Quan Khí​

204: Vương gia làm người ta hâm mộ


trước sau

- Ngài chính là Chủ tịch huyện?

Một người tuổi còn trẻ bước lên trước vài bước về phía Vương Trạch Vinh hỏi.

Nhìn dưới ánh mặt trời đám người thật hỗn loạn, Vương Trạch Vinh nhận lấy loa, lớn tiếng nói:

- Tôi chính là chủ tịch huyện Vương Trạch Vinh, mọi người có chuyện gì cứ phản ánh, tụ tập nhau tại một chỗ như vậy là không tốt.

- Cuộc sống đã không có thì cần gì tốt xấu nữa.

Một lão già hét lên.

Người kia nói tiếp:

- Hôm nay không đem tiền đến phát, quyết không thể để yên. Nếu không giải quyết được, chúng ta hãy dời trụ sở chính quyền đi.

Nhìn thấy không khống chế được nguy hiểm từ đám người, trong lòng Vương Trạch Vinh lo lắng, hắn thật chưa từng trải qua chuyện như thế này, đành kiên trì nói:

- Tôi biết mọi người tìm đến đây là để yêu cầu giải quyết vấn đề. Làm chủ tịch huyện, tôi tuy mới đến Đại Phường, nhưng đã có gan đứng ở đây, có nghĩa là tôi cũng có mục đích giống mọi người. Chỉ có điều mọi người nên ngồi xuống nghiêm túc để nói chuyện, mới có thể tìm ra biện pháp giải quyết vấn đề.

Lời này nói có phần đúng, nhưng cũng không ít người gây rối vẫn còn giảng giải, tranh luận, có nên cùng Vương Trạch Vinh nói chuyện, có nên tin thằng nhãi này có thể giải quyết được không.

Nhìn thấy mọi người còn chút dao động, Vương Trạch Vinh nói tiếp:

- Như vậy đi, mọi người tụ tập ở đây cũng không giải quyết được gì, vì là vấn đề của nhà máy dệt, nên tôi cùng mọi người, cùng nhau đến nhà máy dệt xem sao. Không giải quyết được vấn đề, tôi quyết không đi đâu.

Lời này rất có thành ý, vốn đang kích động, mọi người đều lắng xuống.

Mọi người quấy rối mục đích cũng chỉ muốn đòi kiếm miếng cơm, nghe nói chủ tịch huyện muốn xuống nhà máy nói chuyện, thì có bao vây ở đây cũng không nghĩa lí gì.

Một người già nói:

- Đi. Lúc này bọn ta nghe ngài.

Lần này Ủy ban nhân dân huyện làm việc với hiệu suất cao, huy động mấy chuyến xe buýt chở tất cả mọi người, cùng kéo nhau xuống nhà máy dệt.

Đi theo Vương Trạch Vinh xuống nhà máy dệt, còn có bí thư Đảng ủy cônng an Mộc Vân Thuận, phó chủ tịch huyện Mã Giới Yên, phó trưởng phòng Tài chính Toàn Trung Hưng.

Vừa tiến vào nhà máy dệt, Vương Trạch Vinh liền đứng giữa mọi người, nói:

- Mọi người đến đây là để giải quyết vấn đề, tất cả mọi người cùng tập trung ở đây là không cần thiết. Các ngươi cử một ít người có hiểu biết, đại diện để đi nói chuyện.

Nói xong hắn liền đi xuống phòng họp.

Lúc này giám đốc nhà máy dệt Vương Liên Hỉ không biết từ đâu chạy ra, cùng theo hắn còn có mấy người lãnh đạo nhà máy.

Xẩy ra chuyện lớn như vậy nhưng chưa từng gặp giám đốc, tự nhiên bây giờ lại thấy chạy đến. Vương Trạch Vinh vẫn ngồi chỗ kia không để ý đến hắn.

Mọi người cũng đã rất nhanh cử ra được mấy người đại diện.

Trong phòng họp có vẻ rất nặng nề, Vương Trạch Vinh nhìn mọi người nói:

- Tôi mới đến huyện Đại Phường thì xảy ra việc này, tình hình cụ thể tôi cũng chưa rõ lắm. Nhưng là một chủ tịch huyện, tôi rất có thành ý nên tới đây, muốn nghe sự việc thật chính xác. Tình hình cụ thể như thế nào mọi người bây giờ có thể trao đổi.

Một người trung niên nói:

- Tôi sẽ nói trước, thiếu chỗ nào mọi người bổ sung thêm.

Vương Trạch Vinh hỏi:

- Anh tên là gì?

Người trung niên vỗ ngực nói:

- Đã dám làm thì không sợ mọi người biết. Tôi tên là Hồng Đại Cường.

Nhìn về phía Hồng Đại Cường, Vương Trạch Vinh mỉm cười, nhìn với ánh mắt khích lệ.

Hồng Đại Cường liền đem tình hình thực tế của nhà máy ra trao đổi, hướng về phía Vương Trạch Vinh giải thích.

Nghe Hồng Đại Cường nói xong, Vương Trạch Vinh đã cơ bản nắm rõ được tình hình của nhà máy dệt, vấn đề này cũng đã làm náo nhiệt ở huyện Đại Phường mấy năm nay rồi. Khoảng mấy năm trở lại đây, nhà máy làm ăn càng ngày càng kém, chưa tính đến sản phẩm làm ra không cơ bản tiêu thụ được. Nhà máy vốn có một ít tiền thu vào, do cho thuê phân xưởng, cũng không biết là bắt đầu từ bao giờ, tiền thu vào đó không còn nữa. Nhà máy thì không sản xuất. Hiện tại phân xưởng được cải tạo lại rất tốt, toàn bộ nhà máy được biến thành khu đèn đỏ của huyện Đại Phường, cứ mỗi tối đến là trở thành tụ điểm ăn chơi trụy lạc, xa hoa. Mọi người tuy biết là có một chút tiền thu vào, nhưng cơ bản từng đó tiền cũng không đến được tới tay mọi người. Hiện tại rất nhiều gia đình không thể có đủ tiền cho trẻ con đi học, tiền đều phải đi vay.

Mấy người bổ sung thêm vào. Hiện tại nhà máy dệt đã hoàn toàn đình sản. Bởi vì đất bám mặt tiền của nhà máy rất dài, nên những cửa hàng có mặt tiền này phải cho thuê với giá rất cao, còn những cửa hàng khác cũng có giá tốt, phần lớn phân xưởng cũng cho thuê tốt, có thể mở sàn nhảy, phòng karaoke, v.v... Rõ ràng mọi người đều biết là đây là khu vực kiếm được nhiều tiền.

Nghe xong mọi người nói, Vương Trạch Vinh thấy khó hiểu liền nói:

- Ý các anh là nhà máy lợi dụng cho thuê các phân xưởng để kiếm lời, khi kiếm được nhiều tiền, lại không chia cho mọi người.

Quay đầu về phía giám đốc Vương Liên Hỉ Vương Trạch Vinh hỏi:

- Các anh cho kinh doanh nhiều lĩnh vực, làm ăn rất khá, sao lại không lấy tiền chia cho mọi người?

Chờ một lúc, Vương Liên Hỉ mới nhìn Vương Trạch Vinh trả lời:

- Chủ tịch huyện Vương, bên trong có chút vấn đề. Ngài xuống dưới, tôi sẽ báo cáo với mình ngài.

Tuy nói nhỏ nhưng cũng khiến mọi người ngồi đấy nghe được. Một thanh niên đập bàn nói:

- Tình hình nội bộ cái quái gì? Không phải là bị con của lãnh đạo thao túng sao. Vương Liên Hỉ ông cũng chẳng là thứ gì tốt đẹp, ông cũng được hưởng lợi một phần.

Con của lãnh đạo cũng dính vào? Vương Trạch Vinh càng thêm nghi hoặc, việc này có liên quan gì đến lãnh đạo?

Trầm ngâm nghiêm mặt lại, Vương Trạch Vinh nhìn Vương Liên Hỉ nói:

- Rốt cuộc chuyện này là thế nào, anh cứ nói ở trong này luôn.

Vương Liên Hỉ mấy lần định mở mồm, nhưng cuối cùng không nói được.

Một lãnh đạo nhà máy nói:

- Chủ tịch huyện Vương, tôi sẽ nói.

- Chủ tịch huyện Vương, tôi tên là Chu Hợp Vi, là phó giám đốc nhà máy. Là như vầy, vốn nhà máy dệt cũng chỉ muốn tìm một con đường sống, nên liền đem nhà xưởng ở khu vực sát mặt đường cải tạo, phân thành rất nhiều cửa hàng nhỏ. Lúc đầu thì không sao, sau đó thì cửa hàng làm ăn rất tốt. Ở thành phố có một thương nhân tên là Triệu Cao Sở, đột nhiên thông qua chủ tịch huyện cũ, tìm đến nhà máy, hạ tiền thuê nhà xuống còn mỗi tháng hai trăm tệ cho mỗi gian hàng có mặt tiền. Tuy nhà máy cũng biết việc này làm cho nhà máy tổn thất rất lớn. Nhưng là chủ tịch huyện cũ áp chế, chúng tôi không nghe cũng không được, đành phải cho Triệu Cao Sở thuê.

- Triệu Cao Sở?

Vương Trạch Vinh hỏi.

- Chủ tịch huyện Vương, Triệu Cao Sở là con trai của Phó thị trưởng Triệu Minh Tích.

Vương Trạch Vinh lại nghĩ không thể như vậy. Triệu Minh Tích là phó thị trưởng, hắn không lẽ không biết chuyện này. Chỉ cần lần đầu tiên xảy ra chuyện này, hắn phải đứng ra giải quyết mới đúng. Chẳng lẽ là mặc kệ, muốn đến đâu thì đến, không thèm giải quyết?

- Vậy nhà xưởng thu nhập được bao nhiêu?

Vương Trạch Vinh hỏi.

Chu Hợp Vi nói:

- Thật ra, ban đầu nhà xưởng cũng không đáng giá, cũng chỉ dùng để làm kho chứa hàng là chính. Sau đó, có vài thương nhân cùng đến, liên hợp lại làm hợp đồng với nhà máy, đem thuê tất cả nhà xưởng, mỗi tháng tiền thuê là ba vạn tệ, thời gian trong muời năm.

Nghe nói đến đây, vài người liền nhao lên:

- Nhà xưởng rộng như thế mà cho thuê chỉ có ba mươi ngàn một tháng. Chủ tịch huyện Vương, Ngài nghĩ xem, vì sao lại tùy tiện cho thuê như thế?

Mộc Vân Thuận lặng lẽ ngồi âm thầm quan sát Vương Trạch Vinh. Đối với việc nhà máy dệt, hắn biết rõ. Không cần phải nói việc này có liên quan tới phó thị trưởng Triệu hay không, việc cho thuê của nhà xưởng còn liên quan đến lợi ích của nhiều lãnh đạo huyện thị. Trước kia không ai muốn giải quyết việc này. Cũng chỉ có Vương Trạch Vinh vừa mới đến làm chủ tịch huyện mới liều lĩnh giải quyết việc này.

Nghe đến đó, Vương Trạch Vinh coi như là đã hiểu ngọn ngành. Xem chừng việc này liên quan đến lợi ích của nhiều lãnh đạo. Nguyên nhân cũng là vì lợi ích, nên tất cả mọi người không ai đứng ra dẫn đầu để giải quyết. Coi như mình vừa nhận một việc khó giải. Tuy nhiên, Vương Trạch Vinh nghĩ đến mọi người trong nhà máy dệt cũng chỉ vì miếng cơm manh áo. Hắn đoán là sẽ liên lụy đến lợi ích của nhiều người, nên chỉ biết âm thầm làm theo chính nghĩa, làm đúng thì không ai dám làm gì.

Quay lại nhìn giám đốc Vương Liên Hỉ, nói:

- Tiền lương còn thiếu nhiều hay ít?

Vương Liên Hỉ nói:

- Ba tháng, cộng ba trăm bốn chín người, mỗi người nhận bốn trăm, tính sơ một tháng còn nợ chừng mười bốn vạn.

Vương Trạch Vinh trù tính, tiền cho thuê không đủ trả tiền lương cho công nhân.

Nhìn lại Vương Liên Hỉ, hỏi:

- Các anh chắc cũng đã trao đổi với người thuê về việc tăng tiền thuê?

Vương Trạch Vinh đoán chừng là người này cho thuê nên kí hợp đồng.

Vương Liên Hỉ lại một trận cười khổ. Nhìn điệu bộ của y, Vương Trạch Vinh nghĩ giám đốc này làm hắn thất vọng, căn bản là không đảm đương nổi.

Không ngờ Chu Hợp Vi nói:

-Sau khi cho thuê, chúng tôi nhiều lần đi tìm để yêu cầu nâng tiền thuê lên, vì trong hợp đồng cũng viết rõ: Hằng năm căn cứ vào tình hình của thị trường mà điều chỉnh tiền thuê. Nhưng mỗi lần đề xuất là nhà máy lại xảy ra vấn đề. Công thương, thuế vụ đến kiểm tra liên miên, có chút gì là các ban ngành cũng sẽ tìm đến. Cuối cùng đành phải chấp nhận theo giá cả bèo bọt của thị trường, sự việc mới bình thường.

Vương Trạch Vinh nghe đến đó, vô cùng giận dữ, đập bàn nói:

- Các anh lập tức đi nói với bọn họ. Nói nâng tiền cho thuê là phải nâng, nếu người của ngành nào đến gây sự, cứ trực tiếp báo cáo với tôi, xem tôi xử lí hắn.

Nói tới đây, Vương Trạch Vinh nhìn phó cục trưởng phòng Tài chính Toàn Trung Hưng nói:

- Phòng Tài chính huyện trước mắt có thể xuất tiền ra để tạm giải quyết cho mọi người được không?

Toàn Trung Hưng nói:

- Việc này tôi không quyết được.

Vương Trạch Vinh quay xuống phía mọi người nói:

- Tôi ra ngoài gọi điện một chút.

Đi vào trong văn phòng của giám đốc, Vương Trạch Vinh liền bấm số gọi cho La Trung Hoa, nói rõ sự tình ở nhà máy dệt, rồi hỏi có thể dùng ngân sách của huyện tạm phát cho mọi người một tháng lương có được không?

La Trung Hoa kêu khổ:

- Trạch Vinh à, ngân sách của huyện cũng rất hạn hẹp, phải xuất gấp ra mười bốn vạn tệ là một khó khăn tương đối lớn.

Lời này vừa nói ra, Vương Trạch Vinh mới sực nhớ là huyện Đại Phường không thể so sánh với huyện Khai Hà. Ở Khai Hà, đừng nói là mười mấy vạn chứ nhiều gấp mấy lần cũng có, xuất ra không vấn đề gì.

- Bí thư La, không giải quyết đời sống cho công nhân, việc này cơ bản sẽ chưa xong, đến lúc đó mọi người lại tiếp tục biểu tình thì làm thế nào?

Nghe Vương Trạch Vinh nói trong điện thoại rất gấp, La Trung Hoa ở văn phòng nhấp thêm một ngụm trà, chưa trả lời vội mà trong lòng liền nghĩ: Tên nhóc này không có quan hệ gì trên tỉnh sao, việc này coi như đá thử vàng, ta muốn xem cậu ta làm như thế nào để giải quyết công bằng, nếu việc này không giải quyết được. Vậy là rất xin lỗi, quyền lực ở huyện Đại Phường này đối với cậu chỉ còn một phần.

- Trạch Vinh à, ngân sách huyện có cũng không đủ, cậu phải xoay xở thôi. Thực ra huyện Đại Phường cũng rất khó khăn, muốn giải quyết cho tất cả mọi người là rất khó.

La Trung Hoa nghiêm túc nói.

trước sau
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây