Nuôi Đồ Nhi Đến Tự Ngược

18: Chương 18


trước sau

Vệ cẩn lưu lại Quỳnh quốc nửa tháng rồi mới từ biệt Thẩm Đàn.

Trước khi đi, Thẩm Đàn nói: “Sư đệ, sư điệt, ta bói cho hai người một quẻ.”

Thuật xem bói của Thẩm Đàn từ trước đến giờ luôn được Đại trưởng lão khen ngợi, Vệ Cẩn nói: “Đại sư phụ đã tính cho đệ một quẻ trước khi đệ xuống núi rồi. Xem nói khó tránh khỏi việc tâm thần bị quấy nhiễu, đa tạ ý tốt của sư huynh.”

Thẩm Đàn nói: “Đã vậy thì huynh cũng không miễn cưỡng nữa.”

Hắn nhìn về phía A Chiêu, ôn hòa nói: “Sư điệt thì sao?”

A Chiêu tò mò hỏi: “A Chiêu nghe nói sư bá có một quy tắc, mỗi người chỉ được bói quẻ một lần. Nếu lần này A Chiêu được bói rồi thì có phải lần sau sẽ không được tìm sư bá xem bói nữa hay không?”

Thẩm Đàn nói: “Quả là có quy tắc này, thiên cơ không thể tiết lộ quá nhiều nếu không sẽ bị trời phạt.”

A Chiêu quay đầu nhìn Vệ Cẩn, sau đó cười nói: “Sư bá, A Chiêu cũng không bói đâu. A Chiêu biết sư bá xem bói rất chuẩn, A Chiêu được người xem cho đấy là vận khí của A Chiêu, nhưng mà hiện tại A Chiêu còn chưa có sở cầu, cũng nghĩ không ra mình muốn bói cái gì.” Ngừng một chút, A Chiêu hỏi: “Sư bá, A Chiêu về sau đi tìm sư bá xem bói, có được không?”

Sắc mặt Thẩm Đàn rất bình tĩnh, tuyệt đối không có vẻ gì bất ngờ, giống như quyết định của hai thầy trò trước mắt đã sớm nằm trong dự liệu của hắn.

Thẩm Đàn vuốt cằm nói: “Được chứ.”

Xe đi không mau, chậm rãi chạy non nửa tháng mới rời khỏi biên thùy Quỳnh quốc. A Chiêu ngồi trong xe, ăn miếng bánh nếp đặc sản của Quỳnh quốc, hỏi: “Sư phụ, bây giờ chúng ta đi Khâu quốc sao?”

Vệ Cẩn nhìn vụn bánh dính bên mép A Chiêu, nhẹ nhàng nói: “A Chiêu, vi sư đã nói con không được thế nào?”

A Chiêu sợ run lên, sau đó mới kịp phản ứng lại.

“A Chiêu sai rồi ạ.”

Cô bé thuần thục ăn sạch bánh nếp trong tay, vừa định dùng tay lau miệng thì Vệ Cẩn nói: “Ngồi lại đây.” A Chiêu nghe lời, giống như chú thỏ con bật đến bên người Vệ Cẩn.

Vệ cẩn cầm chiếc khăn sạch, cẩn thận lau khóe miệng cho A Chiêu.

A Chiêu trừng mắt nhìn Vệ Cẩn đang gần trong gang tấc, trái tim chạy loạn như chú nai con. Cô bé không biết mình bị làm sao nữa, nhiều ngày này, chỉ cần dựa gần vào sư phụ là trái tim trong lồng ngực lại đập liên hồi, giống như bất cứ lúc nào cũng có thể nhảy ra.

A Chiêu nuốt nước bọt, hơi kéo dãn khoảng cách.

Vệ Cẩn nhíu mày: “Lại gần một chút.”

Sau khi lau sạch sẽ, Vệ Cẩn nói: “Con là một cô gái, ăn cái gì cũng phải văn nhã một chút. Sau khi ăn xong phải dùng khăn lau miệng, không được dùng ống tay áo, nhớ chưa?” Nhìn gò má đỏ ửng của A Chiêu, Vệ Cẩn giật mình. Hắn nhớ lại lời vừa rồi mình nói, cân nhắc xem có nói nặng gì không, nhưng mà làm gì có đứa bé gái nào ăn xong dùng tay áo lau miệng đâu?

Thấy vành tai của A Chiêu đỏ rực, Vệ Cẩn đành phải mặc niệm trong lòng một câu:

A Chiêu là con gái, A Chiêu là con gái…

Không được dữ không được dữ…

Vệ Cẩn ho nhẹ một tiếng, mềm giọng nói: “A Chiêu, về sau không được như thế nữa, biết chưa?”

A Chiêu gật đầu như gà mổ thóc. Cô bé ngồi lại chỗ, nhanh chóng kéo màn xe lên để gió lùa vào. Một lúc lâu sau, trái tim đập loạn mới bình thường trở lại, A Chiêu thở phào ra một hơi thật dài.

Vệ Cẩn lúc này nói: “Chúng ta không đi Khâu quốc.”

A Chiêu hỏi: “Vậy đi Uyển quốc sao?”

Vệ Cẩn lắc đầu, nói: “Cũng không phải, vi sư đang muốn tìm một chỗ thích hợp cho con học kiếm. A Chiêu, con thật sự muốn làm kiếm khách à?”

A Chiêu gật đầu một cách kiên định. “Dạ.”

“Không hối hận chứ?”

“Vâng, không hối hận.”

Lại quá nửa tháng nữa, xe ngựa cuối cùng cũng dừng lại. Vệ Cẩn nói: “Tới rồi, chính là chỗ này.” A Chiêu xuống xe, phóng mắt nhìn lại, cảm thấy nơi này rất đẹp và rất tịch mịch.

Trong rừng, tiếng con trùng kêu rả rích, tiếng nước chảy róc rách.

Tuy là mùa hè nhưng đứng ở chỗ này không hề cảm thấy chút oi bức nào của ngày hè cả. Vệ Cẩn cũng xuống xe, hắn nói với A Chiêu: “Nơi này rất tốt. Vi sư sẽ sai người dựng một căn nhà trúc ở đây, cho đến khi con học thành tài thì chúng ta mới rời khỏi chỗ này.”

A Chiêu vừa nghe không khỏi sững sờ.

“Một… một mực ở chỗ này?”

Vệ Cẩn nói: “Một kiếm khách giỏi không coi trọng kiếm thuật mà coi trọng tâm tình. Tâm tình vô địch thì mỗi chiêu mỗi thức đều không có sơ hở. Nơi này vừa đẹp vừa tĩnh mịch, có thể để con rèn luyện tâm tính, vả lại sơn đạo cũng gập ghềnh, tốt cho việc rèn luyện khí lực. Con là con gái, khí lực khó tránh khỏi việc không bằng với kiếm khách bình thường, nhưng mà cũng chẳng quan trọng lắm, khí lực đã lớn thì có cách luyện của khí lực lớn, khí lực nhỏ cũng có cách luyện riêng của khí lực nhỏ.”

A Chiêu cái hiểu cái không gật đầu.

Sau một lúc lâu, A Chiêu mới nói: “Sư phụ cũng cùng A Chiêu ở trong này sao?”

“Không ở thì lấy ai dạy cho con?”

A Chiêu nói: “Nhưng… nhưng mà sư phụ xuống núi là để đi lịch lãm mà?” Chẳng phải cũng giống như Thẩm sư bá đứng ở phía trên mọi người sao?

Dường như nhìn thấu suy nghĩ trong lòng A Chiêu, Vệ Cẩn nói: “Sư huynh khác với vi sư. Sư huynh xuống núi khi Quỳnh quốc đang đại loạn, Quỳnh quốc cần người tài tới trợ giúp. Hiện tại tam quốc có thực lực tương đương nhau, các quốc gia tuy vẫn khao khát hiền sĩ để đột phá nhưng vận mệnh của đại lục ngày hôm nay mà nói thì đâu phải có mấy người là có thể thay đổi. Hơn nữa… phương thức lịch lãm có rất nhiều, ở trong thâm sơn tuy hành cũng là một trong số đó.”

Hắn chọn nơi này cũng là có tâm tư của mình.

Đại trưởng lão từng nói tính tình của hắn quá mức tĩnh lặng. Muốn xuất thế thì trước đó cần phải vào đời, sau khi vào đời rồi vẫn còn có thể không lây dính chút bụi tạp trần nào mà quay lại mới chân chính được gọi là xuất thế.

Hắn xuống núi đã hơn hai năm. Hồng trần phố xá sầm uất, cẩm y ngọc thực, quan to lộc hậu, tất cả đều chẳng thể khiến hắn lưu luyến.

Tâm cảnh của hắn không xảy ra chút biến hóa nào cả.

Vệ Cẩn biết đây không phải chuyện tốt. Tâm cảnh của hắn không có đột phá, không thể nhìn thấu phàm trầm, không đạt được cảnh giới đại thành. Nếu như ở giữa hồng trần cũng không đạt được đột phá thì chẳng thà lại ẩn mình trong núi thẳm một lần nữa.

Nhà trúc rất nhanh được làm xong.

So sánh với phủ đệ ở Khâu quốc lúc trước, căn nhà này thật sự sơ sài hơn rất nhiều. Chẳng qua đối với A Chiêu mà nói, còn hơn gấp trăm lần với cuộc sống ăn xin ngày trước, hơn nữa còn có hai thị tỳ chăm sóc cho cuộc sống sinh hoạt thường ngày cho hai thầy trò, A Chiêu rất nhanh đã quen thuộc với cuộc sống trong núi sâu.

Trước kia, Vệ Cẩn dậy sớm đọc sách hoặc luyện kiếm, còn A Chiêu thì ngủ thẳng đến khi Vệ Cẩn trở về. Hiện tại, hai thầy trò cũng nhau lên giường ngủ, buổi sáng khi A Chiêu vẫn còn mơ mơ màng màng ngủ tiếp thì bị Vệ Cẩn dựng dậy, kéo vào trong núi chạy bộ.

Đường núi gập ghềnh, A Chiêu chạy lần đầu tiên tròn hai canh giờ, khi trở về tay chân đều xây xát hết cả nhưng cô bé cũng không kêu khổ. Dần dần, hai ba tháng sau, A Chiêu chỉ cần nửa canh giờ là đã có thể chạy về, hơi thở không hề gấp gáp một chút nào.

Vệ Cẩn rất hài lòng.

Hắn tự tay làm một thành kiếm gỗ cho A Chiêu.

A Chiêu vô cùng vui mừng hỏi: “Sư phụ, A Chiêu có thể bắt đầu học kiếm rồi sao?” Mấy tháng này không phải chạy bộ thì cũng là đeo kiếm phổ, A Chiêu cực kỳ hy vọng có thể chạm vào kiếm. Nhưng Vệ Cẩn không nhắc đến, A Chiêu cũng không dám nói ra, kiên nhẫn làm theo từng bước sư phụ chỉ thị.

剑谱

Lời sư phụ nói dù sao cũng không sai.

A Chiêu nghĩ thế.

Vệ Cẩn nói: “Không vội, con đi theo vi sư.”

Hai người đi tới trước một gốc cây. Vệ Cẩn hỏi: “A Chiêu, là thân cây to hay là eo con to hơn?”

A Chiêu huơ tay đo thử rồi đáp: “Giống nhau ạ.”

Vệ Cẩn đưa trường kiếm của mình cho A Chiêu. “Cứ vung kiếm chém đi, đến khi nào chém gãy cái cây này thì thôi.”

A Chiêu đáp một tiếng,` tiếp nhận trường kiếm rồi dùng sức vung lên. Cây bị phá ra một góc, trường kiếm thì bị giữ lại trong thân. A Chiêu rút kiếm ra, tiếp tục giơ lên bổ xuống, cứ thế qua hơn trăm lần, đôi tay nhỏ bé cũng đỏ cả lên, cái cây mới bắt đầu lung lay sắp đổ.

Vệ Cẩn nói: “A Chiêu, sức lực của con không đủ, và lại con còn không tìm chỗ yếu của cây. Cây cũng giống như người vậy, đều có chỗ yếu. Con nhắm ngay chỗ mạnh nhất của nó thế này thì là đi đường vòng rồi. Kiếm khách đối mặt với kẻ địch, tam đẳng kiếm khách dùng vũ lực, nhị đẳng kiếm khách dùng trí tuệ, nhất đẳng kiếm khách sẽ dùng cả hai.”

Vệ Cẩn cầm lấy trường kiếm, nói: “Giống như cái cây này, A Chiêu, con biết nó yếu nhất chỗ nào không?”

A Chiêu ngẫm nghĩ, sau đó đi lên phía trước lấy tay gõ. Một lúc lâu sau, cô bé mới nói: “Chỗ này dường như có âm thanh khác lạ…”

“Thiện tai.” Đáy mắt Vệ Cẩn lướt qua chút tán thưởng. “Chỗ đó bị sâu ăn, bên trong bị rỗng. Con vung kiếm chém vào đó thì có thể tiết kiệm rất nhiều sức lực. A Chiêu, con tránh ra một bên.”

A Chiêu lùi về sau. Cô bé liền thấy kiếm quang chớp lóe, cái cây vừa rồi vẫn còn êm đẹp đã ngả rạp xuống đất.

Vệ Cẩn nói: “A Chiêu, con thiếu sức lực.” Hắn chỉ cái thác phía sau căn phòng trúc. “Bắt đầu từ ngày mai, con sẽ luyện vung kiếm ở dưới thác nước, cho dù là đông hay hạ.”

A Chiêu hỏi: “Cũng luyện tập ba tháng ạ?”

Vệ Cẩn chìa một ngón tay: “Không, là một năm.”

A Chiêu cắn răng: “Vâng thưa sư phụ!”

Cô không sợ khổ cũng không sợ mệt. A Chiêu đã nói muôn làm kiếm khách, khổ thế nào cô bé cũng chịu được.

Mùa đông trong rừng núi thật là lạnh, A Chiêu mặc cái áo mỏng nhảy vào trong thác nước. Dòng nước lạnh như băng đổ ập vào người khiến hai hàm răng của A Chiêu va lập cập vào nhau.

Vệ Cẩn ngồi trên chiếc giường trúc bên cạnh thác, vừa nhìn A Chiêu huơ kiếm vừa lật xem sách.

Ngẫu nhiên, ánh mắt của Vệ Cẩn và của A Chiêu chạm vào nhau, hắn lại mỉm cười.

Có khi A Chiêu chống đỡ không nổi, vừa thấy Vệ Cẩn mỉm cười, sức lực lại tràn ngập khắp cơ thể nhỏ bé. Một năm chớp mắt đã qua, A Chiêu đã có thể dễ dàng huơ kiếm chém đứt thân cây đại thụ to bằng bánh xe.

Vệ Cẩn thấy thế liền nói: “Có thể bắt đầu học kiếm.”

Nhờ bản lĩnh đã nhìn là không quên của mình, A Chiêu học kiếm rất có thiên phú. Những chiêu thức tầm thường, chỉ cần Vệ Cẩn diễn luyện một lần trước mắt là A Chiêu có thể nhớ kỹ, thậm chí còn có thể học một biết mười, thường xuyên làm Vệ Cẩn kinh hỉ.

Về sau, mỗi sáng sớm, Vệ Cẩn lại cùng luyện kiếm với A Chiêu.

Vệ Cẩn cầm trường kiếm, A Chiêu cầm kiếm gỗ. Cạnh thác nước, hai đạo thân ảnh một trắng một đỏ chỉnh tề xuất chiêu thức giống nhau, xa xa nhìn lại như một bức họa, đẹp không sao tả xiết.

Ngày qua ngày, năm nối năm.

Thời gian sáu năm cứ như chỉ một cái chớp mắt.

trước sau
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây