Năm Đó Giáp Sắt Động Đế Vương

7: ★ Sở Vương Tôn ★


trước sau

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.


Ngao Qua quỳ một gối trong lều chủ soái, trên mặt có hổ thẹn, cũng có không phục.
Mời vừa rồi Cố Liệt sai người gọi Ngao Qua tới, nói nghị sự kết thúc cũng được một lúc rồi, làm ngươi ở lại trấn thủ Thục Châu, ngươi đã có ý tưởng gì chưa?
Ngao Qua ấp úng, miễn cưỡng đáp ra vài câu lý thuyết vô thưởng vô phạt, đừng nói nêu rõ được vấn đề chính, ngay cả điểm quan trọng cơ bản nhất là thủ thành cũng không trả lời đúng, Cố Liệt nghe đến hận sắt không thành thép, tức giận mắng hồ đồ.
Ngao Qua không phục.
Gã vốn dĩ là tướng quân mang binh đánh giặc, lại không phải văn thần, vừa mới chỉ định gã giữ Thục Châu, còn chưa đến hai canh giờ đã hỏi gã kế hoạch, gã đi chỗ nào tìm kế hoạch?
Cố Liệt giơ tay ném một chiếc bút lông vào trán gã, bút lông lạch cạch rơi xuống đất, mực đen vẩy ngang qua trán Ngao Qua, “Còn giảo biện.”
Ngao Qua rũ đầu không nói lời nào.
“Ngao Qua, ngươi cho rằng ta đang làm khó dễ ngươi?” Cố Liệt cười lạnh quát mắng, “Ta là sợ ngươi bỏ lại cái mạng nhỏ ở Thục Châu!”
Nghe lời này khiến lòng Ngao Qua giật mình sợ hãi, ngẩng đầu nhìn Cố Liệt.
Cố Liệt chậm rãi nói ra.
“Khương Dương nói với ta nhiều như vậy, ngươi không nghe vào, ngươi là con lừa! Cho ngươi trấn thủ Thục Châu, là để giữ được Tây Nam Đại Sở ta không mất, ngươi cho rằng ta không cần ngươi nữa? Xương sống người Thục có bao nhiêu cứng, sau trận chiến hôm qua ngươi vẫn chưa nếm ra? Nếu không có Địch Kỳ Dã, chúng ta đều đã chết ở nơi này, còn nói gì đến Đại Sở!”
Một câu hỏi của Cố Liệt lại nói trúng lo lắng âm thầm trong lòng Ngao Qua, tiếp theo lại dùng “chúng ta” đối ứng với Địch Kỳ Dã, trong lời nói coi Ngao Qua như người một nhà, mà Địch Kỳ Dã vẫn là người ngoài.
Ngao Qua nghe thật khoan khoái, ánh mắt nhìn Cố Liệt càng thêm nóng bỏng, vội kêu: “Chủ Công!”
Cố Liệt không để gã nói chuyện, tiếp tục nói: “Ngươi còn coi ta là Chủ Công? Một đại tướng quân như ngươi, dưới trướng không phải không có phụ tá tham mưu, ta hạ lệnh cho ngươi trông giữ đất Thục, ngươi quay về vừa không động não vừa không hỏi kế, đến trước mặt ta không đáp ra lời, còn có mặt mũi lấy cớ đáng thương?”
Ngao Qua ngượng ngùng cười, không dám nói tiếp.
“Thục Châu khó thủ,” Cố Liệt bỗng nhiên trầm giọng nói, “Còn không chỉ vì người Thục khó thuần.”
Hắn nói nửa câu bỏ ngỏ lại nửa câu, Ngao Qua nhanh chóng nghĩ: “Phong Tộc sẽ tấn công Thục?”
Cố Liệt không nói gã đúng, cũng không nói gã sai: “Bất luận Phong Tộc muốn tấn công Ung, Tần hay Thục, bọn chúng nhất định sẽ phái người thường xuyên quấy rối ở giao giới giữa Tây Châu và Thục Châu, ngươi đoán vì sao?”

Ngao Qua đi theo suy nghĩ của Cố Liệt, châm chước mãi, mới đáp: “Bởi vì Phong Tộc đã chiếm cứ Tây Châu, quấy nhiễu biên giới đối với bọn chúng mà nói không uổng sức, lại có thể mê hoặc Bắc Yến, che dấu mục tiêu chân chính mà bọn chúng muốn tấn công.”
“Ngươi bỏ sót một điểm, lỡ như Thục Châu phòng thủ bất lợi, bọn chúng quấy nhiễu biên giới tìm được điểm đột phá, liền có thể lập tức tập kết kỵ binh Tây Châu tấn công Thục Châu.

Phong Tộc tới xâm lược, người Thục tất nhiên sẽ thuận thế vùng lên, biến thành tình thế loạn trong giặc ngoài.

Ngao Qua, ngươi cảm thấy ngươi có trấn được hay không?”
Những điều Cố Liệt bình tĩnh bổ sung khiến cho Ngao Qua toát một thân mồ hôi lạnh, lập tức phục lạy: “Chủ Công, mạt tướng biết sai.”
“Không phải ta đang làm khó dễ ngươi à?” Cố Liệt cười hỏi.
Mặt Ngao Qua đỏ bừng, xin tha nói: “Chủ Công đừng giễu cợt ta, là ta sai.

Chủ Công là tốt với ta, chỉ điểm cho ta.”
Cố Liệt cười mắng: “Còn chưa cút ra ngoài.

Sáng sớm ngày mai, ta muốn xem kế hoạch trấn Thục hoàn chỉnh, không cho phép tìm mưu sĩ viết hộ, chính ngươi viết!”
Ngao Qua dập đầu thình thịch, chạy nhanh như chớp.
Ngao Qua vừa đi, người của Cố Liệt đưa đến công văn mật báo chưa xem, hắn xem qua từng cái từ chuyện lớn tới chuyện nhỏ, phần lớn đều phê bằng mực đỏ lên trang giấy, những thứ lười quản đều bị hắn ném vào sọt tre, chờ hắn xem xong, sẽ có người chuyên dọn đi cho Khương Dương.
Yến Triều tự cao là chính thống, cõng ác danh bạo quân giết oan Sở Vương, càng thêm coi Sở quân như cái đinh trong mắt cái gai trong thịt, động chút lại phải phát một phong luận tội đến mắng Cố Liệt lòng muông dạ thú, mưu toan cướp đoạt thiên hạ.

Mấy cái luận tội đó sử dụng ngôn ngữ kịch liệt, văn chương tài hoa, không dùng một chữ thô tục vẫn có thể mắng hết tổ tông mười tám đời của Cố Liệt, thuận tiện còn có thể tẩy sạch tiên đế bạo quân.

Luận tội lần này là đặc biệt dùng lụa Hàng Châu thượng hạng để viết, y chong chóc một kẻ sa cơ thất thế nỗ lực phô bày giàu sang.

Cô Liệt tuỳ tay ném luận tội xuống đất, sai người đem đi cắt, dùng vá tất cho quân.
Dùng xong cơm tối, Khương Dương xem hết những công văn đã được dọn sang, lắc lư quạt lông, kẹp nách hai cuốn hắn không tán đồng lắm đi vào lều, tiếp tục thương thảo với Cố Liệt đến đêm khuya, giữa chừng có mật thám tới truyền tin, dầu thắp hết lại thêm, chờ đến khi sự vụ được quyết định xong, trăng đã treo lên giữa trời.
Rửa mặt xong, cận vệ rời khỏi lều, chỉ còn lại một mình Cố Liệt.
Ban đêm trước nay Cố Liệt không lưu người hầu hạ.
Sở Vương tuổi trẻ rốt cuộc có thể nghỉ ngơi, bóc xuống toàn bộ những vui cười giận mắng ban ngày, chỉ còn lại một khuôn mặt không cảm xúc.
Hắn đi đến bên chiếc giường gỗ không rộng lắm, cởi áo trong, cầm lấy một chiếc áo trong sạch sẽ khác mặc vào, động tác của hắn rất nhanh, làm người nhìn không rõ những dấu vết sâu cạn để lại sau nhiều năm chinh chiến.
Nhưng thứ đang chú ý nhất, lại không phải những vết thương hắn chịu trên chiến trường.
Mà là một hình xăm Hoả Phượng kéo dài toàn bộ phần vai của hắn, màu sắc đỏ tươi như máu, phượng hoàng vung cánh bay lên trong biển lửa, ngưng kết thành oan khuất của một tộc Cố thị, nùng liệt đến mức dường như thời thời khắc khắc đều đang thiêu đốt trên lưng hắn.
Cố Liệt niên thiếu thông tuệ, hiểu chuyện từ rất sớm, hắn còn nhỡ rõ khi ấy hắn bốn tuổi, Hoàng đế Yến Triều từng đi tuần phía nam đến Sở.
Khi đó hoàng đế còn có hùng tâm chấp chưởng thiên hạ, cùng Sở Vương đứng trên thành lâu (1) của thành Kỷ Nam.

Hoàng đế vỗ vỗ Thái Tử vâng vâng dạ dạ bên người, lại chỉ vào con cháu Cố thị bọn họ, nói đùa rằng phụ tá truyền thừa, tổ phụ cười to, quân thần hai người cùng nhau đi xuống thành lâu, giai thoại truyền khắp thiên hạ.
Ngắn ngủi bốn năm đã long trời lở đất.
Phụ thân của Cố Liệt là nhi tử không được sủng ái nhất của Sở Vương, nhưng cái này chỉ là râu ria, di chín tộc, không liên quan đến việc có được sủng ái hay không.
Gia thần của Sở Vương liều chết cướp ra được hai đứa bé trai Cố thị, đều bị xăm lên văn chương Hoả Phượng của Đại Sở, Cố Liệt là một trong số đó.


Bọn họ bị một nam tử dẫn đi bắt đầu chạy trốn, gọi hắn là “Dưỡng phụ.”
Một đứa bé trai khác, Cố Liệt đã không nhớ rõ đến cùng là ai trong hai người họ lớn tuổi hơn, sốt cao suốt hai ba ngày.

Dưỡng phụ nói với Cố Liệt, thân thể đứa bé đó quá yếu, không chịu nổi xóc nảy đào vong.

Nhưng Cố Liệt tận mắt nhìn thấy lưng của đứa bé đó thối rữa rỉ máu vì hình xăm, ban đêm đau đến bật khóc, khóc rồi khóc rồi chợt không còn tiếng động.
Cố Liệt mơ thấy ác mộng suốt một thời gian dài, mơ thấy sau lưng mình toàn là máu.
Dưỡng phụ biết được, răn dạy hắn nhát như chuột.
Cũng may ác mộng không trở thành sự thật, sau khi hình xăm của Cố Liệt kết vảy bong ra vẫn luôn lành lặn, dưỡng phụ nói đó là Sở Vương ở trên trời linh thiêng phù hộ, chứng minh Cố Liệt là chân mệnh truyền nhân của Đại Sở.
Cố Liệt đã học xong không phản bác.
Thiếu một đứa trẻ, dưỡng phụ vốn dĩ đã bỏ lại gia đình để lĩnh mệnh lại động tâm tư, trộm về nhà mang theo thê nhi cùng chạy trốn.
Sau đó không lâu, con trai của dưỡng phụ theo bọn nhỏ trong thôn trang nơi họ đặt chân đi bơi lội, rồi chết đuối trong sông.

Thê tử của dưỡng phụ thương tâm muốn chết, hận lây sang Cố Liệt, tuyên bố phải báo quan.
Dưỡng phụ uống rượu cả đêm, trời còn chưa sáng đã cầm lấy quần áo trẻ con, đổi một dải lụa trắng tốt nhất.
Cố Liệt nhớ rõ ngày đó dưỡng phụ dùng một đôi mắt đỏ tươi nhìn chằm chằm hắn, nói: “Cố Liệt, mạng này của ngươi, là dùng máu của toàn bộ tộc nhân Cố thị để đổi lấy, ngươi cõng nợ máu! Chỉ cần ngươi tồn tại, chỉ có bốn chữ: Vong Yến phục Sở.”
Cố Liệt không còn mơ thấy ác mộng nữa.
Xuân thu ở năm hắn tám tuổi ấy khắc xuống một hồng câu (2).
Trước tám tuổi, hắn là Cố Liệt.
Sau tám tuổi, hắn chỉ là Sở Vương tôn (3), cõng nợ máu của Cố thị. 
*

Bữa tiệc trước khi về Kinh Châu, được tổ chức dành riêng cho Thục Vương Dương Đình, đôi đũa trong tay Dương Đình chưa từng dừng lại, nên ăn liền ăn, nên uống liền uống, da mặt dày đến không giống người thường.
Các cường hào Thục Châu tuy rằng đã đầu hàng Sở, nhưng vẫn chướng mắt kẻ bất lực này, ghét bỏ hắn đánh mất mặt mũi của Thục Châu.
Không ai quan tâm đến hắn, Dương Đình mừng rỡ được thanh nhàn, ăn càng thêm thoả thích, đá rơi cả giày, thoải mái cứ như đây là nhà của hắn.

Hắn mất mặt đến nước này, người Thục Châu rốt cuộc không còn ảo tưởng gì với Yến Triều, không coi các vị Sở quan như không khí nữa, không khí ngưng trọng dần dần giảm bớt.
Cố Liệt cùng Khương Dương trao đổi một ánh mắt, âm thầm ghi nhớ.
Địch Kỳ Dã không có hứng thú gì với trường hợp này, hắn ngồi chung với Khương Dương, được Khương Dương chăm sóc cẩn thận tỉ mỉ, tới gây sự cũng có Khương Dương ra mặt ứng phó, vì thế nhàm chán quá đành vùi đầu vào ăn.
Trăng lên đầu cành liễu, bất luận trong lòng đang nghĩ ra sao, trên sảnh đã thành cảnh tượng nói cười vui vẻ.
Cố Liệt lấy một đĩa thịt thỏ xào ớt thưởng cho Khương Dương, một đĩa tràn đầy thịt ngập hương, ớt cay đều đã được gắp hết ra trước, Khương Dương cảm tạ ân điển, xoay người đi sang bàn Thục quan ngồi nói chuyện, trước khi đi dặn Địch Kỳ Dã ăn trước.
Địch Kỳ Dã không hề phòng bị, tò mò nếm một miếng, thoáng chốc cay tới đỏ hồng đôi mắt.

Hắn vội vàng uống nước, trong lúc hoảng loạn lại nhầm lẫn, vô ý cầm phải ly của Khương Dương, một ngụm uống sạch đồ trong ly.
Khương Dương rất ít uống rượu, nhưng đã uống thì chỉ uống thổ thiêu Kinh Xuyên (4), ai không uống rượu làm một ngụm này, đảm bảo đi ba bước là gục.
—————————————————
Chú thích:
(1) Thành lâu: tháp/ tầng trên cổng thành

(2) Hồng câu: khoảng cách, sông đào thời xưa, dùng để ví ranh giới rõ ràng
(3) Sở Vương tôn: cháu trai Sở Vương, hay con cháu Sở Vương
(4) Thổ thiêu: rượu trắng.




trước sau
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây