Ngồi Tù Ở Phủ Khai Phong

162:


trước sau



Theo ý kiến của mọi người, bạn Cá Lớn đã tổng kết được một số đề xuất “Làm sao để có được nhiều bình luận hơn”, giờ bắt đầu thử nghiệm cách thứ nhất: Tiểu kịch trường.
Bi kịch của con thỏ
Một ngày nọ, Hàn Tống có được một con thỏ xinh đẹp.

Y lấy dao cắt vào chân thỏ khiến nó bị chảy máu rồi đưa tới cho Thôi Đào.
Hàn Tống dùng ánh mắt đầy thương cảm nhìn con thỏ, hỏi Thôi Đào: “Thỏ con bị thương rồi, phải làm gì đây?”
Thôi Đào: “Rau trộn, nhớ phải cho thêm tiêu xay và dầu vừng vào thì ăn mới ngon nhé.”
Một ngày nọ, Lữ Công Bật có được một con thỏ, lén nhờ Phán quan Vương đưa tới chỗ của Thôi Đào.
Lữ Công Bật mặt dày tới tìm Thôi Đào, dù trong mắt toàn là hình bóng nàng nhưng vẫn dùng giọng điệu giải quyết công việc nói: “Ta tới tìm con thỏ bị mất của mình.”
Thôi Đào nhả xương trong miệng ra, kiên quyết lắc đầu với Lữ Công Bật: “Không thấy, tới sát vách hỏi nhà Vương Nhị mặt rỗ thử?”
Sau đó, Lữ Công Bật nhìn thấy một nhúm lông thỏ bên cạnh bếp lò.
Một ngày nọ, Hàn Kỳ có được một con thỏ.


Chàng sai Trương Xương đi mua thêm 7 con nữa để gộp thành 8 con, chia thành 3 lần đưa cho Thôi Đào.
Lần đầu 5 con, lần sau 2 con, lần cuối là 1 con.
(Note: Tiểu kịch trường và nội dung truyện không liên quan gì nhau.)
Chỉ một bát thịt viên mà dẫn tới “thảm án”
Thôi Đào làm cho Hàn Kỳ một bát thịt viên, mỗi viên đều khác nhau: Tôm, cá, nấm hương, thịt bò, thịt dê, còn có cây tề thái, đậu phụ nhân gạo nếp…
Sau khi nấu xong, vừa đặt lên bếp đã có vụ án tới, Thôi Đào vội vàng đi nghiệm thi.
Chốc sau, Vương tứ nương và Bình Nhi đi vào bếp, lập tức bị mùi hương của bát thịt viên này hấp dẫn.
Vương tứ nương đưa tay định ăn nhưng lại bị Bình Nhi tét một cái.
Bình Nhi: “Sao cô biết Thôi nương tử là để lại cho cô ăn hả?”
Vương tứ nương: “Thì có 3 người chúng ta ở thôi, mà thịt viên lại ở đây, chắc chắn là chừa cho chúng ta rồi!”
Bình Nhi: “Cô không thèm nghĩ với lượng cơm cô ăn thường ngày, bấy nhiêu đây là lão đại chừa ít hơn số đó 3 bát à?”
Vương tứ nương: “Cũng đúng.”
“Bởi vậy phải là cho ta, vừa đúng lượng cơm ta ăn được.”
Bình Nhi định bưng thịt viên đi nhưng bị Vương tứ nương cản.
Vương tứ nương: “Cô chỉ biết khóc lóc ủ ê suốt ngày mà sao lão đại lại cố tình nấu cơm riêng cho cô được chứ? Thưởng vì nước mắt cô nhiều à?”
Bình Nhi: “Hình như là cô ấy chưa từng làm cho ta thật.”
“Là cho Nhị lang của bọn ta đấy!” Tùy tùng của Lữ Công Bật đứng ở ngoài cửa nghe nửa ngày, lập tức đứng ra, “Cô ấy biết Nhị lang bọn ta sắp tới nên cố tình nấu để khoản đãi Nhị lang chứ gì.”
“Nói bậy, cô ấy cũng biết ta đến mà, sao các người không nhìn bên trong bát đi, chắc chắn là cho ta rồi.” Hàn Tống tự tin nói.
Mọi người: “Tại sao?”
Hàn Tống: “Từng viên không viên nào trùng nhau, mỗi viên lại có 1 hình dạng khác, tóm gọn lại thì gọi là gì?”
Mọi người: “Là gì?”
“Là “Tống*” đấy!” Hàn Tống đắc ý nói.
(*) Ở đây là chơi chữ, chữ Tống có nghĩa là trộn lẫn vào nhau, hòa trộn với nhau, cũng là chữ Tống trong tên của Hàn Tống.
Bấy giờ Hàn Kỳ cũng đã đến, mọi người bèn nhờ Hàn Kỳ phân xử.
“Hay là ta ra một câu đố khó cho các người đáp lại, trong vòng 1 nén nhang ai trả lời đầu tiên sẽ là người thắng, được hưởng bát thịt viên này.”
4 người đều thấy công bằng nên liền mời Hàn Kỳ ra đề.
“Kẻ nào buôn bán xa nhà, nước sông chảy xiết chẳng hề thấy ai*.”

(*) Dịch bậy, không cần cần có vần =)))
Lữ Công Bật: “Là chữ “Có thể”.”
(*) Câu gốc: 何人经商出远门,河水奔流不见影
“何” trong “Kẻ nào buôn bán xa nhà” tức là “何” bỏ 亻 đi (vì chữ này là chữ “nhân” – người), còn lại chữ “可”.

“河” trong “nước sông chảy xiết chẳng hề thấy ai” ý chỉ không thấy bóng người thì bỏ phần “氵” đi, còn lại là 可.

2 chữ này gộp lại có nghĩa là “có thể”.
Hàn Kỳ: “Tôi hỏi người, “có thể” là chữ chứ không phải là người.”
Hàn Tống: “Tôi biết rồi, là Khoa Phụ*! Muốn làm ăn thì phải đi theo “ngày” (日), đuổi theo được rồi thì không thấy bóng dáng nữa!”
(*) 夸父, là một người khổng lồ trong thần thoại Trung Quốc, người mà mong muốn chiếm được Mặt Trời.

Mặt Trời trong tiếng trung đồng âm với từ “ngày” (nhật), vì vậy Hàn Tống mới cho rằng đây là đáp án.
Vương tứ nương và Bình Nhi thì không nghĩ ra được.
“Thua hết rồi, nhà cái thắng.”
Hàn Kỳ bưng bát thịt viên đi.
Mọi người: “Này, huynh còn chưa nói cho chúng tôi nghe đáp án mà?”
Hàn Kỳ: “Thì là một thương nhân đi thuyền không may gặp tai nạn trên sông thôi.”
Mọi người: “…”
Cmn chứ “câu đố khó” đây à!
Đợi đã, chẳng lẽ trí thông minh của họ đang bị xem thường sao? Hàn Kỳ nghĩ câu đố này đối với họ là một câu đố khó à?
Nhưng mà đúng là họ đều không trả lời được QAQ
Đào Đào đen tối (1)
Một ngày nọ, Hàn Kỳ đi chợ với Thôi Đào.
Có vài quầy hàng rong bán chày cán bột bằng gỗ cây hương thung, có 1 tay nắm, 2 tay nắm, tay nắm hình hoa,… kích thước lớn nhỏ không giống nhau, công dụng cũng khác nhau, ngắn thì dùng để cán mỏng da bánh, dài thì dùng để làm bánh nướng…
Hàn Kỳ hỏi Thôi Đào: “Em muốn lấy loại nào? Lớn hay nhỏ?”

“Tất nhiên là lớn rồi.”
Chỉ một câu rất bình thường nhưng Thôi Đào lại thì thầm với Hàn Kỳ như một tên trộm vậy.

Cuối cùng, nàng lén giữ chặt tay Hàn Kỳ, khẽ dùng đầu ngón tay cào vào lòng bàn tay chàng một chút.
Hàn Kỳ: “…”
Đào Đào đen tối (2)
Đoạn trước đã kể trong lúc dạo phố, Thôi Đào đã “khiêu khích” Hàn Kỳ bằng việc nói chày cán bột phải lớn.
Sau khi dạo một vòng phiên chợ xong, cả hai cùng về nhà.
Tối đó, Hàn Kỳ bảo Thôi Đào nhắm mắt lại trước rồi kéo nàng vào phòng, đóng cửa lại.
Thôi Đào tò mò hỏi: “Rốt cuộc là có chuyện gì vậy chàng?”
“Chuyện lớn mà em thích đấy.”
Thôi Đào: “…” Thôi quan Hàn học xấu nữa rồi! Nói năng đen tối như thế mà còn bạo gan nữa!
“Vậy em phải nhắm mắt mãi à?” Nàng bỗng có chút hưng phấn không biết là chuyện gì.

Thôi Đào thầm hét lên trong lòng, háo hức hỏi.
“Không cần, nếu nhắm mắt thì sao em thấy nó lớn cỡ nào.”
Hàn Kỳ bảo Thôi Đào mở mắt ra được rồi.
Thôi Đào vừa mở mắt ra đã trông thấy Hàn Kỳ mặc quần áo gọn gàng, sau đó nhìn theo dấu của Hàn Kỳ, nàng nghi ngờ chuyển mắt, trông thấy trên bàn là một cái chày cán bột bằng gỗ siêu to khổng lồ, chắc phải bằng cánh tay người, trên đó còn thắt lụa đỏ để thể hiện đây là một món quà.
Thôi Đào: “…”
“Đủ lớn chưa?”
“Đủ rồi.”.

trước sau
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây