Người Ấy Vu Quy

9: Em gái


trước sau



Nhìn chàng thêm một lát mới chợt nhớ tới cây trâm mình vừa mua ở trấn trên, Vân Tinh Nam vỗ đầu, gần như là nhảy dựng lên, sau đó vội vã chạy vào nhà chính.

Giải Ưu tựa hồ không phát hiện ra, cắt thịt xong liền lặng lẽ châm lửa, đợi cho nồi nóng đều mới bỏ hết mớ thịt vừa cắt nhỏ vào trong, xào cho đến khi màu trắng đục dần dần biến thành tóp mỡ, rồi vớt hết lên. Tiếp theo thật cẩn thận đổ dầu mỡ vào chiếc bình gốm đã rửa sạch trước đó, nồi sắt bóng loáng còn bốc hơi nghi ngút, chàng bỏ tiêu và ớt cắt lát vào trong —— chàng đã quen với thức ăn thanh đạm, thật sự không ăn cay được, nhưng nàng lại rất thích.


Sau khi bị ném xuống sông, khẩu vị của nàng cũng đột nhiên thay đổi, so với người dân trong làng, khẩu vị có hơi nặng. Từ khi phát hiện Thê Chủ thích ăn cay, toàn bộ đất trồng rau của Vân gia liền có thêm mấy cây ớt tiêu.

Chàng hơi cau mày, chịu đựng mùi khói và mùi ớt tiêu xộc thẳng vào mũi, lại không dám ho, sợ nàng sẽ chạy ra. Nàng đột nhiên thay đổi, không hiểu sao lại quan tâm chàng nhiều hơn, còn tự mình nấu cơm. Phải biết rằng, nữ tử tránh xa nhà bếp là đạo lý ai cũng biết, dù là nữ nô lệ rẻ tiền nhất cũng sẽ không ở phòng bếp của nam tử.

Vốn nghĩ nàng ghét chàng vì trưa không về nhà nấu cơm, lại không nghĩ rằng nàng chỉ nhìn nhằm chằm cây củi đang cháy dở, không trách cứ chàng về quá muộn, cũng không động tay động chân với chàng, mà chỉ nói một câu làm chàng chấn động, tuy rằng lời nàng rất khẽ, khẽ đến nỗi không nghe thấy, “Em chỉ muốn san sẻ công việc với chàng.”

Khi Giải Ưu giặt quần áo với những nam nhân nhà khác, từng nghe bọn họ dong dài, nói là chỉ có nữ tử giàu có mới cực sủng phu quân, nghe đồn đương triều còn có nữ tử xoắn tay xuống phòng bếp chỉ vì phu quân nàng bị ốm, vì hắn sắc thuốc, vì hắn rửa tay nấu canh.

Giải Ưu chưa bao giờ nói chuyện phiếm với bọn họ, cho dù là trước khi sảy thai, chàng vẫn luôn bận rộn, không có thời gian tán dóc. Định giặt sạch quần áo xong, sẽ gánh nước đầy lu, hoặc là ra đồng thu hoạch —— tóm lại, chàng vốn không có thời gian cho riêng mình, vẫn luôn sống vì người khác.


Bất quá, vận mệnh của nam tử còn không phải như vậy sao? Chưa gả từ mẫu, xuất giá từ thê, thê chết từ nữ, nam tử không tài mới là đức, chỉ cần biết phục tùng và lao động là được. Còn những kẻ biết đọc sách đánh đàn, thì đều là công tử giàu có cả, vì đón ý nói hùa Thê chủ tương lai mà bắt buộc phải học.

Chàng cũng từng dành thời gian tính toán cho cuộc sống sau này của mình, đơn giản là hy vọng mình có thể sinh được một cô con gái, như vậy Thê Chủ sẽ không đến nỗi ghét bỏ chàng, chàng còn nghĩ tới, nếu có con gái, Thê Chủ có lẽ sẽ thu liễm một chút, khi ấy chàng lại làm thêm kiếm ít tiền, nuôi nấng con bé đến khi trưởng thành, nhìn con bé cưới chồng sinh con.

Từ bé chàng đã bị bát tự khắc thân, cha ruột là nhị phòng của mẹ, lúc sinh chàng thì rong huyết mà chết. Khi còn chăm sóc em gái, bởi vì tiểu cô nương hiếu động bướng bỉnh, không chịu nghe lời, một hai muốn đi loạn khắp nơi, lơ là một lát liền xảy ra chuyện, chàng liều nửa cái mạng mới cứu được nó lên bờ, ai ngờ bị mẹ đánh gần chết, nói chàng là đồ xúi quẩy.

Em gái vốn khá thân thiết với chàng, có khi sẽ cõng mẫu thân, lén cho chàng mấy miếng bánh ngô thừa. Nhưng vì việc này mà ầm ĩ với chàng đến nỗi rạn nứt quan hệ, đến nay chàng vẫn nhớ cô bé con mà chàng từng dốc lòng chăm sóc kia, khinh thường nhìn chàng, nói, “Ca ca cái gì? Ngươi chỉ là một tên nam nhân ti tiện, cha nói ngươi là điềm xấu, về sau ngươi đừng lại gần ta nữa, vì ngươi mà mấy đứa trẻ khác không chịu nói chuyện với ta.”

Tiểu nha đầu vô tâm vô phổi này, khi nàng hung tợn đẩy vị ca ca thân thể suy yếu vì cứu nàng ra xa, lại quên mất, là ai đã ôm chặt nàng trong ngực khi bị đám hài tử hàng xóm bắt nạt, còn mình thì mặt mũi bầm dập, là ai nhịn ăn cả tuần, dùng tiền của mình mua cho nàng cây hồ lô ngào đường mà nàng tha thiết mơ ước.


Nàng cũng quên mất, là ai từng nói, cho dù người khác chán ghét ca ca, nàng cũng muốn mau mau lớn lên, sau đó bảo vệ ca ca. Đồ nha đầu vô lương tâm, nghe cha nói mấy câu, liền quên hết những chuyện đó.





trước sau
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây