Những Nhà Nơi Hẻm Nhỏ

48: Trời Mát Thu Trong


trước sau


Thời thanh niên.
Năm 1989, tình cảnh kinh tế trong nước rơi vào tình trạng đông cứng.
Chính sách “thay đổi giá cả” thất bại gây ra tình trạng hỗn loạn về kinh tế cực kỳ lớn từ sau khi cải cách mở cửa.

Lạm phát nửa đầu năm tăng 17.9%, và tới sáu tháng cuối năm đã lên tới 40%.

Lạm phát cao khủng khiếp khiến chất lượng cuộc sống giảm sút, cũng khiến người ta sinh ra nghi ngờ với “cải cách mở cửa.”
Tới tháng 5 cả nước tiến hành chỉnh đốn các công ty tư nhân, đả kích hàng nhái.

Dưới tình hình kinh tế vĩ mô thu hẹp lại thì các doanh nghiệp tư nhân và hộ cá thể làm ăn vô cùng khó khăn.
Sau tháng 6 các nhà đầu tư quốc tế thực thi một loạt chính sách đối với thị trường Trung Quốc.

Đầu tư nước ngoài tạm dừng, kinh tế Trung Quốc thì giậm chân tại chỗ, đa phần các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều rút chuyên gia và dây chuyền sản xuất của mình về.
Tới tháng 9 tổng sản lượng công nghiệp của cả nước chỉ tăng 0.9%, con số thấp nhất từ khi cải cách mở cửa.

Rất nhiều nghi ngờ đối với chính trị và kinh tế ùn ùn nổi lên, các xí nghiệp tư nhân chịu hậu quả và áp lực nặng nề nhất.
Quảng Châu và Tô Châu đều chịu ảnh hưởng cực lớn.
Quảng Châu chính là trận địa đầu tiên của cải cách mở cửa nên nó cũng đứng mũi chịu sào.

Công trình xây dựng đình trệ, xí nghiệp tư phải cải tổ, nhiều nơi còn phải đóng cửa.

Một ít doanh nhân chạy ra ngoài, rất nhiều công nhân mất việc và phải lưu lạc ở nhà ga, bến tàu, trên phố gây mất trật tự an toàn xã hội.

(Hãy đọc thử truyện A Ly của trang Rừng Hổ Phách) May mà xưởng sản xuất tủ lạnh Châu Giang của Lâm Võ Phong vẫn có lượng tiêu thụ ổn định nên dù việc làm ăn của tiệm ăn vặt mà Tống Oánh mở không được tốt như trước thì nhà họ vẫn không sao.

Kinh tế nhà họ Lâm đã sớm ổn định không dễ bị dao động.
Các vùng kinh tế Giang Tô, Chiết Giang trải qua thời kỳ chỉnh đốn quy mô lớn.
Xưởng tủ lạnh của xưởng trưởng An tạm dừng sản xuất, Tống Hướng Dương tạm thời thất nghiệp.
Tiền Tiến đã lớn tuổi nên tính cách ngày càng cẩn thận.

Ông sợ bản thân quản quá nhiều xe chạy đường dài sẽ bị bên trên chỉnh đốn nên thả tiếng gió muốn nhượng lại nửa số xe và tuyến đường.
Hướng Bằng Phi là con nghé con mới sinh không sợ cọp.

Vốn anh vừa mới trả một phần tiền cho Trang Đồ Nam nhưng nghe nói Tiền Tiến muốn bán xe thế là anh lại gọi điện tới Thượng Hải mượn tiền.

Sau khi Trang Đồ Nam đồng ý Hướng Bằng Phi cũng gọi điện cho Lâm Đống Triết vay tiền.

Đã không làm thì thôi, một khi làm thì anh muốn làm lớn.
Ba người góp tiền vẫn không đủ thế là Lâm Võ Phong giúp gom đủ số còn thiếu.
Lúc Trang Siêu Anh và Hoàng Linh biết thì giấy phép kinh doanh của công ty vận chuyển hành khách tư nhân đã làm xong.

Công ty có ba cái xe, phụ trách ba tuyến đường và có ba cổ đông.

Hướng Bằng Phi là cổ đông lớn thứ hai kiêm tổng giám đốc.

Trang Đồ Nam và Lâm Đống Triết chiếm tỉ lệ cổ phần khác nhau nhưng cũng là cổ đông.

Hai vợ chồng chỉ biết trợn mắt cứng họng.
Lợi nhuận của xưởng dệt ngày càng kém, tiền lương cũng chỉ có 80%.
Trường trung học số 10 mà Trang Siêu Anh đang công tác thuộc hệ thống giáo dục trung ương nên tiền lương không bị ảnh hưởng.


Dù có lo âu thì ngày tháng vẫn sẽ trôi qua.

Thời gian theo củi gạo mắm muối mà lặng lẽ chảy xuôi.
Tháng 6 năm 1990 tại Tô Châu, trong căn phòng nhỏ phía đông, hai vợ chồng Trang Siêu Anh và Hướng Bằng Phi cùng ăn cơm tối.
“Chỉ số lạm phát năm 1989 là 40% nhưng tới tháng 6 năm 1990 chỉ còn 3.2%……,”
Trang Siêu Anh và Hoàng Linh đồng thời ngẩng đầu, nhìn về phía màn hình TV sau đó lại đồng thời cúi đầu tiếp tục ăn cơm.
Trang Siêu Anh nói, “Đúng thật, gần đây giá hàng không tăng nữa, cuối cùng lạm phát cũng ngừng.”
Hoàng Linh thở dài, “Từ đầu xuân 1988 tới giờ cứ tăng mãi, cuối cùng cũng ngừng.

Lợi nhuận trong xưởng không tốt, nếu còn tăng nữa thì ai cũng hoảng hốt.”
Hướng Bằng Phi lại bừng bừng khí thế, “Bác không cần hoảng, đừng nói cổ phần của anh Đồ Nam mỗi tháng đều sinh lời, chỉ nói tới mình cháu lái xe kiếm tiền đã đủ để nuôi hai bác rồi.”
Anh uống một ngụm tào phớ và nói, “Bác, ngày mai mua tào phớ mặn được không, cái này ngọt ăn không khai vị.”
TV tiếp tục đưa tin tức, “…… Trung ương Đảng và Quốc Vụ Viện đã đồng ý khai phá khu vực Phổ Đông của Thượng Hải.

Nơi đó sẽ áp dụng chính sách mở về kinh tế kỹ thuật và được công nhận là đặc khu kinh tế…… Nếu đặc khu kinh tế ở Thâm Quyến có thể thành công thì kinh nghiệm đó …”
Hướng Bằng Phi liếc nhìn TV và buồn bực nói, “Anh Đồ Nam đã sớm tới Phổ Đông xây nhà cao tầng mà sao giờ TV mới phát cái này nhỉ?”
Hoàng Linh đáp, “Trước kia chỉ xây nhà cửa, hiện tại lập khu hành chính mớigiống với đặc khu kinh tế ở Thâm Quyến nên mới đưa tin.”
Hướng Bằng Phi buồn cười, “Bác nói đúng quá.

Anh Đồ Nam ở Thượng Hải nên tin tức của bác đúng là nhanh nhạy.”
Hoàng Linh cảm thán, “Ba mẹ cháu cũng thế thôi.

Mẹ cháu toàn tìm hiểu tin tức Tô Châu, tới dự báo thời tiết cũng xem.

Mà cháu định khi nào mới về thăm ba mẹ hả?”
Hướng Bằng Phi buồn buồn nói, “Cháu muốn hai người họ xin nghỉ phép tới đây chơi mấy ngày nhưng không có chỗ ở.

Ba cháu nói đời này ông ấy chẳng muốn ở nhà ông bà ngoại lần nào nữa.

Cháu muốn thuê nhà cho họ ở tạm nhưng nơi này nhà ai cũng chật, làm gì còn phòng nào cho thuê?”

Trang Đồ Nam mới vừa giao xong một bản vẽ nên tương đối nhàn rỗi.

Anh quyết định tới đại học giao thông thăm Trang Tiêu Đình và Lâm Đống Triết.

Tới trưa ba người rủ nhau tới nhà ăn để ăn cơm.
Trong nhà ăn có hai cái TV lớn được treo cao và đang chiếu bản tin thời sự.

Trong tiếng người ồn ào Trang Đồ Nam tập trung nhìn kỹ dòng chữ trên màn hình và xem xong tin tức về việc khai phá Phổ Đông rồi mới cúi đầu tiếp tục ăn màn thầu.
Lâm Đống Triết đang mải mê ca ngợi món thịt xào, “Đại ca, món này ăn với màn thầu là nhất, anh ăn nhiều một chút.”
Trang Tiêu Đình cũng thấy tin tức vừa rồi, “Anh, Phổ Đông chuẩn bị khai phá rồi, hẳn anh sẽ tham dự vào việc thiết kế các công trình ở đó đúng không? Vậy tin tức vừa rồi có gì đặc biệt thế?”
Trang Đồ Nam tự hỏi một chút rồi mới trả lời em gái, “Việc khai phá Phổ Đông trước kia chỉ là để di chuyển một phần dân cư và nhà máy của Phổ Tây tới đó, coi như dời thành thị qua bên ấy.

Nhưng tin tức vừa rồi lại nhấn mạnh tài chính và giao thương của Thượng Hải như vậy chứng tỏ tầm quan trọng và công năng của Phổ Đông sau này sẽ ngang ngửa khu vực thành thị.”
Anh lại nhàn nhạt bỏ thêm một câu, “Cũng chứng tỏ Thượng Hải chuẩn bị cải cách mở cửa.”
Lâm Đống Triết nói, “Nhưng nếu so ra thì giá trị sản xuất của Thượng Hải không bằng Quảng Đông.”
Trang Tiêu Đình nhẹ nhàng liếc anh một cái thế là Lâm Đống Triết vội bật chế độ nịnh nọt, “Em không nói em sẽ về Quảng Châu.

Tương lai em ở đâu anh sẽ ở đó.

Em muốn ở lại Thượng Hải anh sẽ tìm việc ở đây, em muốn về Tô Châu anh sẽ về đó làm công cho Hướng Bằng Phi.”
Trang Đồ Nam tức giận mắng, “Cậu đừng có coi thường chuyện phân phối, tuy nói là “lựa chọn theo nhu cầu hai bên” nhưng chủ yếu vẫn là tìm công việc theo hộ khẩu.


Mấy năm nay tình hình kinh tế kém, hai đứa ngẫm nghĩ lại xem năm sau tốt nghiệp sẽ phải làm sao đi.

Hoặc là cùng thi lên thạc sĩ hoặc nghĩ cách được ở bên nhau ấy, không còn sớm nữa đâu.”
Anh hận sắt không thành thép mà răn dạy, “Cả ngày hai đứa chỉ nghĩ tơi chơi, không phải xem phim thì tới cung văn hóa đạp thuyền vịt.

Bây giờ sắp tốt nghiệp rồi, cái gì cần nghĩ thì mau nghĩ cho kỹ đi.”
Trang Đồ Nam đâm một kiếm là thấy máu khiến Lâm Đống Triết và Trang Tiêu Đình im thin thít.

Trang Đồ Nam về Đồng Tế một cái là tới văn phòng.

Vốn anh đang định tìm đồng nghiệp nhưng lại gặp Trần Lôi ở giữa đường.
Trần Lôi chủ động rủ anh đi dạo thế là anh đành phải thay đổi kế hoạch để đi cùng.

Trang Đồ Nam đã ký hợp đồng với viện thiết kế kiến trúc của Đồng Tế nên trăm phần trăm đủ điều kiện xin hộ khẩu Thượng Hải.
Tiền lương của viện thiết kế tương đối cao, lại có hộ khẩu Thượng Hải nên rốt cuộc Trang Đồ Nam cũng phù hợp với tiêu chuẩn chọn con rể cơ bản của các gia đình ở Thượng Hải.

Một giáo sư trong khoa giới thiệu cho anh cô cháu ngoại gái đang học chuyên khoa ở Đồng Tế.

Đó chính là Trần Lôi.

Ông ấy muốn hai người làm quen rồi xem có phù hợp tiến tới hay không.
Ánh nắng chiều xán lạn, chỗ nào cũng là tiếng chuông xe đạp và tiếng cười đùa.

Chung quanh là không khí đầu hạ nhàn tản.

Trần Lôi đang kể chuyện yêu đương của chị họ, “Chị ấy nói với nam sinh trong lớp rằng hộ khẩu Thượng Hải là cần thiết, nếu không có hộ khẩu ở đây thì phải có cơ hội xuất ngoại.

Nếu không có hai điều kiện này thì trong nhà sẽ không đồng ý.”
Trang Đồ Nam biết tình yêu và hôn nhân ở Thượng Hải này chẳng liên quan gì tới nhau —— thứ nhất là xuất ngoại, thứ hai là có hộ khẩu Thượng Hải, thứ ba mới là đám người ngoại tỉnh cố chen chân ở lại —— trong tất cả các tầng lớp này thì anh chính là tầng chót.

Anh từng nhiều lần nghe thấy những lời thế này vì thế cảm thấy rất phản cảm.
Anh thầm thở dài và nhớ tới lời giáo sư Chu ân cần khuyên bảo, “Viện thiết kế nhiều nam sinh, cuộc sống bận rộn lại đơn điệu, cơ hội quen bạn gái không nhiều vì thế hôn nhân đều dựa vào giới thiệu.

Hiện tại có người giới thiệu đối tượng cho em thì cứ gặp, hai bên tìm hiểu xem có hợp hay không.”
Ông cũng khuyên, “Người trẻ tuổi luôn muốn được yêu đương tự do, cái đó đương nhiên tốt, nhưng viện thiết kế không có nhiều nữ, không có điều kiện tự do yêu đương.”
Trang Đồ Nam kéo suy nghĩ của mình về và tiếp tục nghe Trần Lôi dông dài, “Chị họ em còn nói sinh viên nơi khác tới Thượng Hải sẽ không có nhà, chỉ có thể ở ký túc hoặc nhà thuê.”
Trang Đồ Nam tiếp tục nở nụ cười lễ độ.
Trong gió có mùi hoa, bụi cỏ truyền tới tiếng côn trùng kêu vang.

Tất cả đều vui vẻ thoải mái, còn Trần Lôi thì nói, “Mẹ em nghe kể về anh thì hỏi cuối tuần này anh có rảnh tới nhà em chơi không?”
Trang Đồ Nam lập tức suy nghĩ, “Cuối tuần này anh bận chuẩn bị tốt nghiệp, chắc không rảnh.”
Trần Lôi lại hỏi, “Thế cuối tuần sau thì sao?”
Trang Đồ Nam mỉm cười, “Anh không ở ký túc nữa nên phải ra ngoài thuê nhà.

Anh và bạn muốn cùng nhau đi xem nhà.

Em cảm ơn mẹ giúp anh, nhưng chắc anh không tới chơi được.”
Trần Lôi ngạc nhiên nhìn về phía Trang Đồ Nam giống như không hiểu một người không có hộ khẩu Thượng Hải như anh vì sao lại cự tuyệt một cô gái gốc Thượng Hải như mình.


Trang Đồ Nam không nói dối, anh và Dư Đào đang tìm phòng ở.
Quyền sở hữu nhà cửa trên thị trường đều thuộc nhà nước vì thế chính phủ không cho phép mua bán hoặc thuê lại.

Thị trường thuê nhà là thị trường chợ đen, quy mô cũng rất nhỏ.

Vì nhu cầu của thị trường này rất lớn nên ở Thượng Hải xuất hiện một đám nhà ở do dân tự xây.

Dư Đào tới một khu nhà ở do giáo sư của Đồng Tế mở.

Anh và Trang Đồ Nam đều là người lương cao nên không muốn ở ký túc xá miễn phí 10 người chen chúc của viện mà muốn bỏ tiền ra thuê nhà bên ngoài cho rộng rãi một chút.
Hai người thay phiên nhau quần thảo khu chợ đen quanh trường hai tháng nhưng số lượng nhà quá ít nên hai người đều tốn công vô ích.

Ngay lúc tuyệt vọng không có cách nào thì các đàn anh nghe nói khu Khúc Dương còn phòng.
Khu xóm mới ở Khúc Dương gần Đồng Tế, tiện ích chung quanh cũng tốt nên rất nhiều kiến trúc sư đều thuê nhà ở đây.

Chủ phòng ở đã nhìn chuẩn nhu cầu này nên tách một gian phòng ngủ lớn thành hai phòng nhỏ và cho thuê.

Trang Đồ Nam và Dư Đào đã tới nước “thượng vàng hạ cám” đều vớt thế nên sau khi xem nhà hai người đặt cọc luôn.

Trong trường lúc này là cảnh binh hoang mã loạn, sinh viên tốt nghiệp dần dần rời trường.
Trong lớp là màn chúc rượu chia tay và ca hát náo nhiệt, ở ký túc xá thì khóc lóc gào rống…… Cảnh vui buồn ly biệt lại diễn ra trước mắt rồi lại kết thúc.
Thủ tục rời trường đã làm xong, chìa khóa ký túc cũng đã trả.

Trang Đồ Nam và Dư Đào bê thùng giấy đựng đồ cùng mấy va li hành lý xuống lầu.

Trước đó bọn họ đã mượn được chiếc xe ba bánh thế là Trang Đồ Nam lái xe còn Dư Đào thì nhắm mắt đi theo phía sau canh đồ.

Hai người cứ thế rời khỏi trường.
Lúc đi tới cổng cả hai không nhịn được quay đầu nhìn thoáng qua cổng trường.

Trang Đồ Nam cố ý trêu đùa, “Đào nhi à, lần này rời trường thật rồi, cậu có cảm tưởng gì hả?”
Dư Đào nghĩ nghĩ và nghiêm trang trả lời, “Cảm tưởng thì có rất nhiều.

Vốn tớ tưởng có thể có một kỳ nghỉ hè cuối cùng cho ra trò.

Thậm chí tớ còn định tới đảo Hải Nam du lịch rồi cơ.

Thế nhưng ông chủ bảo việc quá nhiều nên chỉ cho nghỉ hai tuần thế nên hiện tại cảm tưởng lớn nhất của tớ là về sau không có nghỉ đông với nghỉ hè nữa rồi.

Đồ Nam à, về sau chúng ta sẽ phải đi làm quanh năm suốt tháng, mỗi ngày đều phải vẽ thiết kế rồi đi công trường.”
Dưới ánh nắng chói chang Trang Đồ Nam cũng phải rùng mình, “Đào nhi à, không biết nói thì đừng nói.”
Trang Đồ Nam đạp mấy cái rồi đột nhiên bảo, “Em gái tớ rất thích chè đậu xanh của quán ở ngay ngã rẽ phía trước.

Lát nữa đi ngang qua đó cậu lấy cà mèn ra mua cho tớ hai cốc, thêm đá, ít đường nhé.”
Dư Đào hỏi, “Em gái cậu tới à?”
Trang Đồ Nam đáp, “Con bé mới thi xong nhưng nghe nói hôm nay mình chuyển nhà nên nó đang ở xóm mới Khúc Dương giúp mình quét tước phòng ở.”
Trong lúc nói chuyện phiếm xe ba bánh đã tới chỗ rẽ.

Trang Đồ Nam tiếp tục ngồi trên xe còn Dư Đào thì cầm cà mèn của anh đi mua chè đậu xanh.
Trang Đồ Nam cẩn thận đánh giá quang cảnh quen thuộc chung quanh.

Trong lúc hoảng hốt anh nhớ tới những thương cảm và mờ mịt khi tốt nghiệp.

Anh nhớ tới những cái ôm ở ga tàu mang theo luyến tiếc, những tiếng gọi to.

Tất cả giống như mới vừa chớp mắt, nhưng thoáng một cái anh đã bắt đầu con đường sửa bản vẽ vô tận, còn ra ngoài thuê nhà.

Tự dưng trong lòng anh dâng lên buồn bã và mất mát.
Trang Đồ Nam phiền muộn nghĩ: trời mát, thu trong.


(Thái Tang Tử – Tân Khí Tật.

Nguồn: thivien.net)

Phòng đã được quét tước xong nên mặt đất, ván giường, bàn ghế đều sạch bong, cửa sổ kính sát đất cũng sạch.
Trang Tiêu Đình giặt giẻ phơi lên dây và nói, “Không có rèm nên tối vừa bật đèn là người phía đối diện sẽ nhìn thấy hết.”
Ven tường đặt một giá sách cũ, Lâm Đống Triết đang ngồi xổm dưới đất bỏ sách lên mấy giá thấp nhất, “Sợ gì, anh em là nam, chả sợ người khác nhìn.

Ai xem kẻ đó bị thiệt, trước kia anh trai em cũng có che rèm cửa sổ phòng đâu.”
Trang Tiêu Đình lấy bút vở ra ghi lại kích thước cửa sổ cô vừa đo được, “Gần đây có chợ bán thức ăn nên lát nữa em sẽ tới đó tìm xem có hàng may vá không thì thuê họ làm cho cái rèm.”
Lâm Đống Triết nói, “Anh nhớ ra rồi, phòng anh em có rèm, lúc anh đứng ngoài gọi anh ấy sẽ kéo rèm vào nếu không muốn nói chuyện với anh.” Nghĩ tới đây anh lại bật cười, “Em có cảm thấy căn phòng này quen mắt không.

Anh vừa vào phòng đã cảm thấy nó giống nhà mình lúc trước.

Trước kia phòng của anh và anh trai em cũng cách nhau một bức vách thế này, chỉ cần anh ấy hắt xì một cái anh cũng nghe thấy.”
Lúc anh nói tới “Nhà mình” giọng điệu rất tự nhiên, còn mang theo vài phần quyến luyến.

Thậm chí cả bản thân anh nghe thấy cũng sửng sốt.
Trang Tiêu Đình không nói gì thế là trong phòng rơi vào yên tĩnh.
Lâm Đống Triết ngẩng đầu nhìn cô đang đứng cạnh cửa sổ.

Ánh mặt trời chiếu lên ngọn tóc của cô và tỏa ánh sáng rực rỡ.
Phòng rất nhỏ, co quắp lại chật chội.

Ngoài cửa sổ truyền đến tiếng ve kêu đinh tai nhức óc còn ngọn cây ở nơi xa thì bất động không nhúc nhích.

Mọi thứ đều quen thuộc, giống như ngày hè lúc bọn họ còn nhỏ.

Mỗi mùa hè đều giống nhau, bọn họ cũng sẽ luôn bên nhau – Lâm Đống Triết thầm nghĩ.
Anh đứng lên, lòng khẩn trương lo lắng đi tới bên cửa sổ nhìn thẳng vào Trang Tiêu Đình.
Trang Tiêu Đình như cảm nhận được không khí có sự thay đổi nhưng vẫn cúi đầu và không dám ngẩng lên nhìn anh.
Lâm Đống Triết lấy hết dũng khí nắm lấy tay cô và nói, “Lần trước anh em nói đúng, chúng ta nên ngẫm lại xem tương lai sẽ ra sao, anh không muốn…”
Anh đã sớm tự hỏi bản thân nhiều lần, cũng chọn nhặt câu từ nhiều lần nhưng anh quá lo lắng nên vẫn thốt ra câu từ lung tung, “Anh em nói có lý, anh cũng nghe nói xác suất chia tay sau khi tốt nghiệp là trăm phần trăm……”
Trang Tiêu Đình đột nhiên ngẩng đầu, mặt trắng bệch nhìn Lâm Đống Triết.
Lâm Đống Triết vừa dứt lời cũng đột nhiên ý thức được mình nói sai thế là vội vàng giải thích lộn xộn, “Không phải anh muốn chia tay, anh nói sai rồi.

Nếu anh dám chia tay thì anh em sẽ tẩn anh ra bã, Hướng Bằng Phi cũng sẽ……”
Trang Tiêu Đình nhẹ giọng nói, “Anh …… nói từ từ thôi.”
Giọng cô run lên sau đó cô lại cúi đầu.

Lâm Đống Triết thấy hàng mi dài của cô cũng run theo thế là anh cố lấy lại bình tĩnh và nói: “Anh không cần suy nghĩ gì vì anh đã sớm nghĩ kỹ rồi.

Em đi đâu anh sẽ theo đó.

Mấy năm nay thị trường việc làm kém nên chúng ta khó mà ở lại Thượng Hải.

Sau khi tốt nghiệp nếu em muốn về Tô Châu thì anh cũng về đó.

Em biết anh muốn về đó thế nào.

Còn nếu không được thì tới Quảng Châu cũng tốt, nơi ấy cơ hội việc làm tốt hơn, dù em không có hộ khẩu cũng có thể tìm được việc.”
Lâm Đống Triết lại bồi thêm một câu, “Nếu em muốn thi lên thạc sĩ thì anh cũng sẽ tới chỗ đó tìm việc.

Anh không quan tâm chuyện em học cao hơn anh đâu.

Từ nhỏ thành tích của em đã tốt hơn nên anh cũng quen rồi.”
Lâm Đống Triết nói, “Mặc kệ đi đâu chúng ta cũng sẽ ở bên nhau.”.




trước sau
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây