Thời thanh niên. Việc di dời được thực hiện như sấm rền gió cuốn, tốc độ cực nhanh.
Hàng xóm lục tục dọn đi, đầu tháng 12 nhà họ Lý rốt cuộc cũng hết giằng co. Ban đầu chú thím nói phần bồi thường trên danh nghĩa của Lý Văn là quà cảm tạ trước kia họ đã đồng ý thêm cậu vào hộ khẩu.
Nhưng sau khi Lý Giai mạnh mẽ phản đối cuối cùng bọn họ cũng chịu chia 30% phần bồi thường cho Lý Văn. Lý Giai vẫn không chịu.
Cô kiên quyết không cho người khác ký tên thay Lý Văn trên giấy tờ bồi thường mà nói với bên di dời rằng đây là kết quả thương lượng của cả gia đình.
Trừ phi Lý Văn tự mình tới ký còn lại bất kỳ ai ký thay đều không tính.
Cô cứ thế mạnh mẽ kéo dài tiến trình bồi thường. Dưới sự kiên trì của Lý Giai, 0% biến thành 30%, 50%, rồi 70% và cuối cùng là 100%. Lý Giai thắng, “Một đổi hai”. — Quá trình ấy vô cùng thảm thiết.
Ban đầu thím cô còn làm khó dễ, “Ai biết được Giai Giai tranh phần bồi thường này có phải là vì chính mình hay không?” Lý Giai mạnh mẽ phản bác, “Tổ di dời sẽ trực tiếp gửi tiền bồi thường vào tài khoản của Văn Văn.” Một thời gian sau chú cô cũng tham gia, “Giai Giai có bạn trai, lại còn là kẻ ngoại tỉnh không có nhà.
Ai biết được có phải con bé muốn tranh một căn phòng cưới cho bản thân hay không?” Ông nội muốn Lý Giai đảm bảo tiền bồi thường phải do Lý Văn cầm thế là cô đưa ra một đáp án không thể chê vào đâu được, “Để A Văn đi xem nhà quanh khu trường của thằng bé.
Chọn căn nào chừng 20 mét ấy, chỉ cần tiền bồi thường về một cái là xuống tiền mua luôn căn phòng ấy.
Trên giấy tờ bất động sản để tên A Văn.” Cách làm này hoàn toàn bài trừ khả năng Lý Giai chiếm phần bồi thường thế nên ông nội không can thiệp nữa. Dần dần cách nói của thím cô biến thành, “Giai Giai muốn nhường phần bồi thường kia cho cha mẹ ở, còn căn nhà mình mua thì làm phòng tân hôn.” Lý Giai cũng không ngạc nhiên khi ông bà nội và chú thím nghĩ thế.
Nửa năm qua nhà nào trong ngõ hẻm cũng có mâu thuẫn to hoặc nhỏ.
Không ít trong số đó còn tìm luật sư kiện tụng, một khi cô đã đứng ra tranh thì nhất định phải đối mặt với những nghi ngờ và chửi bới này. Điều khiến cô thất vọng nhất chính là trong toàn bộ quá trình dù Lý Văn tin tưởng cô nhưng hoàn toàn không cùng cô kề vai sát cánh chiến đấu hoặc cung cấp lời giải thích cũng như thể hiện sự ủng hộ.
Trước sau như một cậu chỉ chờ chị gái sắp xếp mọi thứ cho mình. Trong cuộc chiến dài lâu lại máu chảy đầm đìa này mỗi người đều lộ ra khuôn mặt xấu xí, chật vật của bản thân. — Đầu tháng 12 nhà họ Lý di dời.
26 mét vuông trên danh nghĩa của ông nội cô được đổi thành một căn nhà 80 mét vuông ở ngoại thành khu Dương Phổ với ba phòng ngủ, một phòng khách cùng 12000 tệ tiền mặt. Cả nhà ông bà nội, chú thím và em họ dọn vào căn hộ mới, tuy xa nhưng diện tích lại rộng hơn.
Hoàn cảnh nơi ở tăng lên nhưng đi làm xa hơn nhiều.
Thím cô than trời than đất nói là đi làm quá bất tiện.
Khu này vô cùng hẻo lánh, đi bộ 20 phút mới tới trạm xe buýt, đi làm một chuyến đã mất hơn 1 tiếng. Lý Văn nhận được 12000 tệ tiền mặt thế là Lý Giai buộc cậu tìm một căn phòng xép 20 mét vuông ở khu Hồng Khẩu rồi dùng số tiền này trả khoản tiền ban đầu.
Căn nhà này cô cũng cho thuê, tiền thuê cùng tiền công quỹ của Lý Văn đủ trả tiền vay ngân hàng. Mọi thứ đã trần ai lạc định.
Mấy tháng chiến đấu hăng hái khiến tâm lực của Lý Giải trở nên tiều tụy.
Cô chẳng còn ý chí chiến đấu, cả người héo rũ không có tinh thần. Không đợi Lý Giai khôi phục ba mẹ cô đã từ Đông Bắc chạy đến Thượng Hải.
Vào dịp tết nơi nào cũng chật cứng nên họ đổi ngày nghỉ với đồng nghiệp để lấy ra mười ngày nghỉ chạy tới Thượng Hải thăm con cái và xem nhà mới.
Đến Tết họ sẽ về trực ban sau. — Tết dương năm 1994 Trang Đồ Nam và Lý Giai không có cơ hội chúc mừng kỷ niệm 1 năm hẹn hò mà vội chạy tới nhà họ Lý ăn bữa cơm đoàn viên. Trang Đồ Nam nghe nói mình sẽ tới nhà họ Lý ăn cơm đoàn viên thì nghẹn họng nhìn chằm chằm Lý Giai.
Nhưng thấy cô cũng xấu hổ khó xử thế là anh lập tức thay đổi biểu tình, “Anh chỉ tiếc nuối vì hai ta không thể ở bên nhau chúc mừng riêng”, sau đó anh cố nuốt một tiếng từ chối về. Anh nghĩ thầm nhà họ Lý so với nhà họ Trang đúng là cao hơn một bậc.
Đây là lần đầu tiên tới cửa nên anh cần chuẩn bị quà.
Đồng nghiệp vì anh chàng tổ trưởng đã có tuổi còn chưa lập gia đình mà sôi nổi cống hiến mưu kế.
Trang Đồ Nam lên danh sách sau đó cùng Lý Giai cầm danh sách ấy chạy mấy lần mới mua được 2 cái áo lông, hai hộp thuốc lá Trung Hoa, một chai Ngũ Lương Dịch, một cái chân giò hun khói, một hộp bánh kem, mấy chai mỹ phẩm dưỡng da linh tinh góp vào thành quà. Trong phòng khách của căn nhà mới tại khu Dương Phổ, mười hai người gồm ông bà nội, ba mẹ Lý, chú thím, chị em Lý Giai và Lý Văn, một nhà em họ và Trang Đồ Nam chen chúc. Chân giò hun khói được thái ra làm đồ ăn, ngoài ra còn có cánh gà rán, thịt Đông Pha, gân hầm làm đồ cuốn.
Đồ ăn tinh xảo lại có tâm, riêng Trang Đồ Nam còn được thêm một bát nước đường đỏ nấu trứng gà dành cho con rể mới tới cửa.
Cả nhà vừa ăn cơm vừa cười nói, không khí hòa hợp. Ba Lý cảm thán, “Năm đó lúc xuống nông thôn chính phủ quy định cả đời chỉ được thăm người thân hai lần, cũng không cho tự tiện quay về.
Sau này chính sách nới lỏng, có ngày nghỉ là được về.
Rồi sau đó nữa bé và A Văn đều quay lại đây.
Đợi hai năm nữa con và mẹ bé đều về hưu sẽ quay về đây ở hẳn.” Chú Lý nói, “Giai Giai có khả năng, còn mua nhà ở khu Hoàng Phổ cho anh chị.” Thím Lý nói chua lòm, “Giai Giai quả thực có khả năng, còn tranh được một căn phòng nhỏ cho A Văn.” Bà nội thì cười tủm tỉm nói, “Tiểu Trang, cháu biết rồi đấy, nhà bé mua ở phía sau chùa Tĩnh An.” Trang Đồ Nam mỉm cười gật đầu. Thím Lý đột nhiên nói, “Ba của Mao Đầu còn chưa kết hôn đã nộp tiền lương cho vợ, Tiểu Trang có giúp Giai Giai trả nợ tiền phòng không?” Mao Đầu là con trai của em họ, ba thằng bé chính là chồng của em họ.
Những lời này của thím Lý Giai đúng là xảo quyệt, nhưng đáng tiếc Trang Đồ Nam và Lý Giai đều là người thường xuyên phải cãi nhau với các bên nên anh vẫn mang đầy vẻ tự nhiên còn Lý Giai thì dùng bốn lạng hất đổ ngàn cân, “Phòng ở cháu trả, còn anh ấy nuôi cháu.” Chú Lý cười tủm tỉm hỏi, “Giai Giai, căn phòng xép của A Văn có phải phòng tân hôn của cháu và Tiểu Trang không?” Trang Đồ Nam không trả lời thẳng mà đáp, “Hôm nay cháu mới biết căn phòng kia ở sau chùa Tĩnh An.” Mọi người nghe thế thì thần sắc khác nhau, chồng của em họ có lòng muốn giải vây cho Trang Đồ Nam nên vòng về đề tài cũ, “Thanh niên trí thức chỉ có thể về thăm người thân 2 lần thôi ư?” Ông nội và ba Lý đều gật đầu, “Chính sách quy định thế.” Ông nội nhìn về phía Trang Đồ Nam và nói, “Tiểu Trang nói cô mình cũng là thanh niên trí thức……” Trang Đồ Nam đáp, “Phải, khi cháu còn nhỏ chưa từng gặp cô.
Mãi tới khi có chính sách cho thanh niên trí thức trở về thành phố cháu mới nhìn thấy cô cháu lần đầu tiên.
Sau đó tới khi thi đại học cháu mới gặp dượng.” Trong phòng ngủ nhro đứa con trai nửa tuổi của em họ đột nhiên tỉnh lại không thấy có ai thì khóc váng lên.
Thím Lý lập tức ra hiệu cho Trang Đồ Nam, “Tiểu Trang, tã để trên giá, cháu hỗ trợ thay tã cho thằng bé được không?” Trang Đồ Nam lập tức đứng dậy đi vào đổi tã cho đứa nhỏ. Anh không có kinh nghiệm nên không cẩn thận để phân cọ tới khăn trải giường.
(Hãy đọc truyện này tại trang Rừng Hổ Phách) Anh vội gọi em rể họ tới tìm một cái khăn trải giường mới để thay sau đó tự tới nhà tắm giặt khăn. Đoạn nhạc đệm này chẳng ảnh hưởng gì tới bầu không khí vui vẻ trong phòng khách, mọi người vẫn trò chuyện như cũ. — Sau cơm tối Trang Đồ Nam từ biệt mọi người rồi trở về phòng trọ của mình.
Lý Giai tiễn anh ra cửa rồi nhẹ cầm lấy tay anh sau đó mới trở về nói chuyện với người nhà. Một lát sau ông bà nội kêu mệt, Lý Giai và Lý Văn cũng chuẩn bị đi về.
Căn nhà này không chứa được nhiều người nên buổi tối ba mẹ Lý ngủ trong phòng khách.
Hai chị em Lý Giai thì về nhà thuê và ký túc của mình để ở. Căn phòng này ở nơi hẻo lánh, cách trạm xe buýt khá xa.
Con đường từ khu nhà tới trạm xe còn lổn nhổn, gồ ghề lồi lõm thế nên ba mẹ Lý cầm đèn pin đưa hai đứa con ra bến xe. Lý Giai dùng giọng bình thản nói việc nhà, “Sao không có cá thế? Cá hấp, cá kho đều không có? Con rể tới cửa phải có cá, không có cá tức là trong nhà không đồng ý.
Cũng không có bao lì xì.” Mẹ Lý nói, “Thím con bảo……” Lý Giai chậm rãi chen ngang, “Trang Đồ Nam cho A Văn và Mao Đầu bao lì xì.” Mẹ Lý ấp úng không nói được nữa. Lý Văn vội hoà giải, “Anh rể cũng không có vẻ không vui, có khi nhà anh ấy không có phong tục này……” Lý Giai cười cười, “Anh ấy là người Tô Châu, lại ở Thượng Hải nhiều năm……” Rồi cô nhẹ nhàng oán giận, “Thầy của anh ấy cứ dặn anh ấy phải để ý, cá bưng lên phải chờ ba mẹ vợ động đũa trước rồi mới được ăn.
Ông ấy còn dặn chỉ được ăn chút thịt phần đuôi.
Thôi được rồi, đừng nói cá nữa.” Sau đó cô cười và tiếp tục nói, “Nhưng vì sao mọi người lại muốn Trang Đồ Nam rửa bát, đổi tã? Vì sao phải nói tới chuyện nhà mình mua phòng xép?” Mẹ Lý hoà giải, “Con rể mới tới cửa phải có ánh mắt nhìn, phải làm việc nhà nữa.
Tiểu Trang đâu có nói nhiều vì thế làm chút việc nhà cũng tốt.” Ba Lý không bỏ được mặt mũi, “Bé, con đang trách ba mẹ à?”
Lý Giai trầm mặc không lên tiếng và cùng cả nhà đi về phía trước. Cô đã trưởng thành nên quyền lên tiếng trong nhà ngày càng lớn.
Ba Lý thấy thế thì cũng nhỏ nhẹ hơn, “Bé, hôm nay ông bà nội cùng chú thím nói những lời ấy là lấy mặt mũi cho con để tránh tương lai Tiểu Trang bắt nạt con.
Chú thím và các con có mâu thuẫn nhưng đó là việc trong nhà, còn bên ngoài chúng ta vẫn là một.” Lý Văn cũng nói, “Chị, sao chị phải giấu việc đã mua căn phòng xép.” Mẹ Lý cũng nói, “Giai Giai, căn phòng kia dùng làm phòng tân hôn cũng được.
Tương lai một nhà ở chung, ba mẹ cũng có thể chăm sóc con.” Trong lòng Lý Giai đột nhiên hiện ra mảnh trời bên ngoài cửa sổ căn phòng ở Phổ Giang sau đó cô nhẹ lắc đầu. Cô tránh một cái hố trên mặt đất và chậm rãi nói, “Con có một người bạn học đại học mới từ nước ngoài về nên bạn bè ở Thượng Hải mời anh ấy đi ăn cơm, hát karaoke.
Con là lớp trưởng nên mọi người đưa tiền cho con để con trả tiền.
Khi ấy Trang Đồ Nam đưa hai phần tiền, cho cả con nữa, như thế con mới có mặt mũi trước mặt bạn bè……” Lý Giai tủi thân nói, “Anh ấy tôn trọng con vì thế nếu mọi người muốn con có mặt mũi thì cũng nên tôn trọng anh ấy.
Trên bàn không có cá thì quả thực không hay tí nào!” Mẹ Lý nói, “Thím con bảo khi còn chưa kết hôn em rể họ của con đã nộp tiền lương rồi……” Lý Giai ôm lấy tay mẹ lắc lắc, “Em rể không có nhà nên phải ở lại nhà ông bà nội, tiền lương cũng chỉ đủ ăn cơm.
Con học đại học tốt hơn em họ nên vốn thím đã không vui, hiện tại bạn trai con lại tốt hơn em rể nên thím chỉ muốn con không thể gả được ra ngoài.
Bà ấy chỉ mong con và bạn trai chia tay, mẹ đừng nghe thím ấy làm gì.” Rồi cô lại cười nói, “Trước kia tiền lương của mọi người chỉ có mấy chục tệ nên nộp tiền lương chính là trả sinh hoạt phí.
Nhưng hiện tại không như thế, mẹ có đồng ý để A Văn đưa căn phòng kia cho một cô gái khác không?” Mẹ Lý muốn nói lại thôi còn Lý Giai thì thay đổi đề tài, “Chuyện có cá trong bữa ăn là để thử xem con rể mới có ánh mắt và có biết xử sự hay không.
Còn Trang Đồ Nam vốn là người có năng lực ở cơ quan vì thế chẳng cần chứng minh nữa.” Trong lúc nói chuyện phiếm tâm tình Lý Giai dần trở nên bi ai.
Hoàn cảnh nông trường khép kín nên cuộc sống của ba mẹ cô vẫn bị đóng khung trong những năm thanh niên trí thức ở Thượng Hải.
Nhận thức của họ về cuộc sống vẫn dừng lại ở 30 năm trước vì thế khi họ trở về cô không chỉ phải hỗ trợ về kinh tế mà còn phải kiên nhẫn chỉ đường. Lý Giai phiền muộn nghĩ thái độ của mình với cha mẹ cũng chẳng khác nào với các đối tác làm ăn, phải theo hướng dẫn, phải có sách lược, phải nói tới kỹ xảo .