Nguyệt Minh Thiên Lý - La Thanh Mai

206: NT15 (convert)


trước sau

Tiếng chuông xa xăm vén màn sương sớm, truyền khắp Vương Thành.

Tất Sa đạp lên sắc nắng vào cung, gỡ đồng phù đưa cận vệ trước điện, mấy hôm nay anh đang trực, phải vào cung sáng sớm.

Anh hỏi cận vệ: “Đêm qua Vương khi nào mới ngủ?”

Cận vệ nói: “Sau bữa tối Vương Hậu tới giục một lần, Vương mới về nội điện.”

Tất Sa thở phào. Công chúa đã về, rốt cục có người dám ngay lúc La Già xử lý chính vụ mà xông vào túm ngài!

Mặc dù La Già tinh lực tràn đầy, dù cho một đêm không ngủ, hôm sau vẫn tư duy rõ ràng, phản ứng nhạy cảm như thường, nhưng ngày ngày đều thế thì không ổn, cũng may công chúa không sợ ngài!

Tất Sa quên mất mấy hôm trước mình vẫn chờ xem Dao Anh náo nhiệt, nghiến răng thầm.

Lúc ngang qua hành lang, anh ta dừng bước, kinh ngạc phát hiện phía chính điện có thân binh cận vệ trấn giữ – nghĩa là La Già đang phê duyệt tấu chương.

Tiểu biệt trùng phùng, hôm nay cũng đâu phải ngày lên triều, hẳn La Già phải ở bên công chúa mới đúng, không ngờ mới sáng sớm ngài vẫn tới giải quyết chuyện công… Chả nhẽ đã cãi nhau? Hay là La Già quá chất phác, không hiểu nên chộp cơ hội tâm sự với công chúa, càu nhàu tí đỉnh?

Miệng Tất Sa mãi không khép, dáo dác đi vào chính điện. Thân binh vào phòng truyền lời, sau chốc lát mời anh vào.

Trong phòng vẫn còn đốt đèn, La Già dựa bàn chấp bút, ánh nến mơ màng hắt lên mi mắt, thần sắc bình thản.

Tất Sa chào hỏi xong ngồi xếp bằng xuống.

La Già xem sách đang mở, vừa viết, vừa nghe anh đáp. Nói xong việc chính, cung nhân đưa đến bánh naan chiên mới ra lò và trà sữa nóng.

Tất Sa đuổi hết người ra, bẻ bánh naan thả vào ngâm trong chén trà sữa nóng, chỉ qua bóng hoa xuyên qua cửa sổ đổ lên mặt thảm, bảo: “Gần đây thời tiết sáng sủa, hoa hạnh trong thung lũng nở rất đẹp, Vương có thể đưa công chúa đi ngắm hoa. Nghe người Hán nói, Hạnh hoa Cốc rất giống cảnh sắc xưa của họ, nhất định công chúa sẽ thích.”

La Già ngước mắt, nhìn nhánh hoa buông xuống ngoài cửa sổ, nói: “Nàng mới đi xa về, cần nghỉ ngơi nhiều.”

Tất Sa nhếch miệng cười, vậy là không có gây nhau.

Anh ăn xong bánh naan nhúng trà sữa, lại cầm một viên kẹo nhân hạt đào ăn, thấy hơi khát nước, đưa tay rót cho mình chén trà xanh, khóe mắt vô tình quét qua, phát hiện phần ăn sáng trước án của La Già chưa hề động.

Bóng nắng loang lổ trước cửa sổ, hoa rơi từng đợt.

La Già lẳng lặng nhìn ra ngoài cửa sổ.

Bóng hoa nhảy múa theo nắng, chậm rãi lồng trên người chàng, trên lớp cẩm bào trắng tay hẹp hiện một tầng sáng dìu dịu.

Nắng xuân lẳng lơ, sáng rỡ, chàng ngồi giữa bóng hoa lộng lẫy, nhưng người vẫn trong lạnh, như xa cách với đời, đến cánh hoa nở rộ cũng muốn giảm đi phần quyến rũ, tăng thêm vẻ xuất trần.

Tất Sa giật nảy.

Thật ra đây mới là dáng vẻ bình thường của La Già, ngài là vị sư nhìn thấu tình đời, bất dĩ vật hỉ, bất dĩ kỷ bi*, cao không thể chạm.

*trích Nhạc Dương Lâu ký, không vui vì cảnh, không buồn vì mình

Nhưng về sau không còn giống nữa.

Tâm tư Tất Sa vòng vo mấy vòng, cười nói: “Công chúa thường đi xa, ngày về không chừng, hẳn là Vương rất không nỡ, lần này công chúa về, Vương phải định ra ước pháp tam chương* với công chúa đi, không cho phép người đi xa thế nữa.”

*kiểu như ba điều quy ước tạm ấy

Không biết La Già nghĩ tới điều gì, khóe môi hơi cong, sắc xuân sáng rỡ trong đôi mắt xanh biếc: “Nàng còn trẻ, thích thăm thú khắp nơi.”

Tất Sa thầm thở dài. Trong kinh Pháp Hoa dạy: Đạt đến một lòng, như mẹ thương con; thu lấy chúng sinh, giống như từ phụ.

Là đại ái mà cửa Phật nói đây.

La Già đối với chúng sinh, với người đời như cha hiền đối với con cái, Quân Vương đối với lê dân, một tấm lòng từ bi thương xót mênh mông rộng lớn, chúng sinh bình đẳng, tất cả là không, không quan trọng chấp nhất, không quan trọng hỉ nộ.

Nhưng tình yêu của La Già đối với Dao Anh không giống, tình yêu giữa nam nữ tự nhiên có dục, từ dục sinh tham, ủ ra sân, ủ thành si.

Thông minh từ nhỏ như La Già, cũng có chuyện không rành rẽ.

Đến giờ Tất Sa còn nhớ rõ cảnh đầu tiên La Già đến thỉnh giáo mình.

Khi đó La Già đang chuẩn bị hôn sự, xưa nay chàng thích chuẩn bị chu toàn trước, nhưng trong mấy thân vệ bên cạnh đều chưa có hôn phối, chỉ mỗi Tất Sa thường xuyên lưu luyến phong nguyệt, nghe nói nhân tình xếp từ thành Đông tới thành Tây… Thế là chàng khiêm tốn học hỏi.

Tất Sa kích động không thôi, không dám tin, vui đến phát khóc.

Từ nhỏ đến lớn, La Già học gì cũng nhanh, dù văn hay võ, lần nào cũng là anh ta xin thỉnh giáo La Già, giờ phong thủy luân chuyển, xem như đến phiên anh chỉ điểm La Già rồi!

Huynh đệ tốt à, ngươi cũng có hôm nay… Tất Sa xoa tay, moi ruột gan, đem hết ngón nghề tự biết dốc túi truyền dạy, chuyển qua làm thầy của La Già đến nghiện, còn nháy mắt ra hiệu đầy thâm sâu đề cử ít quyển sách mình cất giữ.

Vốn tưởng La Già sẽ xấu hổ, sẽ không biết làm sao, kết quả La Già đầy vẻ bình tĩnh thản nhiên, Tất Sa muốn xem trò cười cũng không thấy, rất là thất vọng.

Sau đó Tất Sa phát hiện La Già chuẩn bị rất đầy đủ, sách ký trong kho Vương cung ngài cầm xem hết… thậm chí ngay cả sách về chuyện phụ nữ có thai cũng đọc, còn viết luôn chú thích kế bên.

Lúc ấy Tất Sa giật cả mình, xém nghĩ công chúa sắp sinh… có một quãng anh nhịn không được dòm bụng Dao Anh mãi.

Thật vất vả có cơ hội dạy thứ gì đó La Già, mình làm người tốt làm đến cùng! Phải dạy La Già làm sao giữ công chúa!

Khóc lóc lăn lộn!

Chơi xấu ngang ngược!

Một khóc hai nháo ba treo cổ*! (thành ngữ đại ý nói thủ đoạn nhà chồng chơi xấu)

Mấy này La Già sẽ không học…

Tất Sa phấn chấn tinh thần, vỗ đùi: “Tôi nghe Duyên Giác nói, Vương chuẩn bị lễ vật cho công chúa là ít sách mới nhỉ?”

La Già gật đầu.

Tất Sa tiếp tục vỗ đùi: “Sách thì có gì đáng xem chứ? Vương cũng đã nói, công chúa còn trẻ, sao suốt ngày đưa sách cho cô nương trẻ tuổi chứ? Châu báu trang sức, tơ lụa… dù hơi tục, nhưng là chỉ cần đưa thứ tốt nhất, quý giá nhất, đã là không tầm thường…”

Anh nghĩ trong lòng mà không dám nói, công chúa đi xa về, chuẩn bị quà cho mọi người, hôm qua đã gửi đến tận phủ của họ, anh cũng nhận mấy món đồ chơi tinh xảo, trái lại La Già hay ghê, vợ mới cưới về mà ngài chìa ra mấy quyển sách còn tỏa ra mùi sách mới, không sợ dọa công chúa hử.

La Già nhìn Tất Sa, còn chưa mở miệng Tất Sa đã trực tiếp ngắt lời: “Tôi đoán Vương định nói gì rồi, trong kho bảo vật gì cũng đều là của công chúa, nàng muốn lấy gì cũng được…”

Anh vung tay, đầy vẻ hận rèn sắt không thành thép: “Quà mà mình tùy ý chọn với tỉ mỉ chuẩn bị là không giống nhé!”

La Già hờ hững quét mắt qua anh, không để ý.

Tất Sa vén tay áo, tiếp tục văng nước miếng tung tóe: “… Làm chồng ấy, chẳng những phải quan tâm, phải thẳng thắn, biết lạnh biết nóng, còn phải cảm kích thức thời, vợ chồng sớm chiều ở chung, lâu dài, mới mẻ qua đi, khó tránh khỏi sinh chán ghét, nên không thể không thú vị, thi thoảng phải có ý tưởng dỗ nàng ấy vui vẻ… Còn nữa, phải học cách càu nhàu, để nàng đau lòng mình, nàng mềm lòng rồi thì lập tức đánh rắn lựa côn…”

“Núi lớn có nguy nga hùng vĩ đến đâu, ngày ngày đối mặt cũng không còn ý nghĩa… Công chúa ra ngoài gặp đều là tuấn kiệt mấy bộ lạc…”

La Già quá im lìm, sao hơn được đám thiếu niên lang nhiệt tình hơn lửa ngoài kia chứ? Không có cách nào, dù sao cũng làm hòa thượng nhiều năm…

Có bóng người chuyển động ngoài cửa sổ, một người đứng ngoài hành lang xoay người hành lễ. Tất Sa nhận ra người nội điện, vẫn chưa thỏa mãn ngậm miệng lại.

La Già cầm lấy một danh sách đã phê duyệt giao cho hắn, đứng dậy đi ra. Tất Sa hậm hực gãi đầu, nhọc lòng chiếu cố vớ vẩn, suýt quên mất mình có việc đứng đắn phải làm.



Cửa sổ nội điện chỉ mở một nửa, màn lụa buông xuống, trên mặt đất trải thảm Ba Tư thật dày, chân đạp lên thật mềm mại im ắng.

La Già vén màn lụa.

Dao Anh đưa lưng về phía chàng ngồi trước bàn viết, tóc dài vừa dày vừa đen nhánh xõa như thác nước, trải xuống thảm.

Có một số việc, có một vài người một khi đã từng có được, dù chỉ một chớp mắt ngắn ngủi cũng khó mà chịu được khi mất đi. Trước khi quen biết nàng, chàng độc lai độc vãng hơn hai mươi năm, không thấy không quen chuyện gì, cưới rồi, lúc nàng không có ở Thánh Thành, chàng vẫn theo theo thói quen vào nội điện, thấy vẻ mặt vô cùng nghi hoặc của kẻ hầu mới nhớ nàng đã ra khỏi thành.

La Già đi vào, nghe một mùi thơm nhè nhẹ. Đến gần, mới phát hiện Dao Anh gần như ghé cả người lên bàn nhỏ, trước mặt là một quyển sách còn đang mở.

Cạnh bàn nhỏ là đĩa cơm cà ri trộn thịt trâu, nàng một tay cầm thìa bạc mạ vàng, một tay lật sách qua lại, say sưa ngon lành.

Trên người nàng chỉ mặc một chiếc áo sa mỏng, vạt áo lỏng lẻo, ngực tuyết hơi lộ, vai khoác một tấm đắp mỏng in hoa, tấm đắp phủ qua góc bàn, bên dưới lộ ra một đôi bàn chân trần trắng nõn, hiển nhiên là mới tắm ra, chưa để tâm trang điểm thay đồ, tùy tiện khoác tấm khoác ngồi vào bàn đọc sách.

Sau khi cưới ở chung bên nhau, La Già ngày càng quen thuộc thói quen nhỏ của Dao Anh.

Lúc nàng bận rộn cũng mất ăn mất ngủ, xong việc liền vùi đầu vào chăn mền ngủ say, lúc này mà chọc nàng, nàng có tỉnh cũng sẽ vờ ngủ, chọc tiếp nữa sẽ khiến nàng phát cáu đá người.

Khi không cần ra khỏi cửa, nàng thích dùng dải lụa buộc tóc dài, lười nữa thì dứt khoát thả tóc, mặc áo mỏng, quấn tấm đắp, dựa vào cửa sổ đọc sách.

Giờ nghĩ lại, lúc vừa cưới thật ra nàng có chút thận trọng, biết chàng tự khắc kỷ khuôn khổ, còn học theo chàng, khi nào bị chàng bắt gặp thất thố sẽ giả tỉnh rụi như không việc gì, cũng muốn để cho chàng tự nhiên như không, sợ sau khi chàng hoàn tục không quen, mọi chuyện đều nhường chàng, thông cảm thói quen của chàng, theo thói quen gặp chàng chắp tay trước ngực bái lễ, gọi chàng Pháp sư, có lần trong đêm tỉnh giấc trong vòng tay của chàng, ngẩn ra nhìn chàng mãi lâu, rù rì “Tội lỗi tội lỗi”, không biết là mơ thấy gì, sau một khắc tỉnh táo lại, vui vẻ hôn lên khóe môi chàng, ôm chàng ngủ tiếp.

Đến khi dần dần thích ứng cuộc sống mới cưới, trước mặt chàng nàng càng lúc càng buông lỏng tự tại, còn chàng thì không lộ vẻ, lần nào cũng rất phối hợp “tỉnh rụi như không”, để nàng hoàn toàn quen thuộc mình.

Minh Nguyệt nô thế này, chỉ mỗi chàng nhìn thấy.

Tham dục của chàng đã được vỗ về.

La Già đi đến sau lưng Dao Anh, cúi người hôn đỉnh đầu nàng, hai tay cách lớp sa y thật mỏng trượt xuống từ vai nàng, cầm tay của nàng.

Lòng bàn tay có lớp chai mỏng mơn trớn cánh tay, sần sần ngưa ngứa, Dao Anh vừa múc một thìa cơm cà ri chuẩn bị ăn, tay run run, suýt rơi thìa bạc.

La Già nhẹ nhàng nắm cổ tay nàng.

Dao Anh ngẩng nhìn chàng, mắt mỉm cười: “Hồi sáng dậy lúc nào, sao không gọi em?”

La Già cúi đầu: “Nàng ngủ say quá, không muốn làm ồn nàng.” Sáng nay tiếng chuông vang lần đầu nàng còn ngủ mơ mơ màng màng, chàng sợ đánh thức nàng mới dặn cung nhân đóng cửa cung, đợi nàng tỉnh hãy vào dọn dẹp.

“Hôm nay bận việc trên triều ạ?”

La Già lắc đầu: “Xử lý xong việc rồi, thong thả.”

Dao Anh cười cười, cúi đầu tiếp tục xem sách, thìa bạc đưa đến bên môi.

Nghe một tiếng nhỏ, đôi môi ấm áp cọ qua má nàng, cổ tay bị chụp lấy, không thể nhúc nhích. Dao Anh nhìn thìa bạc trống trơn, ngẩn ra.

La Già chống khuỷu tay trên bàn nhỏ, rũ mắt nhìn nàng, vẻ đầy đứng đắn, như vừa rồi người cướp thìa cơm không phải chàng.

Dao Anh nhớ tới lúc chàng niệm kinh trên giường, mới đầu nàng chỉ là hiếu kì, hỏi trong kinh văn có thứ như là Phật song thân không, ai ngờ thật sự có tông phái thật, khi chàng nghiêm trang bắt đầu niệm mấy câu, nét mặt đoan trang nghiêm túc, mà lại vừa niệm vừa hành động theo lời, lần đó nàng thật sự mất khống chế xin tha, sau không dám hỏi nữa.

Về sau mỗi lần nhớ lại đều cảm thấy hông đau chân mềm, vốn nghĩ đùa chàng, kết quả hoàn toàn bị khống chế, đêm đó bị chàng dạy cho cả mớ kinh văn ngoại đạo…

Dao Anh ngây ra hồi lâu, lại múc một muỗng cơm, hào phóng đút ra trước mặt chàng, “Đói ạ?”

Khóe môi La Già khẽ cong nhẹ đến mức không thể thấy.

Lúc Tất Sa thao thao bất tuyệt ở đó, chàng đã ăn, nhưng nhìn thấy Dao Anh quấn khăn từng miếng từng miếng ăn cơm, không biết sao chàng cũng rất muốn ăn một miếng.

Cơm cà ri hạt nào hạt nấy bóng mẩy vàng óng, cộng thêm thịt trâu, vị hơi chua ngọt.

La Già nhẹ nhàng ưm đáp.

Dao Anh rất đau lòng, đút chàng ăn một ngụm, nhìn chàng ăn, “Để em gọi người mang một phần tới…”

La Già lắc đầu: “Không cần, ta ăn vài miếng là đủ.”

Dao Anh nghĩ chàng đói thật, trực tiếp nhét thìa bạc vào tay chàng, đẩy đĩa cơm: “Phần còn lại chàng ăn hết đi, em tách hạt dẻ cười ăn.”

La Già nhìn thìa bạc bật cười, buông Dao Anh, ăn hết phần cơm còn lại. Dao Anh vừa tách hạt vừa đọc sách.

Sách La Già đưa nàng đều từ phía Tây đến, giấy là da dê xử lý đặc biệt, tinh xảo lạ thường, trong sách có rất nhiều miêu tả phong tục truyền thuyết dân gian và minh họa, vẽ rất tinh tế, sắc thái tiên diễm, mỗi một bản đều cần hao tốn mấy năm tâm huyết mới viết thành. Nàng rất thích những sách ghi chép truyền thuyết thần thoại các vùng khác nhau thế này, đáng tiếc chữ nghĩa không rành, chỗ nào không hiểu, La Già sẽ lưu ý gom mấy quyển loại này đến khi có thời gian dịch thành tiếng Hán, dán đối chiếu cạnh hình vẽ để nàng hiểu nội dung bức tranh.

Nàng xem hết sức chăm chú, đột nhiên cảm giác trên chân nhoi nhói, nhẹ run.

La Già đã ăn cơm xong, rửa tay, bưng khay bạc quay lại cạnh nàng, ngồi xếp bằng, nâng lòng bàn chân nàng giữ trong lòng bàn tay, bôi thuốc cho nàng.

Đúng là nàng vội chạy về Thánh Thành, mấy ngày liên tiếp cưỡi ngựa đi đường, trên chân tụ bọng máu, hai bên đùi cũng nát. Nàng làm vỡ bọng máu, vẫn đi đường như thường, kết quả từ sáng sớm đến tối đôi chân nhét trong ủng, vết thương không lành nổi, đêm qua chàng đã bôi thuốc giúp.

Thuốc cao có phần kích thích, Dao Anh không nhịn được rụt chân lại, La Già nắm chặt mắt cá chân nàng không cho né tránh.

Chân vừa xót vừa tê, Dao Anh đặt sách xuống, dựa vào bàn sách nhỏ, vươn thẳng đôi chân để La Già thuận tiện thoa thuốc.

La Già bôi xong thuốc, giúp nàng mặc vớ lụa. Dao Anh đau đến hừ mấy tiếng, ngón chân lúc lắc trong vớ lụa: “Lần sau không tham đi đường tắt nữa.” Đường chính bằng phẳng, đi dễ hơn nhưng nàng muốn về sớm chút mới chọn đường gập ghềnh, bọng máu là do leo núi toác ra.

La Già ngước mắt, cặp mày hơi nhíu, chàng biết tính nàng, sợ nàng đi đường không ngủ không nghỉ, đã viết thư dặn dò nàng không nên gấp rút, thư nàng đã đáp lại ngoan ngoãn.

Dao Anh thấy chàng nhíu mày, biết chàng nhớ đến bức thư đó, vội nói: “Lần sau em sẽ đi đường lớn.”

Lần này ngoài ý muốn phải gặp mấy đội vừa sứ đoàn vừa đội buôn, nàng với Dương Thiên cùng tính toán, dứt khoát đi xa chút, chậm trễ ngày về, bình thường nếu không việc gì nàng sẽ không đi xa vậy.

La Già lại giúp nàng bôi thuốc tiếp. Dao Anh phối hợp đổi tư thế.

La Già vén tấm đắp, ngón tay hất ra sa mỏng.

Hai bên đùi sưng đỏ, mấy chỗ rách cả da. Mày La Già nhíu càng chặt, lòng bàn tay chấm thuốc bôi lên.

Da đùi trắng mềm, bôi thuốc lúc này còn kích thích hơn cả bôi trên chân, mới chạm thử, Dao Anh đã rung động theo.

Nàng cắn môi, không lên tiếng.

La Già biết nàng khó chịu, động tác rất nhanh, thay thuốc và băng vải, dọn dẹp sạch sẽ lập tức đắp lại chăn mỏng, đứng dậy ra ngoài.

Sau thoáng chốc, chàng bưng ly trà sữa nóng bảo Dao Anh uống hết.

Dao Anh uống xong một ly lớn trà sữa đậm đà thơm ngọt, dễ chịu hơn nhiều, trên thân nóng rịn cả mồ hôi, đẩy chăn, chuyển đến cạnh La Già, từ phía sau ôm chàng.

La Già đang chỉnh lại sách nàng vừa xem. Dao Anh sát lại bên, cằm đặt trên vai chàng, nhìn một lúc, mi mắt giao thoa.

Nàng dựa vào chàng thật lâu không lên tiếng, tiếng hít thở trở nên nhẹ nhàng chậm rãi, cái cằm còn hơi gật gà, La Già nghiêng mặt qua, nhẹ nói: “Minh Nguyệt nô, mệt thì ngủ đi.”

Chàng vịn Dao Anh nằm xuống.

Pháp sư thật dịu dàng.

Dao Anh thuận thế nằm xuống, hai tay ôm cổ La Già không buông, đợi La Già cúi người, nàng vật chàng nằm xuống, xoay người ngồi lên người chàng, giật vạt áo chàng ra. Tóc đen rối tung đổ xuống, sa mỏng cũng trượt xuống, tóc dài bao đường cong mềm mại trắng tuyết sáng ngời, có chút rung động.

La Già nắm chặt tay Dao Anh, “Không phải hôm qua bảo đau à?” Giọng buồn rầu.

Dao Anh cúi người, đôi môi mềm mại rơi vào trên môi chàng, tay theo đó sờ xuống, hào khí vượt mây mà nói: “Không đáng ngại!”

Sau tích tắc, vết thương trên đùi nàng bị chạm, đau đến xuýt một tiếng, nước mắt lưng tròng — đau!

La Già đưa tay ôm eo Dao Anh, vịn nàng nằm xuống, nâng chân nàng nhìn qua vết thương.

“Được rồi, ngủ đi.” Giọng chàng vẫn đầy tối tăm.

Lần này Dao Anh không còn tâm tư gì, trung thực nằm im, biết chàng mấy hôm liền không nghỉ ngơi, ôm chàng, “Ngủ cùng em một lúc đi.”

La Già mãi không nhúc nhích, trong ngực một khối thơm mềm như muốn tan vào lòng chàng. Chàng rất nhớ tư vị giao hòa.

Trước khi động tình chàng quá lý trí, yêu rồi chàng lại quá khắc chế, bất kể là trước hay sau khi cưới, Dao Anh đều phá lệ tin tưởng chàng, vừa rồi y phục trượt xuống còn chưa mặc lại, cứ thế mà ôm chàng cọ qua cọ lại…

La Già im một lúc, đè nỗi xúc động bị Dao Anh câu lên, đưa tay kéo chăn mỏng bọc lấy nàng, rồi từ phía sau cách lớp chăn mỏng ôm nàng vào lòng, nhẹ nhàng nói: “Được.”

Dao Anh khép mắt.

La Già đã căn dặn, cận vệ người hầu đều lui ra gian ngoài, trong phòng yên tĩnh, chỉ có tiếng gió lay động màn lụa nhè nhẹ, ánh nắng dịu xuyên qua lớp cửa đầy màu sắc rơi xuống nệm trên đất, ảnh sáng chói lọi.

Dao Anh ngủ một lúc, nửa mê nửa tỉnh, uốn éo trong chăn mỏng mấy lần, thò hai tay ôm lấy cánh tay La Già.

Nàng nghiêng người qua cọ vào cằm chàng, rồi rúc vào trong ngực chàng, “Pháp sư… Chàng là tình lang tốt nhất trên đời…” Giọng lơ mơ không rõ, như trong mơ nói mớ, hay mê sảng mà nói mê.

La Già lại nghe rõ ràng.

Đây chính là lời ngon tiếng ngọt mà Tất Sa nói đấy nhỉ, hay như kinh văn bảo, mật ngọt của lưỡi đao. Quả nhiên ngọt như mật, dù biết là nịnh người, ngọt ngào và vui vẻ vẫn không thể ức chế tuôn đầy ruộng lòng, vui sướng tỏa ra.

Chàng không biết mình có phải tình lang tốt nhất không, nhưng chắc chắn Minh Nguyệt nô là tốt nhất.

La Già mỉm cười, hôn lên tóc Dao Anh một cái, khép mắt.

trước sau
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây