Hai Tờ Di Chúc

36: Chương 36


trước sau

- Trời ơi ! Các "bồ" không biết mệt sao chớ ?
Diễm Anh cười sằng sặc :
- Biết chứ sao không ! Nhưng chỉ khi nào đặt mình lên ghế mới thấy mệt ! Ái Lan mới tới nên chưa quen đó. Để vài bữa rồi coi, lại không lúc nào cũng dựng cổ tụi này dậy đi "thám hiểm" khắp vùng ấy chứ !
Ái Lan cười theo bạn :
- Ừa ! Mình cũng mong quen được đó. Nếu không, chắc bà trưởng trại phải tống khứ mình về Đà Lạt bằng một chiếc... "băng ca" quá !
- Thôi ! Ái Lan ! Nói xàm hoài ! Này, ra hồ La Ngà chơi đi, thú lắm. Ra đó rồi Ái Lan sẽ thấy phong cảnh đẹp không thể tả. Dưới hồ nước trong veo. Trên bờ, rải rác từng khu một, những biệt thự của gia đình giàu có ở Đà Lạt xây cất để về ở nghỉ ngơi trong vụ hè, đẹp tuyệt.
Ái Lan chợt nghĩ ngay đến biệt thự của gia đình Phạm Văn Phàm :
- Biệt thự ? Ở đó nhiều biệt thự lắm hả ?
Cô lấy giọng thản nhiên khi đặt câu hỏi mà trong lòng em không khỏi mừng khấp khởi : "biết đâu đây chẳng là cơ hội tốt nhất để tìm ra biệt thự của ông Phàm ?"
Diễm Anh khẩn khoản :

- Đi nghe ! Ái Lan ! Đi về xong, ăn cơm rồi ngủ không khoái sao ?
- Ừ thôi được rồi ! Đi thì đi ! Mệt mỏi cũng không cần…
Đôi bạn nhỏ nắm tay nhau chạy ra nhập bọn với các trại sinh khác. Cả đoàn băng rừng, lội bộ chút xíu là đã tới bờ hồ La Ngà. Nơi đây có một gia đình công nhân đồn điền cà phê vẫn cho thuê xuồng máy.
Giá cả xong xuôi, cả bọn trại sinh bước xuống xuồng. Xuồng máy quay mũi hướng ra phía giữa hồ. Trước mắt Ái Lan, phong cảnh trên bờ đẹp không bút nào tả xiết. Mặt trời như một trái cầu lửa sắp sửa lao chìm xuống mặt nước, phản chiếu lên những tia sáng lóng lánh màu vàng cam. Nhưng Ái Lan vẫn nhớ mục đích chính của em trong việc theo bạn xuống nơi này. Giọng nói tự nhiên, em hỏi Diễm Anh :
- Ê ! Diễm Anh ! Biệt thự nhà ông Phàm nghe nói to và đẹp ! Nó ở chỗ nào đó ! Biết không ?
- Biết ! Kìa, nó ở phía cuối hồ đằng kia ! Chút xíu nữa tới à !
- Gia đình ông ấy có thường tới ở đây không ?
- Ồ, không đâu, cửa nhà lúc nào cũng đóng im ỉm. Có một người gác dan ngày ngày mở cửa cho thoáng khí và làm vườn thôi hà ! Mình nghe nói anh ta là một người Thượng, tên là gì đây này : À, Y Ba, hiền lành lắm !
Ái Lan vẫn giọng lơ đãng :
- Thế đi vào đó thì đi theo đường nào ? Chắc phải có đường tốt xe chạy được chứ ?
- Thiếu gì lối vào ! Đi xuồng thì gần lắm. Nhưng nếu đi bộ hoặc xe hơi thì phải chạy theo gần hết vòng cái bờ hồ lớn này, và đường trải đất đỏ, xấu kinh khủng... À, mà sao Ái Lan hỏi thăm chi kỹ vậy ? Bộ có cảm tình với gia đình ông Phàm lắm hả ?
Ái Lan vội vã :
- Cảm tình gì đâu, Diễm Anh ? Mình hỏi cho biết vậy thôi đó chứ !
Xuồng máy từ từ tiến sát gần phía cuối hồ. Mọi người đã trông rõ một số biệt thự rất đẹp xây cất trên bờ. Đột nhiên Diễm Anh giơ thẳng cánh tay :
- Đó, Ái Lan thấy cái lùm cây lớn nhất đó không ? Chếch chếch về phía bên tay mặt đó ! Rồi ! Cái mái nhà ngói đỏ kế bên lùm cây là biệt thự của ông Phạm Văn Phàm !
Ái Lan nhìn theo tay bạn. Em quét tia mắt chăm chú nhận xét địa điểm nơi biệt thự của ông Phàm tọa lạc, đồng thời ghi nhớ thật cẩn thận địa hình địa vật chung quanh ngôi nhà.

Diễm Anh ngồi bên, thấy bạn tươi vui cũng hứng khởi nói chuyện tưng bừng :
- Thú không hả Ái Lan ? Tuần sau tụi mình sẽ tổ chức một cuộc đi đào măng, vào rừng ăn cơm ngoài trời. Rồi quay về hồ Prenn tắm, bơi, nghe Ái Lan. Còn hồ La Ngà, Ban Giám đốc trại có lệnh cấm tắm và bơi ở đấy, sợ nguy hiểm vì nước sâu lắm. Trại hè thác Prenn thích ghê, Ái Lan có thấy thế không ? Và "bồ" phải ở với tụi này thật lâu đó nghe !
Ái Lan gật đầu và ầm ừ cho qua và tâm trí cũng như tia mắt em cứ bắt dính vào cái biệt thự của nhà ông Phàm mà em chắc trong đó thế nào cũng có chiếc đồng hồ của cụ Doanh.
- Ừa ! Diễm Anh nói đúng ! Phong cảnh ở đây tuyệt thật. Nhiều cái tai nghe... mắt thấy... thích ghê ! Được, mình sẽ ở đây với Diễm Anh thật lâu !
12 - MẠO HIỂM
Ái Lan quyết định sẽ mò vào khu biệt thự Phạm văn Phàm ngày hôm sau, nhưng khốn nỗi, Diễm Anh và các bạn, vì yêu mến em, cứ bám lấy nhằng nhằng không dễ gì mà lẻn đi riêng cho được.
Buổi sáng, vừa mở mắt ra, bên mũi mới thoang thoảng mùi thơm của thông rừng và hoa mộc lan đủ loại, em đã bị cả bầy Tuổi Hoa vây chặt, lôi cuốn vào một cơn gió lốc đầy màu sắc và âm thanh của trẻ thơ vô tư lự. Sau bữa cơm trưa đầy rau trái, trứng chiên, trứng bác, thịt bò hầm, đủ thứ, rồi lại bánh bông lan thơm ngọt, là những trận đấu bóng chuyền mà bao giờ Ái Lan cũng được mọi người, ngay cả bà Trưởng trại, hoan hô hết mình và bầu em là cầu thủ số một. Chiều gần tắt nắng là lại một phen tắm bơi tại vũng suối Prenn. Sau bữa cơm tối thật ngon mà em nào em nấy ăn không biết thế nào là no, trong khi các bạn tản mác lên đồi thông kiếm cành khô về đốt lửa trại thì Ái Lan díp cả hai mắt, đôi mi cứ sụp xuống, buồn ngủ không thể nào gượng nổi.
Sáng hôm sau, khi thức giấc, Ái Lan nhất quyết đem ý định ra thi hành. Khi ăn lót dạ xong, Diễm Anh tuyên bố chương trình trong ngày : vào rừng chơi, đào măng, khi mệt đói sẽ ngả cơm nắm và thức ăn đem theo ăn ngay trong rừng. Rồi em bảo Ái Lan :
- Ái Lan sửa đoạn làm hướng đạo đó nghe !
Ái Lan nói như la lên :
- Diễm Anh muốn mình chết luôn hay sao ? Hai cẳng chân người ta mỏi rời ra đây này ! Thôi lần này miễn ình được ở nhà thủ trại nghe !

Diễm Anh sịu mặt :
- Ừ thì thôi ! Mình cũng ở lại với Ái Lan vậy !
Ái Lan la lớn :
- Ấy ! Ấy ! Cái đó là không được nghe ! Nhất định mình không thể để Diễm Anh lỡ dịp vào rừng kiếm măng với các bạn đâu ! Đi đi mà Diễm Anh ! Mình mỏi chân ghê lắm ! Ở nhà coi trại và "ngốn" hết mấy cuốn Tuổi Hoa kia đi, không có sốt ruột quá rồi. Mấy hôm mắc việc lung tung chưa đọc được chữ nào cả !
- Để Ái Lan ở nhà một mình, Diễm Anh áy náy ghê lắm ! Nhưng nếu Ái Lan thiệt tình muốn nghỉ ngơi, thì đành chiều ý vậy !
- Vậy thì tốt ! Diễm Anh cứ yên trí đi đi ! Mình phải nằm nghỉ một phen cho đã. Hết mệt, có lẽ mình mò ra hồ La Ngà thuê xuồng máy đi quanh một vòng. Chà ! Phong cảnh tuyệt đẹp bữa kia đâu đã được xem ngắm thích mắt.
Diễm Anh sốt sắng :
- Ừ, dạo quanh hồ một vòng thì tuyệt lắm ! À, này, mình cần cho Ái Lan biết trước để phòng bị chút nghe ! Bác Cai Sĩ cho thuê xuồng máy đó, là một người tử tế lắm, nhưng cái xuồng của




trước sau
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây