Đại Tấn Đẹp Đến Như Vậy (Đổi Nữ Thành Phượng)

162: Chương 162


trước sau

Chuyện xảy ra quá nhanh.

Lão hồ ly Vương Đạo, không cho phép ngự y cõng hòm thuốc đến gần, sai thuộc hạ đưa ngự y đi xa, từ đó không còn tung tích.

Vương Ưng nhìn Thái Hưng Đế chết trên long ỷ, liên tục lặp lại: "Không phải ta, không phải ta!". Vương Duyệt bực mình nói: "Câm miệng! Bây giờ không phải lúc truy cứu Hoàng đế chết như thế nào. Hoàng thượng có thể bị phế, nhưng không thể chết dưới tay Lang Gia Vương thị chúng ta. Một khi mang danh hành thích vua, Thanh Quân Trắc xả thân vì triều đình của đường thúc sẽ trở thành một lời nói sáo rỗng, thực tế là hành thích vua. Như vậy sĩ tộc ủng hộ chúng ta sẽ phản đối chúng ta."

Quy luật cơ bản của sĩ tộc xả thân vì triều đình chính là không được hành thích vua. Đây là mấu chốt của sĩ tộc. Bởi vì một khi hành thích vua, điều đó có nghĩa là Lang Gia Vương thị có dã tâm lật đổ Tư Mã thị, lập lên một Đế Quốc mới nữa.

Nếu so sánh quyền lực như một chiếc bánh, ở thời kỳ đỉnh cao của quyền lực trước đây, hoàng đế nắm giữ phần trăm quyền lực, phân chia ba phần còn lại cho sĩ tộc. Bởi vì hoàng đế cần sĩ tộc giúp đỡ quản lý đất nước. Nếu muốn ngựa chạy thì phải cho ngựa ăn cỏ.

Nhưng đến thời đại Ngụy Tấn, bởi vì tồn tại chế độ chín bậc quan lại, dẫn đến tình trạng những chức quan thượng phẩm không có hàn sĩ, mà chức quan hạ phẩm lại không có sĩ tộc.

Đặc biệt là sau khi Vương Đạo một tay gầy dựng lại Đại Tấn, quyền lực của Đại Tấn phân chia thành hoàng đế cùng lắm là được chia một phần mười miếng bánh, còn chín miếng còn lại đều được giao cho Vương Đạo phân chia cho sĩ tộc.

Trông đó đám sĩ tộc từ vùng Trung Nguyên phía Nam ngồi xếp hàng, chờ Vương Đạo chia phần cho bọn họ, ngươi một miếng ta một miếng, Vương Đạo sẽ không bạc đãi bất kỳ sĩ tộc nào.

Vương Đạo ngồi ở vị trí "phân phát" này, cho dù Thái Hưng Đế là kẻ ngốc cũng là minh quân. Vương Đạo cũng không thể chuyển giao quyền lực của mình cho hoàng đế, hoàng đế chỉ có thể là bù nhìn. bởi vì cái này mất – cái kia sinh. Quyền lực của triều đình tăng lên đồng nghĩa với việc quyền lực của sĩ tộc ngày càng giảm đi. Sĩ tộc ăn không no, sẽ nghi ngờ năng lực của Vương Đạo. Nếu Vương Đạo mất đi sự ủng hộ của sĩ tộc, ông sẽ hoàn toàn không thể "Đạo*" được đế quốc này.

*Đạo (导): Đạo trong tên của Vương Đạo, cũng là đạo trong từ "Lãnh đạo".

Vì vậy, thời nhà Tấn ở phía nam sông Trường Giang là thời kỳ đỉnh cao chính trị của đám sĩ tộc. Đám sĩ tộc đều trải qua những ngày tháng tốt đẹp. Cho dù gia tộc Vương Đạo có xuất hiện tên "nghịch thần" Vương Đôn, thì sĩ tộc vẫn ủng hộ Vương Đạo, nhao nhao cầu tình thay cho ông.

Nhưng mà nếu Lang Gia Vương thị giết vua, Vương Đạo lên ngôi hoàng đế, vậy thì sẽ lập ra một đế quốc mới, và tất nhiên sẽ lấy lại quyền lực ban đầu được trao cho sĩ tộc, tăng cường hoàng quyền và tập trung quyền lực. Bảy phần mười miếng bánh hoàng quyền sẽ chỉ còn lại ba phần mười chia cho đám sĩ tộc.

Cùng một chiếc bánh, chín phần mười nhiều hay là ba phần mười nhiều?

Trong lòng sĩ tộc đều có tính toán rõ ràng. Mọi người đều hy vọng hoàng đế là bù nhìn, sĩ tộc hợp lại kìm hãm hoàng quyền, mà không phải là bị hoàng đế cường hãn kiềm hãm sĩ tộc.

Đối với sĩ tộc mà nói, hoàng đế bù nhìn chính là hoàng đế tốt nhất thiên hạ - Triều đình đến nay vẫn có không ít quan lại thương nhớ hoàng đế đần độn Tấn Huệ Đế, một con rối hoàn mỹ.

Vương Ưng rốt cuộc cũng bình tĩnh lại: "Ta phải làm sao bây giờ? Hoàng đế này quá xảo quyệt. Trước khi chết thà tự sát cũng phải gây xích mích với gia tộc chúng ta, còn khiến cho chúng ta lưng mang tiếng xấu hành thích vua."

Ngàn tính vạn tính, Vương Đôn không ngờ rằng Thái Hưng Đế lại chọn con đường tự sát vu oan, lẩm bẩm nói: "Không ai tin tưởng phụ tử ta. Cho dù chúng ta có giải thích như thế nào đi chăng nữa, đám sĩ tộc cũng sẽ không tin tưởng. Bọn họ đều sẽ cho rằng chúng ta giết hoàng đế."

Vào thời khắc mấu chốt, vẫn là người nhân hậu Vương Đạo tìm ra biện pháp trước: "Trước tiên, phong tỏa tin tức, dựa theo thói quen ăn uống hàng ngày của hoàng thượng, mang trà bánh cơm canh vào, giả vờ hoàng thượng vẫn còn sống."

"Gọi đại phu trong nhà đến, muốn ông ta xem bệnh cho hoàng đế. Bên ngoài thì bố cáo bởi vì Hoàng thượng cứ mãi tin lời gièm pha của phản thần Lưu Ngỗi, hiểu lầm Lang Gia Vương thị chúng ta. Bây giờ Lưu Ngỗi đã bỏ trốn, chạy đến nước Triệu nương nhờ Thạch Lặc. Chuyện này quá kinh hãi, hoàng thượng không chịu được nên ngã bệnh. Bắt đầu từ ngày hôm nay không thể thượng triều, để cho thái tử lâm triều."

"Thời tiết nắng nóng, chuyển di thể của hoàng đế xuống hầm và đông lạnh. Ít nhất cũng phải ba tháng mới có thể "băng hà" chôn cất. Như vậy Lang Gia Vương thị của chúng ta mới có thể thoát khỏi tiếng xấu giết vua."

Vương Đạo suy nghĩ đến toàn cục, rõ ràng mạch lạc. Cha con Vương Đôn Vương Ưng biết bản thân mình gây họa, không nói nhiều, làm ngay theo phân phó của Vương Đạo.

“Vương Ưng.” Vương Duyệt gọi em họ lại: “Lau sạch vết máu trên tay và áo giáp trước khi ra ngoài."

Vương Ưng ngoan ngoãn làm theo. Vương Đôn nhìn con trai thô lỗ của mình, lại nhìn Vương Duyệt bình tĩnh thận trọng, thầm lắc đầu: Ông không thể so sánh được với anh cả của ông, con trai của ông không bằng con trai của anh cả.

Cha con Vương Đôn, Vương Ưng đi ra ngoài rồi, cha con Vương Đạo, Vương Duyệt nhìn nhau: Thật mệt mỏi!

Vương Duyệt cầm bình hồ lô trống rỗng trên án, Vương Đạo hỏi con trai: "Con nghi ngờ Vương Ưng ra tay?"

Vương Duyệt đặt bình hồ lô xuống nói: "Bây giờ không phải là lúc để nghĩ về chuyện này."

Vương Đạo nhìn hoàng đế đang dần nguội lạnh trên long ỷ: "Ta nghi ngờ hoàng thượng tự uống thuốc độc, sau đó cố ý đoạt kiếm, ép Vương Ưng rút kiếm gi3t ch3t mình, chia rẽ ta và Vương Đôn, còn khiến cho Lang Gia Vương thị chúng ta phải mang tội danh hành thích vua, từ đó mất đi sự ủng hộ của sĩ tộc.”

"Nhưng... nếu hoàng đế có năng lực như thế này, ông ấy cũng sẽ không nỗi đưa bản thân vào tình cảnh bị cô lập giống như hôm nay."

Vương Đạo rất nghi ngờ, Vương Duyệt hỏi phụ thân: "Ngài nghi ngờ ai ra tay?"

Vương Đạo lắc đầu: "Vương Đôn làm việc không tính đến hậu quả, nóng nảy ngang bướng; Vương Ưng lỗ m4ng, tuổi trẻ khí thịnh, dã tâm viết hết lên mặt. Cả hai người bọn họ đều có thể, nhưng bây giờ ta không muốn nghĩ về vấn đề. Ta coi như tất cả đều là âm mưu tự tử vu oan của hoàng thượng. Ta hy vọng con cũng sẽ như vậy."

Vương Duyệt đứng dậy đi ra ngoài.

Vương Đạo gọi hắn lại: "Con muốn làm gì?"

Vương Duyệt nói: "Con muốn làm hai việc. Thứ nhất, gửi bồ câu đến thống lĩnh Si Giám của dân lưu lạc vùng Giang Bắc, muốn hắn tìm cơ hội cố ý thả người nhà Lưu Ngỗi, không cần bắt người về thành Kiến Khang. Với cục diện ngày hôm nay, chúng ta cần phải để cho người nhà Ngưu Lỗi trốn sang nước Triệu thành công, nương nhờ Thạch Lặc. Như vậy hoàng thượng mới thực sự bị Lưu Ngỗi lừa, làm cho tức giận đến mức sinh bệnh."

Vương Đạo vừa nghe, lập tức sửng sốt: "Con... con đã sớm phân phó Si Giám giám sát Lưu Ngỗi? Si Giám đã bắt được Lưu Ngỗi?"

Vương Duyệt gật đầu: "Chuyện nhỏ không quan trọng, không nói với phụ thân. Vốn dĩ con định bắt Lưu Ngỗi đem về làm lễ tế cờ, nên cho Si Giám một khoản tiền, nói hắn để ý những người vượt sông. Lúc nãy Si Giám gửi chim bồ câu đến, nói đã bắt được cả nhà Lưu Ngỗi."

Con trai còn lợi hại hơn cả mình, ánh mắt Vương Đạo lộ ra sự tán thưởng: "Chuyện thứ hai là gì?"

Vương Duyệt nói: "Đến Đông Cung, mời thái tử đến."

Vương Đạo vội vàng nói: "Không thể! Nếu bị Thái tử nhìn thấy hắn, cho dù có thế nào đi chăng nữa, hắn cũng sẽ không bao giờ tin hoàng thượng tự sát, sẽ coi Lang Gia Vương thị chúng ta là kẻ thù. Trong ba tháng này, không thể để thái tử biết chuyện hoàng thượng đã chết."

Vương Duyệt nói: "Phụ thân, ba tháng hoàng thượng không xuất hiện, thái tử không dám nghi ngờ, nhưng đám quần thần sẽ nghi ngờ. Muốn che đậy thì phải nhờ thái tử giúp đỡ. Thái tử hiếu thuận, mỗi ngày đều ngồi trước long sàng bưng trà mớm thuốc. Có thái tử làm chứng, đám sĩ tộc mới có thể tin hoàng thượng còn sống, chỉ là tức giận vì Lưu Ngỗi đầu nhập vào nước Triệu."

Vương Đạo suy nghĩ một chút, cảm thấy con trai suy nghĩ càng chu toàn hơn, liền hỏi: "Con có nắm chắc thái tử có sẽ phối hợp với chúng ta không?"

“Không phải phối hợp với chúng ta.” Vương Duyệt sửa lại: “Là phối hợp với con. Khi con đưa Thái tử đến Điện Tử Quang, hy vọng phụ thân có thể tránh mặt một chút.”

Ha, giọng điệu lớn thật! Cánh cứng cáp rồi phải không!

Tuy trong lòng có chút không phục, nhưng Vương Đạo vẫn tránh mặt.

Khi Thái tử nhìn thấy phụ hoàng lạnh ngắt trên long ỷ, hắn ngây ngẩn tức thì, quên cả việc quỳ gối.

Nhìn di thể của cha, thái tử sụp đổ. Hắn nắm chặt tay Vương Duyệt: "Ngươi đã hứa với ta! Rõ ràng ngươi nói sẽ bảo vệ tính mạng phụ hoàng, để ông ấy làm Thái thượng hoàng, sao có thể chết được?"

Thái tử là một người con hiếu thuận. Bởi vì đồng tình với mẹ mà lựa chọn phản bội cha, hợp tác với Vương Duyệt lừa gạt cha, nhưng vẫn hy vọng cha sống tốt.

Vương Duyệt nói: "Người không tin người khác, nhưng nên tin tưởng ta... Hoàng thượng chết là vì tự sát..."

Vương Duyệt nói ra suy đoán của mình: "... Hoàng thượng muốn dùng chính cái chết của mình để kéo Lang Gia Vương thị của chúng ta xuống nước, gây chia rẽ để Vương gia của chúng ta nghi ngờ giết hại lẫn nhau. Nhưng ông ấy đã đánh giá quá cao trí tuệ của chính mình, cũng đánh giá thấp bản lĩnh của Vương gia chúng ta. Có phụ thân ta ở đây, Vương gia sẽ không loạn. Nếu Vương gia loạn, triều đình cũng sẽ loạn, thiên hạ sẽ là đại loạn. Chẳng lẽ lại muốn lặp lại tình cảnh Xương phơi trắng đồng, ngàn dặm không tiếng gà gáy (*) như vùng Trung Nguyên sao?”

(*) Bạch cốt lộ ư dã, Thiên lý vô kê minh: Hai câu này trong bài thơ "Hao Lý Hành"

Vương Duyệt cúi đầu lạy trước mặt thái tử: "Mong thái tử lấy đại cục làm trọng, phối hợp với ta diễn kịch ba tháng. Giả vờ hoàng thượng vẫn còn sống, chỉ là bị chuyện Lưu Ngỗi chạy trốn qua nước Triệu khiến cho tức giận quá mà sinh bệnh."

Thái tử nhìn thân thể cha cứng ngắc: "Nếu phụ hoàng suy trước tính sau như vậy, thì sao lại dẫn đến tính cảnh bị bức thoái vị?"

Lúc còn sống Thái Hưng Đế là loại não tàn hồ đồ, nhưng bố cục của cái chết cuối cùng lại đan xen thật thật giả giả, phát huy hơn hẳn bình thường, hoàn toàn không giống ông.

Vương Duyệt nói: "Ta không lừa thái tử. Mỗi một câu ta nói đều là sự thật. Cho dù đường thúc của ta thật sự có dã tâm hành thích vua, ông ấy cũng không dám động thủ vào ngày hôm nay, mà nhất định sau này sẽ khiến cho hoàng thượng từ từ “chết bệnh”. Nhưng hôm nay lại là thuốc độc lại là một thanh kiếm. Bình hồ lô ở trên án, long ỷ và bậc cấp đều dính đầy máu. Thái tử xin hãy nhìn vết kiếm trên bụng hoàng thượng, vết thương chưa đến một tấc căn bản không thể chết được."

Vương Duyệt chỉ bằng chứng cho thái tử: "Nếu đường thúc của ta thực sự ra tay, thủ đoạn của ông ấy sẽ không vụng về như vậy, khắp nơi đều để lại giấu vết, sợ người khác không biết ông ấy hành thích vua. Thái tử điện hạ cảm thấy đường thúc ngốc như vậy sao?"

Vương Đôn có hàng trăm cách im hơi lặng tiếng giết hoàng đế, tuyệt đối sẽ không gây ra tình cảnh hỗn loạn như thế này.

"Hiện trường phạm tội" không hợp lý, trăm nghìn chỗ hở này, ngược lại có chút giống với phong cách hồ đồ thường ngày của Thái Hưng Đế.

Vương Duyệt dùng phương pháp phản chứng, cuối cùng thuyết phục được Thái tử.

Thái tử cởi áo choàng, đắp lại đôi mắt trợn trừng của phụ hoàng: "Được, ta tin tưởng ngươi, ta sẽ phối hợp với ngươi."

Cũng chính là có Vương Duyệt ở bên cạnh giải thích, nếu là người khác, thái tử nhất định sẽ không tin.

Giang Bắc, Si Giám nhận được thư mà Vương Duyệt gửi bồ câu đến. Đêm đó bày mưu cho lính canh say rượu, còn thả mấy con ngựa ra ngoài. Một nhà Lưu Ngỗi “ngồi” nhìn lính canh say rượu, lén lút chạy trốn, còn cướp mấy con ngựa, chạy trốn về phía nước Triệu.

Si Giám phái người đi theo và bảo vệ suốt cả chặng đường, đồng thời cảnh cáo trước những nhóm người chạy nạn đang có ý định cướp bóc cả nhà Lưu Ngỗi. Lưu Ngỗi thuận lợi chạy trốn được đến Duyễn Châu, lãnh địa của nước Triệu, đưa danh thiếp cho thứ sử Duyễn Châu. Thứ sử Duyễn Châu phái người hộ tống cả nhà Lưu Ngỗi đến Bình Dương, do Hoàng đế Thạch Lặc chiếm giữ.

Lưu Ngỗi là Thị Trung cao quý của Đại Tấn, là một quan lớn dưới trướng Vương Đạo. Hôm nay "Cải tà quy chính", đối với nước Triệu mà nói, đó chính là một chuyện rất có mặt mũi. Thạch Lặc vui vẻ hớn hở, phong Lưu Ngỗi và ba con trai làm quan quyền cao lộc hậu, không hề kiêng dè mà công bố rộng rãi, cho thấy ý tiếp nhận hiền sĩ rộng rãi của Thạch Lặc.

Dưới sự cố gắng của Thạch Lặc và Vương Duyệt, chuyện Lưu Ngỗi đầu quân nước Triệu nhanh chóng lan khắp vùng Giang Nam. Bởi vì Thái Hưng Đế không hiểu rõ người, lẫn lộn giữa trung thành và phản bội, tức giận không thôi, từ đó bị bệnh nằm liệt giường không thượng triều. Thái tử đứng ra giám quốc cũng là thuận lý thành chương.

Thái tử là người hiếu thuận, mỗi ngày ngoài việc giám quốc còn chăm sóc phụ hoàng bệnh nặng. Tất cả mọi việc như mớm thuốc bưng nước đều tự mình làm, không cho người khác làm. Từ triều định cho đến dân chúng đều khen ngợi Thái tử hiếu thuận. Mặc dù kể từ khi Vương Đôn vào thành, không nhìn thấy được hoàng thương, nhưng mà nhìn từ biểu hiện của thái tử, các quan đại thần không nghi ngờ chuyện hoàng đế đã chết.

Thời gian trôi qua rất nhanh, ba tháng sau, mùa hè lặng lẽ trôi qua để lại những bí mật nho nhỏ. Một chiếc lá báo mùa thu, tiết trời chuyển lạnh, bách tính lấy quần áo mùa đông ra phơi nắng, chuẩn bị nghênh đón thu đông thì hoàng cung truyền đến tin dữ: Thái Hưng Đế bệnh qua đời, chết trong lòng thái tử, ra đi bình thản.

- -----oOo------

trước sau
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây