Trịnh Độ hồi lâu không đáp. Một bàn tay khẽ nâng rèm sân khấu, dáng vẻ thanh tú, vốn nên là một đào hát nổi danh có cuộc sống an nhàn sung sướng, chỉ vì cả năm nay miệt mài cầm bút viết bảng viết sách, thêm công việc đồng áng nuôi sống trường học, khiến các khớp xương trở nên thô to, không còn dáng vẻ tinh tế văn nhã như trước. Chúc Khiêm Hoài thay trang phục diễn kịch bước ra. Không chỉ có hắn, theo sau là những đào hát, diễn viên theo thứ tự lần lượt xuất hiện. Dù là những vị khách ngồi trước sân khấu hay trong phòng riêng ở lầu hai đều vô cùng an tĩnh, điều này không hợp quy tắc chút nào, cho dù chào bế mạc thì theo lẽ phải do đào hát diễn cuối đến cảm ơn.
Chứ không phải cảnh tượng thế này. Chúc Khiêm Hoài khẽ tiến lên nửa bước, hơi khom người vái chào rồi thẳng lưng hướng về phía phòng riêng của Hà Vị trên lầu hai, nói: “Chúng tôi nghe nói hôm nay có tướng quân kháng Nhật ở quan ngoại đến, đều muốn phá quy tắc một lần, tất cả đều lên sân khấu diễn”. Hắn nói xong, Chúc Tiểu Bồi cũng cao giọng: “Vị tướng quân kia, ngài chỉ cần muốn nghe khúc nào.
Hôm nay tất cả bạn tốt ở Lê viên hai chốn Kinh Tân, bất luận đán hay sinh [1] đều nguyện vì tướng quân hát khúc ấy”. [1] Trong hí kịch, nếu người hát là nữ được gọi là “đán”, nếu người hát là nam thì gọi là “sinh” Dứt lời, cảnh tượng càng yên tĩnh. Hôm nay Trịnh Độ đến đây, ngoại trừ người quen cũ trong quân Đông Bắc thì không ai hay biết. Mà lúc này, dù mọi người có nghi ngờ cũng không dám sai thân tín đi thám thính.
Tướng quân kháng Nhật, là người có quan hệ thân thiết với hồng khu, cũng chính là kẻ thù của chính phủ Nam Kinh.
Nếu có kẻ dám để lọt ra ngoài, tất sẽ bị truy đuổi… Người có mặt nơi đây không hẹn mà cùng quyết định không hỏi đến, không nghĩ ngợi, chỉ cần xem tối nay là một giấc mộng đêm đêm tàn ở kinh hoa. “Trịnh tướng quân, mời chọn”.
Hà Vị nhỏ giọng nhắc nhở. Bên ngoài rèm châu, ông chủ Quảng Đức Lâu dâng một tờ danh sách các vở diễn, lẳng lặng chờ đợi. Sau khi im bặt một lúc lâu, hắn mới nói khẽ: “Tôi sinh ra lớn lên ở Phụng Thiên, cũng không thường vào kinh.
Ngày đó lần đầu tiên gặp cô hai Hà ở Quảng Đức Lâu, cũng là lần đầu tôi đến xem diễn kịch…” Thanh âm của hắn khẽ run yeutruyen.net lên, như đang đè nén, dùng ngữ khí khó kiềm chế để che đi sóng biển dưới đáy lòng, “Chi bằng cô hai thay Trịnh mỗ chọn một khúc, thế nào?” “Trong ngày đại hôn của Tốn Thanh hoàng đế, Thái bình thự diễn liên tục ba ngày ba đêm, tổng cộng hát 34 vở”, cô nói, “Trong có có một vở tên gọi “Dốc Trường Bản” của ông chủ Du.
Nếu tướng quân không chê thì thử nghe một lần xem sao”. Dốc Trường Bản.
Triệu Tử Long một mình một ngựa cứu chủ, dùng thân mình địch lại vạn quân, một trận thành danh. “Được”, Trịnh Độ cười khoái chí, “Vậy thì chọn “Dốc Trường Bản” đi.
Hoàng đế tiền Thanh từng hưởng thụ, vậy chúng ta cũng hưởng thụ một chút”. Xuyên qua rèm châu, Hà Vị lấy bút lông chấm mực, viết xuống giấy đỏ mấy chữ “Dốc Trường Bản”. Ông chủ Quảng Đức Lâu nhận được lệnh, mang theo giấy đỏ chạy xuống thang lầu, lần đầu phá lệ cất cao giọng với mọi người nơi đây: “Mở màn, diễn “Dốc Trường Bản”. Có người nhận lấy giấy đỏ từ trong tay ông chủ, mang theo vở diễn mở màn dán bên ngoài.
Các đào hát lần lượt rời khỏi sân khấu, lần đầu tiên bất luận là chủ phối hay phân chia nhân vật dưới hậu đài, đều tất bật tháo trang sức, hoá trang, đổi trang phục. Tiếng chiêng trống vang lên, đánh thẳng vào lòng người. Hà Vị cùng Trịnh Độ ngồi xuống ghế bành phủ lụa màu đỏ sậm, đối diện với mành trúc, chờ đợi vở kịch hay. Lời Trịnh Độ nói tất nhiên không phải sự thật.
Nhiều năm qua kinh kịch lưu hành rộng khắp phương Bắc, còn nhớ năm đó Quan Đông của Nhật Bản bị động đất, Phụng hệ vì gây quỹ đã cho nam thiếu soái cải nữ trang, đích thân lên sân khấu, giúp quyên tiền cho người Nhật. Sao hắn không biết, chỉ e là không muốn nhớ lại chuyện cũ này nên không nghĩ tới. Phía sau rèm châu đích thân ông chủ Quảng Đức Lâu canh giữ, đĩa gỗ mun như nước chảy lũ lượt đưa đến, lúc nào cũng có ngân phiếu bên trên, lúc thì vòng ngọc bích được ai đó nhất thời tháo ra từ cổ tay, hay là khuyên tai bằng cẩm thạch trắng.
Không đề tên, không để họ, không mang theo khí phách quyên góp cho đào hát hàng ngày, bề ngoài ở đây, không ai muốn so sánh hơn thua. Trên sân khấu, có người độc thoại: Khởi bẩm thừa tướng, tiểu tướng mặc áo bào trắng kia chính là Thường Sơn Triệu Vân. Có người độc thoại khác: Oa! Hắn chính là Thường Sơn Triệu Tử Long! Thật tốt, đúng là vị tướng anh dũng! … Hơi nước dâng đầy hai hốc mắt Trịnh Độ. Trên đài, Triệu Vân đang độc thoại, hắn cũng bất giác thì thầm theo: “Chúng tướng Tào doanh nghe lệnh, kẻ nào đủ can đảm, chỉ cần đến đây…” Lát sau, hắn lại học theo lời thoại của Triệu Vân trên đài: “Chúng tướng Tào doanh nghe lệnh, kẻ nào không sợ chết, chỉ cần tiến lên!” Hà Vị cúi đầu, nhấc nắp chén nhẹ nhàng gạt đi mấy lá trà trôi lơ lửng.
Cô nhìn chằm chằm vào nước trà trong chén, nước mắt suýt nữa rơi xuống. Trên bàn thấp trong phòng riêng từ lâu đã chất đầy châu ngọc. Những thứ được mang vào sau đều phải rải trên sàn nhà.
Cảnh tượng này rất giống những vị công tử quyền quý trong Tứ Cửu Thành trước kia, chỉ là ngày nay không phải tướng quân trang nghiêm trong ánh đèn lồng mà chỉ là một tướng lĩnh vô danh ngồi trong phòng riêng. “Đóng thùng đi”.
Cô nhẹ giọng nhắc nhở ông chủ đứng ngoài rèm châu. Ông chủ nhận lệnh, sai người khiêng chín cái thùng gỗ ở căn phòng trống sát vách đến, sắp xếp châu báu mã não cùng đồ cổ phỉ thuý.
Những thứ này sẽ được tàu vận tải của Hà gia đưa đến Hỗ Thượng [1], Hồng Kông, sau đó đổi lấy vật dụng cùng thuốc men và súng ống đạn dược. [1] Cách gọi khác của Thượng Hải. Sau khi kiểm kê hoàn tất, vở kịch hạ màn. Ông chủ hỏi, Trịnh tướng quân có muốn gặp mặt họ không. “Không cần đâu”, Trịnh Độ cười đáp, “Hiện giờ tôi không khác gì Triệu Tử Long bị quân Tào đuổi đánh, hai mặt giáp địch, nhiều người càng thêm phiền toái.
Đợi ngày sau khi bọn Nhật rời khỏi biên giới, Trịnh Độ sẽ mở tiệc chiêu đãi tất cả những vị lên sân khấu biểu diễn hôm nay”. Ông chủ khom người rời đi. Trịnh Độ thở dài một hơi. “Sông Tùng Hoa, chúng tôi nhất định sẽ không vứt bỏ”, hắn nói, “Nghĩa quân ở bên ngoài Sơn Hải Quan, vì người Bắc Bình các cô, quyết tâm bảo vệ phía Bắc của Vạn Lý Trường Thành, ngày nào còn sống sẽ thủ vững ngày ấy”. Dứt lời, hắn cùng men say chếch choáng rời khỏi ghế ngồi. Vở kịch thứ hai đã bắt đầu. Trịnh Độ không trì hoãn thêm, hắn nói miệng phương thức liên lạc bí mật, cách này dùng để đưa đón đội cứu hộ cùng những người phụ nữ muốn hỗ trợ nghĩa quân.
Cô cố gắng nhớ kỹ, sau đó vén rèm châu đưa Trịnh Độ ra ngoài. Hạt châu trắng vờn quanh cánh tay Trịnh Độ, hắn cười hất ra, vừa nhấc mắt đã trông thấy vị quan quân trở về từ Sơn Hải Quan liền hỏi cưới đại tiểu thư Hà gia.
Ý cười trên môi hắn không hề giảm, hắn vươn một tay, giống như muốn chào hỏi cố nhân, nhưng sau khi đối phương định vươn tay phải ra, thì tay trái của hắn nhanh như chớp vòng ra sau thắt lưng, mở túi súng trên đai lưng, rút súng khỏi người. Hà Chí Trăn sững sờ trong thoáng chốc, họng súng đen ngòm đã chĩa thẳng vào giữa trán của vị quan quân kia. “Anh Trịnh quá chén rồi”, quan quân mặc dù kinh hãi nhưng dẫu sao cũng từng kinh qua sa trường, hiểu được thói quen ăn chơi trác táng của Trịnh Độ thường không để lại mặt mũi cho bất luận kẻ nào, cố gắng tươi cười mở lời, “Này là cố tình đùa giỡn em trai đây?” “Ở Trịnh gia tôi là nhỏ nhất”, Trịnh Độ ngoài mặt tươi cười, bên trong lạnh lẽo, hắn trào phúng nói: “Còn em trai nào khác nữa à?” Một tay hắn lên đạn, người kia biến sắc. Hà Vị ngừng thở. “Trịnh Độ”, đồng nghiệp phía sau muốn ngăn cản nhưng sợ bị liên luỵ nên không dám tiến lên, chỉ có thể khuyên nhủ, “Mọi người đều biết cậu trong lòng không thoải mái nhưng chúng tôi đều nghe lệnh lui quân…” “Bằng” một tiếng, súng cướp cò. Trong tĩnh lặng, không người nào ngã xuống.
Tất cả đều một phen lo lắng. Hà Vị cùng Hà Chí Trăn đều giữ chặt người bên cạnh.
Hà Chí Trăn siết mạnh cánh tay chồng mình, sắc mặt trắng bệch, hai chân mất hết cảm giác, vẫn còn sợ hãi không thôi, tâm tình hoảng hốt; Còn cánh tay Hà Vị lại chắn trước mặt Trịnh Độ, dùng nửa thân người ngăn cản hắn. Chỉ có mỗi Trịnh Độ, giống như trêu chọc đùa vui. “Ở quan ngoại, trên nền tuyết trắng”, Trịnh Độ nói với người kia, “Người thân của các người đều đứng dưới họng súng như thế, điều duy nhất khác biệt chính là, bên trong nòng súng chứa viên đạn có đường kính 7.92”, hắn chỉ vào trán mình, “Xuyên qua chỗ này, thế là hết”. “Ở thị trấn nhà các người”, hắn nói tiếp, “Trẻ con đã bắt đầu học tiếng Nhật”. Không ai đáp lời. “Còn phải trồng nha phiến, nuôi chính bọn Nhật Bản đã giết người thân họ”.
Cuối cùng hắn kết luận. Trịnh Độ thu hồi súng: “Một trò đùa nhỏ, đã quấy nhiễu tâm trạng của cô hai.
Xin lỗi”. Ơ động đất à, đấy là quảng cáo web đang đi lên Hắn bày ra tư thế quý ông lịch lãm, hướng về thang lầu, nhường cho Hà Vị đi trước. Hà Vị vịn lan can trên cầu thang, như thể chưa từng phát sinh chuyện gì, tuần tự đi xuống lầu.
Trịnh Độ đứng sau lưng cô, nhìn một vòng đầy khách khứa, cười nói: “Năm xưa cô hai từng nói, đãi khách cần chú ý ngày lành tháng tốt, nay hiếm khi tìm được một ngày lành, nên mới gửi thiệp mời cho Trịnh mỗ”. Cô cũng mỉm cười, lặng người trước tấm bình phong: “Chuyện này lỗi tôi”. Trịnh Độ cởi áo khoác ngoài tây trang.
Hôm nay hắn vắt áo khoác trên vai, giống như một tấm chiến bào.
Quần áo trước kia được cắt may theo số đo cơ thể, chỉ vì mấy tháng chống địch nên đường may ở vai đã không vừa, đây cũng là nguyên nhân duy nhất khiến hắn khoác áo ngoài tây trang. Hắn giao áo ngoài cho Hà Vị: “Đường may trên vai không còn hợp nữa, làm phiền cô hai tìm một tiệm may vá, giúp tôi sửa lại’. Hà Vị nhận lấy áo khoác, gấp gọn rồi ôm phía trước người. Trịnh Độ chụm đầu ngón cái và ngón trỏ tạo thành một khe hở: “Thu lại thế này, là vừa đủ”. Cô cười: “Được, sẽ không phụ mệnh lệnh”. Trịnh Độ cũng cười trừ: “Ngày đánh đuổi quân Nhật, tôi sẽ tới lấy”. Hà Vị khẽ gật đầu. ‘Trịnh tướng quân”, cô nhìn theo bóng Trịnh Độ khuất sau bình phong, đột ngột lên tiếng: “Hôm nay vì cậu chọn vở ‘dốc Trường Bản’, mà tôi lại vô tình thích một câu nói trong tam quốc”. Trịnh Độ hơi dừng bước, qua đầu nói: “Rửa tai lắng nghe”. “Huyết nhiễm chinh bào thấu giáp hồng”, cô ngừng một lúc, mỉm cười, “Đương Dương thuỳ cảm dư tranh phong” [2]. [2] Đây là 2 câu nói trong Chương 41 của “Tam quốc diễn nghĩa”.
Tạm dịch là “Máu nhuộm áo choàng như hồng giáp/Ở Đương Dương nào ai dám tranh” – đây là lời khen ngợi Triệu Tử Long người duy nhất dám xông lên giúp chúa trong lúc nguy cấp Trịnh Độ nghiền ngẫm, khẽ gật đầu: “Trịnh mỗ thích nửa câu đầu”. Huyết nhiễm chinh bào thấu giáp hồng. Đó là quyết tâm của toàn bộ tướng sĩ nơi quan ngoại, cũng là tương lai mà bọn họ lựa chọn sẵn. Đầu năm 1932, tại biên cảnh, toàn quân ba tỉnh Đông Bắc bị vây khốn. — Cũng đầu năm đó, cuộc kháng chiến ở Thượng Hải bùng nổ, lộ quân 19 chống trả quyết liệt, thắp lên ngọn lửa hi vọng của cuộc đấu tranh. Sau cuộc chiến, chính phủ Nam Kinh ký tên vào hiệp nghị đình chiến, hạ lệnh khiến ai cũng run sợ: Tiêu diệt toàn bộ những cuộc vận động kháng Nhật trên cả nước, điều động lộ quân 19 rời khỏi Thượng Hải, quy định bao nhiêu khu vực tại Thượng Hải được phép cho quân đội Trung Hoa đóng quân… Ngày cô gặp lại Đặng Nguyên Sơ, Đặng Nguyên Sơ đã từ chức. “Cũng có lúc anh Thanh tính sai rồi”, Đặng Nguyên Sơ đứng trong thư phòng của cô, nhìn toàn bộ kỳ trân dị bảo trên đa bảo cách đều mất dạng, tất nhiên hiểu rõ chúng đã bị bán đi để đổi lấy tiền mặt, mua vật dụng cho cuộc chiến kháng Nhật, “Nhìn thấy thứ hiệp nghị đình chiến kia, tôi không cách nào làm việc tiếp nữa.
Toàn bộ lộ quân 19 đều bị điều đi, bao vây tiêu diệt hồng khu”. Tư Niên bưng một đĩa sủi cảo nóng hầm hập đi vào, đưa cho Hà Vị. Đặng Nguyên Sơ kinh ngạc: “Không phải đến Tết mới ăn sao?” Cô lắc đầu: “Sơ phục sủi cảo nhị phục mì” [3]. [3] Trích từ một câu truyền miệng của người dân Bắc Kinh xưa.
Tạm dịch là “Sơ phục ăn sủi cảo, nhị phục ăn mì, tam phục ăn bánh kếp trứng gà”.
Theo lịch dân gian của TQ, tháng 6 âm lịch được xem là tháng nóng nhất trong năm, 30 ngày được chia thành 3 giai đoạn gọi là sơ phục (10 ngày đầu), nhị phục (10 ngày tiếp), tam phục (10 ngày cuối).
Người TQ xưa quan niệm, ăn đồ nóng (sủi cảo, mì nóng, bánh kếp nóng) vào mùa nóng nhất trong năm có thể giúp xua đuổi tà khí, giải độc giải bệnh… “Còn có câu này nữa à?” “Ừm”. “Còn tưởng cô đoán biết tôi muốn xuôi Nam nên mời tôi ăn Tết sớm”. Tư Niên không vui lẩm bẩm: “Muốn mời… cũng là mời thiếu tướng quân, không cho ngài”. Đặng Nguyên Sơ nghẹn họng nhìn trân trối, sau một lúc lâu nghiền ngẫm lời này, nói: “Đứa nhỏ này đang ăn “dấm chua” dùm người khác”. Tư niên quay đầu, không nhiều lời lườm Đặng Nguyên Sơ một cái rồi rời đi.
“Tối hôm qua, Khấu Thanh trêu chọc tôi, nói về tin đồn tôi qua lại với cậu ở kinh thành, bị con bé nghe thấy”, Hà Vị nhỏ giọng giải thích, “Cứ tưởng thật nên giở tính cáu kỉnh thôi”. Đặng Nguyên Sơ bỏ thêm dấm tỏi, lấy khăn lông chùi tay, bóc vỏ rồi cho vào miệng. “Lão Bạch đi về phương Bắc”, hắn nói thẳng, “Hắn đi theo quân Tây Bắc, kiên quyết kháng Nhật, sau bị chính phủ Nam Kinh bức ép lui về, rồi lại đưa ra nước ngoài.
Năm nay chỉ vừa bí mật về nước, liên hệ hồng khu, hẳn đã chuẩn bị xong công tác kháng Nhật rồi”. “Có tin gì của anh Thanh không?” Đặng Nguyên Sơ cười hỏi cô. Cô khẽ lắc đầu.
Vì sợ bại lộ hành tung nên không cách nào liên hệ. Đặng Nguyên Sơ ăn sạch cả mâm sủi cảo, cũng không hỏi chuyện cô và Triệu Ứng Khác. Trong mắt người ngoài, mối quan hệ giữa Hà gia và Triệu gia từng bị xa cách do những lời đồn vớ vẩn, còn hiện tại, vì chiến sự nên hai nhà đã nối lại nhân duyên.
Còn đối với những người bạn chí cốt, Hà Vị và yeutruyen.net Tạ Vụ Thanh đã sớm trở thành vợ chồng, dù không thể thông báo cho thiên hạ thì có làm sao? “Nghe mọi người đồn đãi, ai cũng cho rằng Tạ Thanh đã đến”, Đặng Nguyên Sơ cười, thấp giọng nói, “Đây là tên khác của anh ấy”. Cô nhấp môi, thưởng thức.
Giống như khen tướng soái đẹp trai. “Đúng là tên nhiều thật”.
Cô “khẩu thị tâm phi” mà nói, không muốn để lộ tình cảm tương tư trước mặt người quen. Đặng Nguyên Sơ lắc đầu than thở: “Chị dâu nghĩ gì thì cứ nói, không cần che giấu làm gì.
Nếu tôi là phụ nữ, gặp được người như anh Thanh, đã không đến lượt chị có ngày hôm nay”. Hà Vị không quan tâm lời trêu ghẹo của hắn. Cô thấy Đặng Nguyên Sơ thích ăn sủi cảo, bèn kêu Khấu Thanh mang một mẻ mới lên, rán thêm ít hương thung. “Trịnh Độ khoẻ chứ?” Cô biết rõ Đặng Nguyên Sơ liên hệ mật thiết với Trịnh Sính Tích, thế nên hỏi, “Hắn cũng là thần long thấy đầu chẳng thấy đuôi.
Đội cứu nạn đã được đưa đến cảng Thiên Tân, tôi đã hỏi quan quân lính phụ trách liên lạc nhưng không ai nói chính xác hắn đang ở nơi nào”. Đặng Nguyên Sơ cầm đũa trúc trên tay, hơi sững lại. Hà Vị cảm thấy có chuyện rồi! Đặng Nguyên Sơ gắp một đũa hương thung rán: “Chị hắn khóc rất dữ, không dám hỏi thêm”. “Vậy mà tôi…” không thu được chút tin tức nào. “Nghĩa quân không phải tổ chức thuộc chính phủ”, hắn đoán được suy nghĩ của cô, an ủi, “Không phải quân đội chính quy nên khó nắm được tin tức”. Trong lòng cô nghẹn ứ, lấy tập giấy trên vách ngăn đa bảo cách, quay lưng về phía Đặng Nguyên Sơ lật xem. Trước khi Tạ Vụ Thanh rời đi, hình như linh cảm được gì đó, anh đã giao toàn bộ tập tài liệu cho cô.
Nội dung bên trong bao quát, gồm cả bản thiết kế của xe thiết giáp thuộc xưởng công nghiệp chế tạo quân sự Phụng Thiên.
Anh từng dặn dò, đây là của Trịnh Độ, hắn đưa cho vì muốn kết giao bằng hữu, sau này cũng coi như có một đường lui, kiếm chút tiền. Năm xưa Trịnh Độ ở Phụng hệ, không hề hứng thú với giao tranh, nhận một quân hàm cao cấp, để chặn miệng người nhà cùng chị gái mình. Hắn trước kia nhất định là một người rất để tâm, chỉ riêng việc sửa cầu vai tây trang cũng nói rõ được kích thước mong muốn.
Không sai một li. … Về Trịnh Độ, cũng chỉ có cô ba Trịnh gia mới biết rõ tung tích. Có thể nhìn ra, người duy nhất đứa em trai út Trịnh Độ để trong lòng, chỉ có chị gái hắn mà thôi. “Nghĩa quân vẫn hăng hái tắm máu trên chiến trường”.
Đặng Nguyên Sơ từ phía sau nói vọng lên. “Vẫn còn”.