Đại Tấn Đẹp Đến Như Vậy (Đổi Nữ Thành Phượng)

210: Ngoại truyện 29


trước sau

Mặc dù tình trường Hoàn Ôn không được như ý - Lý phu nhân bị trưởng công chúa Nam Khang đón đi, nhưng quan trường lại đắc ý, càng ngày càng hăng hái. Khí chất của một người sẽ ảnh hưởng đến tướng mạo. Sau hai năm Hoàn Ôn thôn tính binh quyền Dữu gia, tóc mai giống như da nhím, lông mày góc cạnh như đá màu tím, một cỗ khí thế không giận tự uy.

Nhưng mà ở trước mặt Vương Duyệt, Hoàn Ôn thu lại bộ râu nhím sắc bén của mình, khiêm tốn thỉnh giáo: "Thầy, việc đầu tiên chinh phạt phương Bắc đã làm xong, việc thứ hai là gì?"

Vương Duyệt nói: "Chiến tranh, ngoại trừ binh lính thì thứ cần chính là tiền. Vấn đề của binh lính đã được giải quyết bằng cách lợi dụng sự kiêng kỵ của hoàng đế với Dữu gia, nhưng vấn đề tiền bạc thì tương đối khó. Thu thuế hàng năm của quốc khố có hạn, không thể chống đỡ được tiền Đại Tấn chinh phạt phương Bắc. Ngươi thu phục Tây Thục, chỉ giải quyết được vấn đề trước sau đều có địch của Đại Tấn. Tiền thuế của Tây Thục không đủ để Đại Tấn vượt sông."

Hoàn Ôn lộ vẻ mặt khó xử: "Tình hình chính trị của Đại Tấn mấy năm nay ổn định, dân số ngày cũng tăng lên, đất hoang trở thành đất ruộng, nhưng thuế tăng không đáng kể, chỉ như một bát nước mà thôi. Hoàng đế là minh quân, đã rất tiết kiệm rồi, ngay cả xây dựng sân tập bắn cung giá trị bốn mươi hai hoàng kim cũng luyến tiếc. Đại Tấn muốn tích góp tiền đủ để chinh phạt phương Bắc, sợ là ta sống khó mà nhìn thấy điều đó được."

Vương Duyệt nói: "Vì vậy chuyện thứ hai là vấn đề mở rộng. Sự phồn vinh của Đại Tấn mấy năm nay, không hiện rõ từ việc thu thuế. Bởi vì "Luật kiều ký" của phụ thân ta năm đó, tất cả những di dân Trung Nguyên xuôi nam đều giữ nguyên quê quán nguồn gốc, không cần nộp thuế, cũng không cần lao dịch. Năm đó phụ thân đưa ra kế sách tạm thời, vì để cho người Trung Nguyên có thể thuận tiện bám rễ sinh sống ở vùng Giang Nam. Đều là người Đại Tấn, lại có hai hộ tịch."

"Nhưng bây giờ đã khác. Hơn ba mươi năm trôi qua, nam bắc hòa hợp. Năm đó, người Trung Nguyên xuôi nam đến đây khai chi tán diệp. Đời sau của bọn họ, ngay cả vùng Trung Nguyên cũng chưa từng đến, chỉ biết Giang Nam là quê hương của bọn họ. Bọn họ còn kết hôn với người phương nam. Người bản địa Giang Nam đã có ý kiến vì chuyện người Trung Nguyên không đóng thuế, như vậy là không công bằng. Vì vậy, bây giờ ngươi cần bãi bỏ "Luật Kiều ký" của phụ thân ta, thay đổi quốc sách, tiến hành cắt đất, đưa người miền bắc và miền nam vào cùng một hộ tịch, nộp cùng một loại thuế, lao dịch giống nhau. Những lao dịch chịu trách nhiệm vận chuyển lương thảo trong chiến tranh, quan trọng giống như quân đội vậy."

Nếu người Trung Nguyên cũng nộp thuế, vậy thì tiền thuế hàng năm của Đại Tấn ít nhất có thể tăng gấp đôi!

Hoàn Ôn kích động tính toán con số: Mười năm, không, tám năm, là có thể tích góp đủ số tiền để chinh phạt phương Bắc!

Nhiệt huyết Hoàn Ôn sôi trào. Có điều hắn ta vẫn còn băn khoăn: ""Luật kiều ký" do phụ thân của thầy ban hành. Năm đó người Trung Nguyên vì luật này mới cắm rễ ở Giang Nam. Bây giờ ta hủy bỏ, Lang Gia Vương thị cũng là người Trung Nguyên, cũng không cần nộp thuế. Đại thần trong triều đa số đều là sĩ tộc xuôi nam đến, đột nhiên bắt bọn họ nộp thuế, nhất định họn họ sẽ phản đối."

Nền văn minh Trung Nguyên chính là nền văn minh lấy nông canh làm cơ sở, vì vậy ý thức chiếm giữ đất quê hương là chủ yếu, đối với quê hương có tình tiết thâm căn cố đế. Loại tình tiết này khiến cho mọi người không muốn rời xa quê hương. Thẳng cho đến lúc loạn Vĩnh Gia, người dân Trung Nguyên bị buộc phải rời quê hương, đến Giang Nam, vẫn không chịu đổi hộ tịch, nghĩ rằng có một ngày mình sẽ trở lại Trung Nguyên.

Vương Đạo vì thuận theo lòng dân, trong quy định của "Luật Kiều Ký", người dân xuôi nam gọi là kiều dân, giữ lại hộ tịch vốn có, hộ tịch của bọn họ gọi là bạch tịch, không cần nộp thuế - Hộ tịch của người địa phương Giang Nam gọi là hoàng tịch, một đất nước, hai hộ tịch.

Gia tộc Hoàn Ôn cũng là sĩ tộc xuôi nam, thuộc bạch tịch, không cần phải nộp thuế. Nhưng Hoàn gia đã từng bị diệt tộc một lần, người trong tộc và gia nghiệp có hạn, cho nên đối Hoàn gia mà nói, việc nộp thuế không tính là gì cả.

Nhưng các đại gia tộc lớn như Lang Gia Vương thị, gia nghiệp lớn, số lượng nộp thuế hằng năm khiến người kinh ngạc, giống như cắt thịt. Hoàn Ôn có thể tưởng tượng ra được lực cản trở trong đó.

Nếu thúc đẩy cắt đất, sĩ tộc sẽ là người đầu tiên nhảy ra phản đối.

Vương Duyệt nói: "Bốn gia tộc lớn, Lang Gia Vương thị, Dĩnh Xuyên Tuân thị, Cao Bằng Si thị và Trần Quận Tạ thị mới phất lên gần đây, sẽ không phản đối chuyện cắt đất này. Ta có thể đảm bảo chuyện này. Cả nhà Vương Hy Chi đều đang sống ẩn dật ở quận Kê, không màng thế sự. Dĩnh Xuyên Tuân thị bây giờ đang được Tuân Tiễn làm chủ, hắn là phò mã của đại trưởng công chúa Tầm Dương, hắn sẽ ủng hộ chuyện cắt đất. Cao Bằng Si thị, sau khi Si Giám chết, trưởng tử Si Đàm thay thế, hắn ta chỉ là người biết đại thể, số tiền thuế thu được dùng vào quân phí, đối với Si gia mấy đời trấn thủ ở Kinh Khẩu là chuyện tốt. Về phần Trần Quận Tạ thị, mấy năm nay liên tục liên hôn với Lang Gia Vương thị, hai nhà cùng thở cùng cành, sẽ không phản đối ngươi thúc đẩy cắt đất."

"Ta đã giải quyết bốn gia tộc lớn này cho ngươi rồi. Ngươi đã giảm bớt hơn phân nửa lực cản trở lớn. Phần còn lại ngươi và hoàng thượng cùng nghĩ biện pháp đi."

Mỗi bước đi như thế nào, Vương Duyệt đã sớm mở đường.

Hoàn Ôn mừng rỡ: "Cảm ơn thầy!"

Vương Duyệt nói: "Ta dọn sạch chướng ngại cho ngươi. Hôm nay ngươi nắm quyền lực trong tay, có binh quyền, mạnh mẽ thúc đẩy chuyện cắt đất không phải là chuyện quá khó khăn. Ngươi cần phải không bám vào một khuôn mẫu, ngược lại phải đề bạt những người tài năng có xuất thân bần hàn. Bọn họ chỉ có hai bàn tay trắng, không có quan hệ thông gia hay gì khác với đám sĩ tộc, vì vậy không sợ quyền quý. Một mình ngươi không làm được, cần phải tìm bọn họ đến giúp đỡ."

Hai năm trước, sĩ tộc tham lam mưu đồ chiếm sông núi làm của riêng, khiến cho Vương Duyệt càng thêm chán ghét lòng tham vô đáy của sĩ tộc. Từ xưa đến nay, ngay cả hoàng thất cũng không có suy nghĩ không thể tưởng tượng được như vậy. Những địa bàn này đều được người trong thiên hạ hưởng lợi, ai cũng có thể đến. Lòng tham của con ngươi thật là vô cùng vô tận.

Vì vậy, Vương Duyệt đẩy nhanh tiến độ đào mộ của sĩ tộc. Hoàn Ôn chính là cái xẻng sắc bén nhất trong tay hắn. Hắn đào tạo Hoàn Ôn, là vì cái xẻng sắt này thuận tay, nghe lời hơn.

Hoàn Ôn hiện tại chỉ cái nào đào cái đó.

Cắt đất, không thể nghi ngờ gì sẽ làm suy yếu tài lực và nhân lực của sĩ tộc. Đề bạt hàn môn, là mạnh mẽ tước bỏ chức quan mà sĩ tộc chiếm giữ, để hàn môn cũng có cơ hội làm quan.

Hoàn Ôn bắt đầu chủ trì việc cắt đất.

Tất nhiên đã dẫn đến sóng to gió lớn từ triều đình cho đến dân gian. Cơ bản đều là người Trung Nguyên xuôi nam phản đối. Hơn ba mươi năm qua bọn họ không nộp thuế, không phục vụ lao dịch, hiện tại ai mà nguyện ý chứ!

Người dân Trung Nguyên cực kỳ nhớ nhung Vương Đạo, đều cầm “Luật kiều ký” của Vương Đạo để phản đối Hoàn Ôn, nói hắn ta quên nguồn quên gốc.

Hoàn Ôn bị mắng đến mức lông mày như góc cạnh đá tím dựng đứng lên, râu con nhím cũng mở ra: "Lang Gia Vương thị không nói rõ là phản đối, các ngươi lo lắng cái gì, chẳng lẽ các ngươi đều là họ Vương?"

Các Sĩ tộc sắp phát điên lên rồi. Con trai Vương Điềm của Vương Đạo suốt ngày uống rượu say xỉn, không hỏi chuyện triều chính. Bọn họ vội vàng đến Kê Quận mời Vương Hy Chi về để cổ vũ "Luật kiều ký" của Vương Đạo.

Khó khăn lắm tìm được nơi ở ẩn của Vương Hy Chi, thì vợ Si Tuyền nói hắn không ở đây, đã ra ngoài vân du rồi.

Trước đó Vương Hy Chi nghe được tiếng gió nên đã sớm cao chạy xa bay. Hắn ta và một đám bằng hữu tụ tập ở Lan Đình, trong đó có tài tử xuất sắc nhất thời đại này Trần Quận Tạ thị Tạ An. Đám người Tạ An nhã chữ thành châu, xuất khẩu thành thơ. Khổ nỗi Vương Hy Chi bị nói lắp, không có cách nào biểu đạt. Sau khi tụ tập, đem những bài thơ trong buổi tụ tập viết hành thư* thành tập. Vương Hy Chi ngồi uống rượu hưng phấn viết lời tựa cho Lan Đình tập:

*Hành thư: Một kiểu viết chữ Hán gần giống chữ Thảo

"Năm Kỷ Sửu, Vĩnh Hoà thứ chín, sắp vào cuối xuân; cùng họp nhau nơi Lan Đình, phía bắc núi Cối Kê, soạn lễ trừ tà. Quần hiền già trẻ đều đến..."

Vương Hy Chi viết xong "Lan Đình tập tự", thì đám sĩ tộc mời hắn đến thành Kiến Khang ủng hộ "Luật kiều ký", đau khổ nói ra chuyện Hoàn Ôn muốn cắt đất, mưu đồ nhập hoàng tịch Giang Nam và bạch tịch Trung Nguyên làm một.

Vương Hy Chi phiền nhất là mấy chuyện tranh giành quyền lực này, bày "Lan Đình tập tự" ra: "Đây là là... là câu trả lời của ta. Đừng đừng đừng đừng... đừng đến tìm ta nữa."

Kết quả là "Lan Đình tập tự" của Vương Hy Chi được lưu hành rộng rãi ở thành Kiến Khang, đều tán thưởng lời thơ hay, chữ viết càng đẹp nữa! Hành thư như nước chảy đổ xuống, là hành thư đẹp nhất trong những năm này.

Vì vậy "Lan Đình tập tự" của Vương Hy Chi được bán chạy nhất trong các tiệm sách.

Thanh Hà cũng tham gia náo nhiệt, mua bản chữ mẫu, mở ra đọc: ".... Tuy vậy mà vẫn lấy làm vui, dầu trong chốc lát, chẳng biết tuổi già đang đến. Rồi khi tự thân mòn mỏi, tâm tình theo sự vật đổi thay, khiến lòng đầy cảm khái. Niềm vui giờ đây trong khoảnh khắc bỗng biến thành vết bụi mờ; như thế thì lòng ai không luyến tiếc. Huống chi cuộc đời dài ngắn biến hoá, rồi cũng đến lúc tận chung. Người xưa thường nói, việc sinh tử là việc lớn, há chẳng xót xa ư!"

Thanh Hà đặt cuốn chữ mẫu của Vương Hy Chi trước mặt: "Vương Hy Chi đã trưởng thành rồi. Những câu nói này dùng cách biểu đạt chợ búa chính là "Liên quan gì đến ta"."

Vương Duyệt nhìn thấy, quả nhiên là như vậy, không nhịn được mỉm cười nói: "Tuy vậy mà vẫn lấy làm vui, dầu trong chốc lát, chẳng biết tuổi già đang đến. Câu này viết rất hay. Bây giờ chúng ta chính là như thế. Làm bạn gần năm mươi năm rồi, chẳng biết tuổi già đang đến. "

Thanh Hà và Vương Duyệt đều không còn trẻ nữa, tóc muối tiêu. Làm bạn với nhau từ trong tã lót, đồng cam cộng khổ, một đời một kiếp một đôi người. Tất nhiên vui vẻ không biết tuổi già đang đến.

Vương Hy Chi dùng "Lan Đình tập tự" để nói đó chuyện kia liên quan gì đến hắn, hắn chỉ muốn cuộc sống vui vẻ, ung dung tự tại mà thôi.

Dưới thủ đoạn sắt thép của Hoàn Ôn, cắt đất bắt đầu từ sĩ tộc, phát triển từ trên xuống dưới. Trong tay Hoàn Ôn có binh quyền, chính là có quyền phát biểu. Lịch sử không ngừng quay, trực tiếp nghiền ép xuống.

Nhà cậu Dữu gia của hoàng đế vì trốn thuế mà che giấu tài phú, cất giấu nhân khẩu. Hoàn Ôn tra đến cùng, thủ đoạn độc ác vô nhân tính, người chờ chết xếp dài hàng nghìn người.

Hoàng đế thực sự là minh quân, vậy mà không than một tiếng, cũng không nói hộ cho Dữu gia.

Hoàng đế cũng biết cắt đất là xu thế tất yếu. "Luật kiều ký" năm đó của Vương Đạo đã không còn phù hợp với điều kiện tình hình của Đại Tấn. Nếu Đại Tấn muốn hùng mạnh, thống nhất Trung Nguyên, thì cần phải hợp nhất hoàng tịch Giang Nam và bạch tịch Trung Nguyên, đối xử bình đẳng.

Dưới sự thúc đẩy của hoàng đế và quần thần Hoàn Ôn, việc cắt đất của Đại Tấn diễn ra thuận lợi. Hai hộ tịch hợp làm một, không phân nam bắc, mọi người đều nộp thuế giống nhau.

Hoàn Ôn nhất định phải chinh phạt phương Bắc, hoàng đế cũng hy vọng có thể thu phục Trung Nguyên vào trong tay mình.

Nhưng thực tế phũ phàng, Tư Mã gia giống như bị trúng nguyền rủa hoàng đế tốt sẽ không sống được lâu, Hàm Khang hoàng đế trẻ tuổi đầy triển vọng chỉ mới hai mươi hai tuổi, đột nhiên bệnh không dậy nổi, hấp hối.

Năm đó Minh Đế tuổi trẻ mất sớm, tiểu hoàng đế chỉ mới năm tuổi đã lên ngôi, vì vậy niên hiệu có chữ Khang, mong hắn ta sẽ khỏe mạnh, không dẫm vào kết cục bi thảm chết sớm của Minh Đế.

Nhưng mà cứ lo lắng cái gì là đến cái đó. Niên hiệu "Hàm Khang" đầy ý nghĩ chúc phúc cũng không thể phá được nguyền rủa kỳ quái của Tư Mã gia. Trước khi chết, hoàng đế nói với các cố mệnh đại thần: "Trẫm có hai nhi tử. Trưởng tử mới học đi, ấu tử còn trong tã lót. Nhưng thân đệ đệ Lang Gia Vương của trẫm đã hai mươi tuổi. Để tránh việc một ngày đất nước không có chủ, triều cục hỗn loạn, trẫm giao hoàng vị cho Lang Gia Vương. Khanh giúp đỡ Lang Gia Vương làm hoàng đế."

Hoàng đế Hàm Khang đến chết cũng suy nghĩ cho Đại Tấn. Vì ổn định triều cục Đại Tấn, không truyền ngôi cho con trai ruột mà chọn truyền ngôi cho em trai ruột Lang Gia Vương Tư Mã Nhạc. Bởi vì trong thời gian trị vì ngắn ngủi hắn đã làm nên những thành tựu khiến người đời thán phục, vì vậy thụy hào là "Thành", lịch sử gọi là Thành Đế.

Tư Mã Nhạc kế thừa ngai vàng, phong vợ Lang Gia Vương phi Chử Toán Tử làm hoàng hậu - Chính là cháu ngoại của Tạ Thượng. Năm đó một tay Vương Đạo thúc đẩy mối hôn sự này, trấn an Tạ Thượng, không nghĩ đến Lang Gia Vương sẽ làm hoàng đế.

Sau khi Tư Mã Nhạc lên ngôi, ông không thay đổi quốc sách của Thành Đế, mà vẫn tiếp tục thực hiện việc cắt đất, hợp nhất nam bắc. Hắn có tính tình ôn hòa, đơn giản mộc mạc, cũng là một vị hoàng đế tốt.

Lần này, các đại thần sợ đút chết tân đế bằng một muỗng sữa độc nữa, nên lấy niên hiệu là Kiến Nguyên, không lấy chữ Khang nữa, hy vọng vị hoàng đế này có thể sống lâu hơn.

Đáng tiếc Hoàng đế Kiến Nguyên đã không phá được lời nguyền hoàng đế tốt không sống lâu được của Tư Mã gia, làm hoàng đế được hai năm thì băng hà.

Các đại thần khóc hu hu lấy thụy hào "Khang", lịch sử gọi là Khang Đế...

Thái hậu Chử Toán Tử hai mươi hai tuổi ôm tiểu hoàng đế ba tuổi thừa kế ngai vàng. Vì tiểu hoàng đế còn quá nhỏ, nên thái hậu Chử Toán Tử buông rèm chấp chính, giúp đỡ tiểu hoàng đế.

- -----oOo------

trước sau
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây