háo sắc, biết phong Thục phi làm hậu nhất định sẽ bị phụ thân ta phản đối tới cùng mới mượn tay kẻ khác quét phụ thân ta ra khỏi triều đình! Đúng là bị sắc đẹp làm mờ mắt! Vô liêm sỉ, vô liêm sỉ! Thân là thiên tử lại khiến bá quan thất vọng, nhất định ngồi không vững trên long ỷ!”

Tề Nhạc híp mắt nhìn Phạm Trường An không biết hắn say thật hay say giả. Hữu thừa tướng bị buộc từ quan, quả thật có một phần là vì hoàng thượng muốn lập Thục phi làm hậu, nhưng đó không phải là nguyên nhân chính. Phạm Trường An tránh nặng tìm nhẹ, chỉ nói lý do đầu tiên, hơn nữa dường như mục đích cuối cùng là ở câu ‘Thân là thiên tử lại khiến bá quan thất vọng, nhất định ngồi không vững trên long ỷ’.

Một câu kia của Phạm Trường An đã được Tề Nhạc ghi tạc vào trong lòng, cả đời.

Dĩ nhiên, mấy chuyện này đều là việc tương lai.

Từ khi Phạm Trọng Lương từ quan, lão bỗng trở nên rảnh rỗi hẳn, càng không ưa ở trong phủ ngồi không, rảnh là lại tới Mai Viên dạo quanh. Cho tới khi cả nhà Đỗ lão hán vào kinh, Phạm Trọng Lương lại bất ngờ tìm được bằng hữu hợp ý.

Đỗ Thu Nương cũng cảm thấy cực kỳ ngạc nhiên với việc này. Dù gì công công nàng cũng từng là Hữu thừa tướng, rường cột của nước nhà, phụ thân nàng thì chỉ là một nông dân quèn, hai người gần như khác xa nhau lại hợp tính? Hơn nữa, tính tình hai người đều bướng bỉnh như nhau, nói chuyện không gây gổ cũng hay! Nàng nhìn thấy mỗi ngày hai người cười cười nói nói vui vẻ, thỉnh thoảng cãi vả một tí cho thêm phần náo nhiệt thì lại nghĩ cuộc sống thật là kỳ diệu!

Đỗ Thu Nương lén hỏi Đỗ lão hán nguyên do. Đỗ lão hán cười to vỗ đùi, nói, “Hắc hắc, Phạm lão đầu ấy à!” Giọng điệu kia, hoàn toàn không xem người ta là quan trên. Đỗ lão hán híp mắt nói tiếp, “Từ khi phụ thân biết con gả cho nhi tử của thừa tướng thì đêm không được một khoảng thời gian dài đó, chỉ sợ con bị nhà họ khinh thường…. Nói đúng ra, xuất thân của ta còn kém hơn nha đầu nhóm lửa trong nhà họ ấy chứ! Sau ta lại nghĩ, Trường An là một hài tử thành thật, con lại không phải dạng ngu ngốc, chỉ cần phu thê hai đứa đồng tâm chẳng có khó khăn gì phải sợ! Ta từ nhỏ vừa thấy quan đã sợ tới mềm chân, thật sự không muốn kết thân với thừa tướng làm gì, nhưng công công của con lại khác, lão rất rộng lượng, phóng khoáng, không hề làm giá!”

Đỗ Thu Nương nghe phụ thân khen công công nức nở, vô cùng giật mình. Sau đó nàng nghe Kim Bảo nói mới rõ thực chất ba từ ‘rộng lượng, phóng khoáng, không hề làm giá’ có nghĩa gì. Lúc ấy, suýt nữa nàng đã phun ra máu ngay tại chỗ.

Thì ra, từ khi trở thành địa chủ Đỗ lão hán không cần ra đồng mỗi ngày nữa, trở nên rảnh rỗi hơn nhiều, đúng lúc cửu cữu Lý Nhiên lại chơi tặng cho lão một bộ mạt chược. Lý Nhiên đang muốn lấy lòng nhạc phụ đại nhân tương lai, nên mỗi ngày đều tới đánh với lão. Riết hồi Đỗ lão hán lại thành cao thủ đánh mạt chược. Còn Phạm Trọng Lương từ khi thành lão nhân rảnh rỗi, Đỗ lão hán thấy vậy bèn lôi mạt chược ra bày Phạm Trọng Lương chơi.

Phạm Trọng Lương là thừa tướng nhiều năm, hầu như không gì không làm được, lại không biết chơi mạt chược!

Từ đó, Phạm Trọng Lương, Đỗ lão hán, và Lý Nhiên, Đỗ Kim Bảo bốn người ngày ngày tụ lại đánh mạt chược. Phạm Trọng Lương là người mới, đương nhiên bị thua nhiều. Lão nghĩ đã thua thì phải trả tiền cho đủ, không thể nhây nhưa như vậy mới xứng với thân phận của lão. Trong cờ bạc lục thân bất nhận, không phụ tử huynh đệ bằng hữu gì hết, lúc thua nhiều Phạm Trọng Lương cũng sẽ tức giận, nhưng mỗi lúc vừa lên cơn, lại bị một câu ‘rộng lượng, phóng khoáng, không hề làm giá’ của Đỗ lão hán ép xuống.

Đỗ lão hán thương cảm Phạm Trọng Lương chưa từng được hưởng những thú vui dân dã, nên dẫn lão vào núi ra đồng, thỉnh thoảng ra bờ sông câu cá. Phạm Trọng Lương lại đồng tình Đỗ lão hán chưa từng được sống cuộc sống xa hoa, nên luôn dẫn Đỗ lão hán vào các tiệm cơm sang trọng trong kinh ăn cơm…. Chính những suy nghĩ này là nền tảng cho tình bằng hữu của hai người.

Dần dà bốn chữ ‘không hề làm giá’ đã bị đóng dấu trên trán Phạm Trọng Lương.

Phạm Trường An lén nói với Đỗ Thu Nương, hai người gặp nhau quan trọng là không sớm không muộn, vừa đúng lúc. Hơn nữa Đỗ Ngân Bảo và Đỗ Đồng Bảo lanh lẹ đáng yêu, Lý thị và Diêu thị rất thích, hai nhà đã thân càng thêm thân.

Đến tháng ba, Phạm Trường An và Lý Nhiên đều tham gia thi Hội. Kết quả, Phạm Trường An đậu hạng nhất nằm ở bảng đầu, Lý Nhiên ở bảng hai cũng đậu, hai người thuận lợi tiến vào thi Đình.

Phạm Trọng Lương và Đỗ lão hán biết tin vô cùng hớn hở, hẹn ra sông câu cá về làm thêm vài món.

Từ trường thi ra, Lý Nhiên thấy dọc theo con phố oanh oanh yến yến cứ liếc mắt đưa tình với hắn và Phạm Trường An bỗng nhớ tới chuyện cười trên thuyền hoa ở Kiến Châu mấy năm trước. Lý Nhiên dùng cùi chỏ chọt hông Phạm Trường An, nói, “Mấy tiểu nương tử trên thuyền hoa ở Kiến Châu vẫn còn truyền tai nhau chuyện xấu của huynh đó!”

Phạm Trường An nhớ tới kết cục ‘khủng khiếp’ sau lần đi thuyền hoa năm đó, bỗng thấy run rẩy cả người, “Những chỗ phong hoa tuyết nguyệt như vậy ngươi đừng đi nữa, để Nhược Lan biết thì ngươi đừng mong được sống thoải mái!”

“Ta nào dám….” Lý Nhiên lập tức nói, “Chưa thành thân nữa mà hôm đó ta chỉ nhắc tới biểu muội bà con xa thôi Nhược Lan ăn dấm chừng mười mấy ngày không thèm để ý đến ta! Nếu ta đi thuyền hoa, chắc bị hủy hôn luôn!” Lý Nhiên chỉ biết khóc thầm: tài tử phong lưu ngày cũ giờ lúc nào cũng nơm nớp lo sợ sẽ chết trong vại dấm của lão bà…. Bao gồm cả hắn và Phạm Trường An.

Hai người bỗng nhớ ra Đỗ Thu Nương và Đỗ Nhược Lan đã dặn thi xong tranh thủ về, có chẩn bị sẵn đồ nhắm chờ ở nhà rồi, bèn vội vàng giục ngựa chạy đi.

Phạm Trường An ăn uống no nên xong, lại thực hiện nghĩa vụ ‘tạo người’ giằng co Đỗ Thu Nương mấy lần mới hài lòng đi ngủ.

Đỗ Thu Nương nhớ ra, nhắc, “Thục vương sắp lên đường đúng không?”

Phạm Trường An đang mơ màng ừ một tiếng có lệ, bỗng giật mình nghĩ: đúng rồi, sao hắn lại quên mất việc đó chứ

trước sau
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây