Hẻm nhỏ ở Giang Nam. Mùa xuân lại tới, trong sân lại trồng lặc lè, từng cây bận rộn nảy mầm, nở hoa, kết quả. Lịch sử lặng lẽ gạch một nét cong, vài nhà trong hẻm nhỏ có con cái về thành phố.
Thanh niên trí thức mang theo gió xuân và mưa phùn bình đạm tự tại xuất hiện trong hẻm nhỏ. Không công việc, không có thu nhập, không có nhà ở, đám thanh niên trí thức chỉ có thể chen chúc trong nhà chờ đợi cục lao động sắp xếp công việc.
Nhưng bất kể là xưởng dệt hay thành phố Tô Châu đều không thể đột nhiên cung cấp nhiều công việc như thế.
Vì thế thanh niên trí thức bắt đầu thời gian chờ đợi dai dẳng, giống như bọn họ trở lại thành phố là để ‘cắm đội’ một lần nữa. Mâu thuẫn của các gia đình trong con hẻm nhỏ, đặc biệt là giữa anh chị em ngày càng nhiều. — Lý Nhất Minh bày quán trước quảng trường.
Cậu luôn mang theo một cái sọt, trong đó chứa đầy qu.ần lót, tất và các món hàng nho nhỏ khác.
Khi quản lý trật tự tới cậu sẽ cõng sọt chạy, đợi họ đi rồi cậu lại tới quảng trường tiếp tục bày hàng bán. Trong lúc “đánh du kích” ấy cậu bị quản lý thu hàng hai lần.
Thằng nhóc con lớn tướng ngồi xổm bên đường cái thương tâm khóc rống lên.
Nhưng nói chung là cậu kiếm được tiền. Tống Hướng Dương vào xưởng máy nén và làm nhân viên tạm thời ở phân xưởng của Lâm Võ Phong. Tống Oánh tiếp tục thắt lưng buộc bụng mà tiết kiệm tiền.
Không thế không được, cô còn thiếu nhà họ Trang 100 tệ kia kìa. Cuối tháng 5 là sinh nhật Trang Tiêu Đình, hơn nữa Tống Oánh đã ăn lặc lè hai tháng nên cô cảm thấy mình sắp hỏng mất rồi.
Cô vừa nhìn thấy lặc lè đã muốn nôn, thế là cô lén hẹn Hoàng Linh sau đó chuẩn bị cắn răng mời khách —— cô mời Hoàng Linh và Trang Tiêu Đình tới cửa tiệm mì quốc doanh ăn mỳ cá chúc mừng sinh nhật. Hoàng Linh không đồng ý cho Tống Oánh tiêu tiền, “Em làm chút rượu nếp hoặc đồ ăn vặt là được, Tiêu Đình đều vui mà.” Tống Oánh hơi thở thoi thóp mà nói với Hoàng Linh, “Chị, em mời khách mà, cầu chị cho em nương sinh nhật Tiêu Đình mà ăn một bữa ra trò đi.
Chỉ ba người chúng ta thôi, không mang theo Đồ Nam và Đống Triết, sẽ không tốn quá nhiều đâu.” Hoàng Linh cười ầm lên, “Được, nhưng sao mà giấu được Đống Triết?” — Sáng chủ nhật Trang Siêu Anh tới trường, Hoàng Linh không ở trong nhà, anh em nhà họ Trang đều ở trong phòng Trang Đồ Nam đọc sách và làm bài tập. Trang Tiêu Đình đột nhiên nói với anh mình, “Anh, em đi tìm mẹ và dì Tống Oánh nhé.” Hoàng Linh và Tống Oánh có đôi khi sẽ tới nhà khác nói chuyện phiếm nên Trang Đồ Nam cũng chỉ đáp, “Được, anh biết rồi.” Đầu hạ các nhà các hộ đều treo rèm cửa bằng trúc, vừa để tạo cảm giác riêng tư vừa mát mẻ.
Trang Tiêu Đình vừa xốc rèm cửa lên thì đối mặt với Lâm Đống Triết đang ở trong sân. Lâm Đống Triết nói, “Trang Tiêu Đình, tớ quên sách giáo khoa ngữ văn ở trường rồi, cho tới mượn sách của cậu để làm bài nhé.” Trang Tiêu Đình rụt rè gật gật đầu và ra cửa. Lâm Đống Triết buồn bực, “Nó đi đâu thế?” Trang Đồ Nam thuận miệng trả lời, “Đi tìm mẹ em và mẹ anh.” Lâm Đống Triết nghiêng đầu nghĩ nghĩ, “Không đúng, Trang Tiêu Đình hôm nay thật khác thường.” Trang Đồ Nam buông bút trong tay và nhìn về phía Lâm Đống Triết. Lâm Đống Triết phân tích đạo lý rõ ràng, “Cậu ấy thấy em đi ra khỏi WC nhưng không nói gì.
Ngày thường mỗi khi em đánh ruồi bọ hoặc ra khỏi WC cậu ấy toàn nhìn chằm chằm chờ em rửa sạch tay rồi mới cho em chạm vào sách của mình.
Có lần em lười, chỉ cho tay vào dính dính nước thế mà cậu ấy còn ngửi tay em không thấy mùi xà phòng nên bức em đi rửa lại cơ mà.
Hôm nay quá khác lạ, cậu ấy chẳng hề bắt em đi rửa tay gì cả.” Lâm Đống Triết tiếp tục nói, “Hôm nay cậu ấy còn mặc thật là đẹp, váy yếm, giày da đen, trên đầu thắt nơ bướm, anh Đồ Nam, hôm nay Trang Tiêu Đình quá không bình thường.” Trang Đồ Nam nhớ lại một chút thì thấy từ sáng tới giờ em gái hơi bất an, vừa rồi lúc làm bài tập còn trộm nhìn cậu vài lần.
Cậu đột nhiên thấy khẩn trương, “Em cảm thấy con bé đang nói dối à? Em nghĩ nó có thể đi đâu?” Lâm Đống Triết nói, “Em làm gì biết, nhưng cậu ấy mới vừa đi, còn chưa xa đâu, chúng ta đuổi theo đi.” — Cuối tuần việc làm ăn của tiệm cơm cực kỳ tốt, người nhiều nên trong tiệm đều chật ních.
Khách hàng cần trả tiền và đưa phiếu gạo trước mới cầm số thứ tự bằng sắt và ra ngoài đợi. Tống Oánh và Hoàng Linh tới trước nên Tống Oánh đã đổi xong phiếu và lấy số thứ tự.
Cô và Hoàng Linh ngồi ở ngoài cửa hàng chờ tới lượt mình và chờ Trang Tiêu Đình. Tống Oánh không quá yên tâm hỏi, “Tiêu Đình sẽ không tới trễ chứ?” Hoàng Linh khẳng định, “Không đâu, buổi sáng lúc chải đầu cho con bé chị đã nhắc mãi về thời gian, trong phòng Đồ Nam có đồng hồ báo thức nên hẳn con bé sẽ căn giờ để tới.” Hoàng Linh nói không sai, Trang Tiêu Đình nhanh chóng tới, chưa đến vài phút bọn họ cũng được gọi tên thế là ba người vô cùng vui vẻ đi vào tiệm.
Người phục vụ sắp xếp bọn họ ngồi ở một cái bàn bên cửa sổ. Tống Oánh gọi ba bát mỳ khác nhau, một cái là mỳ đùi gà, một cái là mỳ xương sườn và một cái là cá hun khói.
Đợi người phục vụ bưng mỳ lên Tống Oánh đưa đũa cho Trang Tiêu Đình đang ngồi đối diện nói “Tiêu Đình, cháu xem thích loại nào? Cháu chọn trước đi, dì và mẹ cháu sẽ ăn hai bát còn lại.” Trang Tiêu Đình đột nhiên gọi, “Anh, Lâm Đống Triết.” Tống Oánh cười nói, “Không có hai đứa ấy đâu, ha ha ha ha, chúng ta không mang theo tụi nó cùng ăn.” Hoàng Linh và Trang Tiêu Đình đều mang biểu tình không quá tự nhiên thế là Tống Oánh đột nhiên ý thức được cái gì đó và quay đầu lại nhìn về phía cửa sổ. Một khuôn mặt nhanh chóng ịn lên cửa sổ kính, đó là khuôn mặt mang theo phẫn nộ, tủi thân của Lâm Đống Triết, còn ở phía xa là Trang Đồ Nam đang cực kỳ hoang mang, không hiểu gì.
Mấy nhà nhỏ bên cạnh tiệm ăn đều nghe thấy một tiếng rống giận, “Tống Oánh, mẹ là đồ không nghĩa khí, đồ ăn mảnh.” — TV của nhà họ Lâm cung cấp cho hàng xóm gần đó không ít niềm vui khi rảnh rỗi, nhưng một ngày này nhà họ Lâm lại cung cấp một vở kịch sinh động hơn cả TV. Từ khi trong nhà có TV vốn từ ngữ của Lâm Đống Triết tăng lên rất nhiều, “Tống Oánh, mẹ là cái đồ bỏ chồng bỏ con, thất tín bội nghĩa, tự mình ra ngoài ăn ngon.” Hoàng Linh ở phòng bên cạnh đang dựng lỗ tai lên nghe thấy thế thì phì cười. Trang Siêu Anh cũng không nhịn được cười, “Đống Triết còn biết ‘bỏ chồng bỏ con’ với cả ‘thất tín bội nghĩa‘ cơ đấy.” Tống Oánh yếu ớt biện giải thay bản thân, “Con và Đồ Nam cũng ăn mà.” Lâm Đống Triết khí thế ngất trời mà rống to, “Con và anh Đồ Nam phải ăn chung một bát mỳ xương sườn, làm gì đủ no.
Một mình Trang Tiêu Đình được ăn một bát mỳ đùi gà kia kìa.
Không, nếu không phải tụi con bám theo thì một miếng hai đứa cũng không được ăn.” Nhà họ Ngô ở đối diện nghe rõ tiếng Lâm Đống Triết rít gào thế là Ngô Kiến Quốc cảm khái, “Giọng Đống Triết to như lệnh vỡ thế này mà còn không được chọn vào đội hợp xướng, đúng là đáng tiếc.” Trương A Muội thì nói thầm, “Mang Trang Tiêu Đình đi ăn mì mà không gọi con nhà mình.” Lâm Đống Triết tiếp tục rống, “Mẹ bảo trong nhà không có tiền nên mỗi ngày đều phải ăn lặc lè.
Con và ba ba ở nhà ăn cơm thừa với lặc lè còn mẹ chạy ra ngoài trộm ăn thịt.
Mẹ còn mang theo Trang Tiêu Đình và cho nó ăn mỳ đùi gà, còn mua cho nó nước quả quýt.” Lâm Đống Triết bi phẫn kêu, “Con cũng muốn ăn đùi gà và uống nước quả quýt.” Lâm Võ Phong mang ý đồ ba phải, “Tuần sau là sinh nhật Tiêu Đình nên mẹ mới mời bạn ấy đi ăn sinh nhật thôi.” Lâm Đống Triết vẫn đắm chìm trong bi thương vô tận, “Mẹ lừa con nói là trong xưởng có việc.
Nếu không phải hôm nay Trang Tiêu Đình quên nhìn chằm chằm con dùng xà phòng rửa tay thì con cũng chẳng phát hiện ra.” Tống Oánh vội tìm chuyện khác để nói, “Tiêu Đình nhìn chằm chằm con dùng xà phòng rửa tay à?” Lâm Đống Triết buột miệng thốt ra, “Mẹ và ba kiểm tra bàn chải đánh răng xem con có đánh răng không nhưng có đôi khi con lười không đánh nên chỉ nhúng nước cho ướt.
Trang Tiêu Đình thông minh hơn hai người vì thế nó cứ nhìn chằm chằm con xem có dùng xà phòng rửa tay hay không.” Trang Đồ Nam thầm nghĩ, “Người xấu chết vì nói nhiều, Lâm Đống Triết, cậu xong rồi.” Quả nhiên trong phòng phía tây lập tức truyền tới tiếng chổi lông gà đập lên bàn. — Bởi vì có hai lần được tham dự chấm thi đại học nên Trang Siêu Anh được trường học cất nhắc lên làm chủ nhiệm khối và dẫn dắt các thầy cô khác ôn tập cho đám cuối cấp.
Anh và các đồng nghiệp cùng chuẩn bị cho khóa 79 thi đại học. Trang Siêu Anh cùng các đồng nghiệp cẩn thận và vất vả làm việc một năm.
Trên thị trường cũng không có nhiều tài liệu ôn thi vì thế các thầy cô tự biên soạn tư liệu, khắc giấy in để học sinh luyện tập.
Trong kỳ nghỉ đông Trang Siêu Anh dành rất nhiều thời gian khắc bản giấy nến và chuẩn bị tư liệu cho học kỳ sau.
Giấy bản lạnh băng khiến đôi tay anh bị nứt da.
Hoàng Linh tới bệnh viện xin thuốc trị nứt da cho anh bôi nhưng hoàn toàn không ăn thua gì.
Đôi tay anh sưng đỏ ngứa ngáy đến cuối tháng tư mới chậm rãi khôi phục. Lúc trời nóng sáp nến tan ra khiến tay, mặt và trên quần áo Trang Siêu Anh dính đầy dầu mực. Khổ như thế nhưng Trang Siêu Anh vẫn vui vẻ chịu đựng.
Lúc anh khắc từng văn tự hoặc con số anh cảm thấy đó là chờ mong, là kỳ vọng của mình với học sinh.
Anh đang khắc ra tương lai xán lạn cho học trò của mình. — Vào ngày 7,8,9 năm 1979 cả nước tổ chức kỳ thi đại học lần thứ ba. Là giáo viên khóa tốt nghiệp nên Trang Siêu Anh không tiện đảm nhiệm việc chấm thi nữa mà lần này anh được cục giáo dục chỉ định làm thầy giáo chấm thi, giám thị học sinh của trường khác. Giữa hè ở Giang Nam thời tiết cực kỳ khốc liệt, cửa điểm thi còn chưa mở nên dưới bóng cây bên ngoài trường chen đầy thí sinh và các thầy cô.
Đám học sinh hoặc hưng phấn hoặc khẩn trương, còn các thầy cô thì vẫn giành giật từng giây để dạy dỗ, dặn dò kinh nghiệm cho học sinh của mình.
Bọn họ cũng cổ vũ và ổn định tâm lý cho học sinh, cố gắng nỗ lực tới phút cuối để trợ giúp đám nhỏ. Trang Siêu Anh đưa thẻ giám thị và vào trường, nhưng trước đó chứng kiến cảnh kia anh nghĩ tới lớp của mình.
Học sinh của anh cũng sắp tiến vào phòng thi rồi, lòng anh thực sự xúc động. Một phòng thi ba vị giám thị, mọi người cùng nhau bận rộn chuẩn bị công tác trước giờ thi —— thời tiết quá nóng, trong phòng học không có quạt điện nên các thầy cô vắt hết óc nghĩ mọi cách để giúp thí sinh đề phòng trúng gió đồng thời hạ nhiệt độ. Trên mặt bàn kê ở bục giảng bày đầy cốc sứ đựng nước sôi để nguội để giúp học sinh khát nước hoặc mất nước bổ sung thêm. Trước bảng đen có hai cái ghế dựa đựng bồn nước máy, trong lúc thi các thầy cô sẽ giặt khăn lông phân phát khăn cho những bạn nào cần. Các vị trí khác nhau trong phòng học chứa đầy các chậu nước nhằm hạ thấp nhiệt độ trong phòng. …… Ba vị giám thị lúc này mồ hôi ướt đẫm nhưng vẫn chuẩn bị công tác đâu vào đấy, cố gắng để hỗ trợ thí sinh. — Cây cối ngoài cửa sổ không nhúc nhích, không có chút gió nào, tiếng ve kêu văng vẳng.
Ba giáo viên lặng lẽ chuẩn bị nước sôi, vắt khăn, cùng thí sinh vượt qua sáu môn thi trong ba ngày. Sau khi thi xong một môn cuối cùng bài thi được niêm phong kín, các thí sinh thu dọn giấy bút và nối đuôi nhau ra về. Chờ học sinh tan hết một giám thị họ Trương mới than, “Tôi làm giám thị ba lần rồi, trong lúc đưa khăn sẽ liếc bài thi một chút.
Thầy Trang từng chấm bài thi……” Trang Siêu Anh hiểu ý ông ấy, “Đúng rồi, câu hỏi ngày càng khó, nhưng học sinh cũng ngày càng được chuẩn bị đầy đủ hơn.” Thầy Trương gật đầu, “Trên thị trường có quá ít sách tham khảo, nội dung cũng không nhiều nhưng trường học ngày càng coi trọng việc thi đại học.
Ở trường chúng tôi ngoài việc phân ban theo môn học, các thầy cô còn định phân theo nhanh chậm, có rất nhiều hình thức để hỗ trợ việc thi đại học.” Trang Siêu Anh và thầy Trương chia tay nhau ở cổng trường.
Lòng nóng như lửa đốt mà chạy về trường học.
Anh muốn tìm tìm các thầy cô cùng tham gia trông thi ở trường để hỏi xem học sinh của mình thi xong cảm thấy thế nào. Trong nắng hè chói chang Trang Siêu Anh hoảng hốt nghĩ thời gian trôi qua thật nhanh, việc thi đại học đã được khôi phục và đã có ba kỳ thi được tổ chức. Buổi chiều mặt trời vẫn nóng bỏng, ánh nắng chiếu lên sống lưng đau đớn.
Trang Siêu Anh tăng tốc, vừa đạp vừa nghĩ, “Còn phải báo nguyện vọng nữa, đây cũng là một cửa ải, phải vững vàng để còn trấn giữ thay học sinh.” — Tới chạng vạng, Trang Siêu Anh mới vội vàng về nhà. Trong nhà quá oi bức vì thế mọi người trong ngõ nhỏ đều bưng bàn ra ngoài ăn cơm chiều.
Cửa các nhà bày đầy bàn, ghế, người nhà ngồi quây quần ăn cơm. Lối đi chen chúc nên Trang Siêu Anh không thể đạp xe mày đành xuống dắt bộ.
Hàng xóm nhìn thấy anh thì chào hỏi, “Thầy Trang đã về rồi sao?” Trang Siêu Anh vừa chào hỏi vừa về nhà, mới đẩy cửa vào anh đã thấy Trang Đồ Nam vọt ra từ bên trong sau đó túm lấy xe đạp và cưỡi ra ngoài. Trang Siêu Anh buồn bực hỏi, “Chuyện gì mà gấp thế? Ăn cơm xong chưa?” Lúc này Lâm Đống Triết và Trang Tiêu Đình đang hợp lực khiêng bàn ăn ra sân.
Trang Tiêu Đình thấy thế thì trả lời, “Anh đã ăn hai cái bánh bao rồi ạ.” Hoàng Linh bưng một nồi chè bí đao đậu xanh từ trong bếp ra rồi bỏ lên bàn nói, “Còn có thể là chuyện gì, đi gặp bạn đó.” Lâm Đống Triết rất hâm mộ, “Anh ấy lớn rồi đúng là tốt, có thể mượn xe chạy khắp nơi, còn gặp bạn bè nữa.” Người nhà họ Ngô đã ngồi bên cạnh bàn cơm, Trương A Muội hỏi, “Không phải Đồ Nam đang yêu đương đấy chứ?” Không chờ Hoàng Linh nổi đóa Lâm Đống Triết đã thay Trang Đồ Nam lấy lại trong sạch, “Không phải, hai ngày này vẫn luôn có người tới tìm anh Đồ Nam chơi, đều là con trai.
(Hãy đọc thử truyện Người bên lầu tựa ngọc của trang Rừng Hổ Phách) Cháu nghe các anh ấy thảo luận trò chơi, có khi là đá bóng, có khi chỉ đạp xe loanh quanh rồi về.” Lâm Đống Triết nói xong là hướng ánh mắt sáng ngời về phía cái xe đạp để trong sân của Lâm Võ Phong với vẻ chờ mong. Lâm Võ Phong bưng hai bát lặc lè xào giống hệt nhau từ trong bếp ra và đặt ở bàn của hai nhà. Tống Oánh thì bưng hai âu màn thầu ra nói, “Trời này hơi động đậy là ra mồ hôi mà Đồ Nam còn ra ngoài đá bóng à?” Lâm Võ Phong cười nói, “Thanh niên thì phải giao lưu, mà giao lưu thì chính là cả đám cùng nhau điên.” Hoàng Linh cũng cười, “Tình bạn là cùng nhau chơi tới cả người đều hôi.” Gần đây Trang Siêu Anh đi sớm về trễ nên không nắm rõ tình huống.
Thấy Ngô San San và Trương Mẫn của nhà họ Ngô thế là anh nhớ ra hai đứa nhỏ hẳn đang học cuối cấp một.
Sau khi chần chừ một lát anh mới mở miệng hỏi, “San San và Tiểu Mẫn ở lại trường phụ thuộc hay học trung học trong nội thành?” Trương A Muội lập tức đáp, “Chỉ học trường phụ thuộc thôi, như thế gần nhà, trong trường lại có nhiều bạn tốt.
Tương lai tụi nó thi vào trung cấp là được.
Tin tức nói các ngành như bưu chính, điện lực, giáo viên đều là đứng đầu của thập niên 80, rất nổi.” Hoàng Linh thổn thức, “Nhanh thật, lại qua nửa năm đã là năm 80 rồi, sang năm là thập niên mới rồi đó.” Tống Oánh nói thầm, “Với thập niên 80 em chỉ có một nguyện vọng nhỏ đó là ăn ít lặc lè và ăn nhiều thịt hơn.” Ba nhà ngồi trên bàn cơm, mấy đứa nhỏ đều đồng loạt nhất trí gật đầu.