Bánh xe của vali bị mắc kẹt trong một khe gạch hơi rộng, Tư Dã ngạc nhiên nói: "Ở với ông á." Kính ngữ của con đường này kết thúc bất ngờ ở đây. Nói xong Tư Dã cũng cảm thấy đường đột, "Thật ngại quá, chỉ là tôi không ngờ tới." Anh Cận rũ mắt, nhìn chiếc vali đập vào mắt hắn rồi ngược vài bước, xách bằng một tay đi lên lầu.
Ngay cả động tác thử trọng lượng cũng không có. Tư Dã đành phải bước nhanh theo kịp. Khi đi qua quầy lễ tân, một cô gái người duy ngô nhĩ nói "Xin chào" bằng tiếng Trung Quốc không chuẩn, anh vội vàng cúi đầu đáp lại: "Xin chào". Cô gái lại nói điều gì đó với anh Cận, tốc độ nói rất nhanh, ước chừng là tiếng Duy Ngô Nhĩ, Anh Cận quay qua, cũng nói gì đó. Tư Dã nghe không hiểu. Hai người trực tiếp đi lên lầu ba, anh vừa theo sát Anh Cận, vừa quan sát chung quanh. Cầu thang và hành lang được trải thảm đầy màu sắc dân tộc, các bức tường được sơn màu xanh lam và xanh lá cây, góc và những nơi gần phòng khách có sơn hoa văn màu, ngoài ban công cũng có thảm trải nền. "Tôi nói với Hạ Đề, cậu là khách của tôi." Dừng ở ngoài cửa một gian phòng màu xanh nhạt, anh anh Cậnm chìa khóa thuận tiện giải thích. Tư Dã rất bất ngờ. Anh thực sự muốn biết anh Cận và cô gái lễ tân đã nói gì, nhưng lại không dám hỏi. Trông con người này cứ như là chẳng muốn nói chuyện cho lắm, nhưng không ngờ hắn lại trả lời thẳng nghi vấn của anh, hơn nữa lần mở nhạc trên xe, người này đã nhìn thấu suy nghĩ trong lòng anh. Sức quan sát mạnh như vậy à? Tư Dã suy nghĩ một hồi, cảm thấy chắc chỉ là trùng hợp thôi, anh Cận căn bản chẳng nhìn anh được mấy lần. Muốn nói về quan sát, anh tự nhiên không có việc gì làm nhìn người ta mới gọi là quan sát. Theo quan sát của anh, anh Cận là chủ nhà trọ này. Có rất nhiều homestay trong thành phố cổ Kashgar, nội thất đa phần giống nhau.
Nhưng khí chất bên trong lại không hề giống.
Ông chủ nhiệt tình hơn, sân náo nhiệt đến mức ngày nào cũng tổ chức tiệc tùng, chủ là một cô gái thì bàn dài đầy sơn móng tay, khách nào sơn thì tự lấy. Khách bên này không ít, nhưng tương đối thanh tĩnh, phong cách vẽ tranh lãnh đạm vô cùng phù hợp với chủ nhân nơi này. Nhưng lãnh đạm thì lãnh đạm, cũng sẽ không tùy tiện cho một người xa lạ vào ở cùng mình chứ. Tư Dã cảm thấy hơi mâu thuẫn.
Lúc này anh Cận đã mở cửa. Không phải phòng riêng biệt, mà là một phòng ngủ một phòng khách, trong phòng khách có một cái sô pha, gian phòng bên trong có một cái giường. Tư Dã âm thầm thở phào nhẹ nhõm. Có hai phòng là được, anh ngủ trên ghế sofa. "Cậu ngủ bên trong." Anh Cận để vali trong phòng, xoay người đi vệ sinh rửa tay.
"Vậy thì không được!" Tuy từ nhỏ Tư Dã đã ăn ngon mặc đẹp, nhưng cũng không phải không thể chấp nhận, nếu không đã không chen chân tới nhà trọ. "Vốn đã tới nhà anh quấy rầy anh, sao có thể để anh ngủ trên sô pha?" Anh Cận rửa tay xong, lại cúi đầu dội nước lên mặt, nghe vậy hai tay chống lên bàn rửa, quay mặt nhìn Tư Dã. Tư Dã thoáng cái sửng sốt. Đường nét sắc bén của người đàn ông và ngũ quan sâu sắc đầy vết nước, lông mi sau khi ướt trở nên dày hơn, đôi mắt màu xanh xám đổ bóng. Vài giọt nước chảy dọc theo chân mày xuống cằm, vòng qua yết hầu, men theo những đường gân chắc khỏe ở cổ, để lại một vết ướt lớn trên cổ áo và ngực áo T shirt đen.
Quyến rũ gợi cảm không tả nổi. Tư Dã đã ngâm mình trong nghề nghệ thuật nhiều năm, điều không thiếu nhất là khả năng khám phá vẻ đẹp. Sự hoang sơ của biên cương và sự im lặng gò bó dường như sinh ra trong người đàn ông đã mê hoặc anh như một câu thần chú.
Anh nghe thấy tiếng yết hầu mình chuyển động. "Không phiền, Đây không phải là nhà của tôi.
Sáng mai tôi phải ra ngoài, nếu cậu ngủ ở phòng khách sẽ bị tôi đánh thức." Tư Dã đột nhiên nhận ra, căn phòng này từ trong ra ngoài đều không có hơi thở sinh hoạt, vô cùng sạch sẽ.
Sự sạch sẽ này không chỉ là vệ sinh.
Một người sống ở một nơi phải có rất nhiều đồ dùng cá nhân. Nhưng ngoài bàn chải đánh răng, khăn tắm và giấy, anh không thấy bất kỳ nhu yếu phẩm hàng ngày nào khác. Người đàn ông dường như chỉ ngủ ở đây. Nỗi niềm xấu hổ cắt đứt suy nghĩ của Tư Dã.
Anh che dạ dày kêu to, giả cười lui vào trong phòng vệ sinh. Sáng sớm hôm nay đã ra ngoài, buổi trưa định đi ăn mì trộn ở một trấn, nhưng Tiểu Dương nói lẩu Tây Tạng ở huyện Tháp là ngon nhất, nhất định phải để bụng trống đi ăn. Mọi người đều nhất trí quyết định không ăn trưa, tiết kiệm thời gian và cả dạ dày. Kết quả là gặp phải sự việc bị trạm kiểm soát chặn lại. Bánh khô và xúc xích giăm bông anh mua quá khó ăn, anh chỉ cắn hai miếng qua loa rồi cho mèo ở quầy hàng ăn. Lăn qua lăn lại như thế hơn nửa ngày, không đói mới là lạ. "Cậu muốn tự ra ngoài ăn, hay là theo tôi đi ăn?" Người đàn ông hỏi. Tư Dã nghĩ rằng ý nghĩa nhất là không đi ra ngoài, nổ súng ngay tại bếp nhà trọ. Đối diện nhà trọ nơi anh từng ở là một con phố nổi tiếng ở Kashgar. Cái gì mà thịt cừu nướng, phổi nướng và thịt bụng nguội anh đã đều nếm qua. Ngon đấy nhưng chán rồi, có thể giải quyết ở homestay là tốt nhất. "Tôi sẽ ăn với anh.Tôi cũng biết nấu ăn."
Người đàn ông nhìn anh lần nữa, dường như đang suy nghĩ về những lời nói của anh. Nhưng vẻ mặt của người đàn ông quá nhạt nhẽo, hầu như không nhìn thấy bất kỳ cảm xúc nào. Cái loại cảm giác khó chịu này lại dâng lên, không phải là tức giận. Đối mặt với người này giống như đối mặt với một mảnh sương mù nhạt màu, nhìn không rõ bên ngoài sương mù là cái gì, vươn tay chộp lấy cái gì cũng không bắt được. Loại cảm giác khó đoán đó khiến người ta ngứa ngáy. Trước khi ra khỏi cửa, Tư Dã thay áo thun trắng, xoay người xoa xoa mái tóc vàng. Hôm qua Tiểu Dương nói trên cao nguyên lạnh, buổi sáng anh mặc bộ đồ thể thao dài tay màu tím đen, nghĩ đến cao nguyên lại thêm một chiếc áo khoác. Lúc chờ anh Cận thì ướt đẫm mồ hôi, còn dính không ít cát bụi, trong tóc cũng toàn là cát. Anh vốn định tắm rửa, nhưng không tiện để cho Anh Cận chờ, vì vậy chỉ đơn giản vỗ nhẹ đám cát trên tóc mình, ngẩng đầu thấy anh Cận dựa vào mép bàn nhìn mình. Cái nhìn này dài hơn so với mấy lần trước, nhưng lại hoàn toàn khác với sự quan sát của anh. Khi anh nhìn Anh Cận ít nhiều mang theo sự tò mò. Bản thân sự tò mò là một cảm xúc riêng biệt, không liên quan gì đến sự bình tĩnh. Ánh mắt Anh Cận lại rất an tĩnh, giống như màu sắc ban đầu của đôi mắt đó, không có bất kỳ tạp chất nào. Cũng không có cảm xúc. Anh hoàn hồn, "Anh Cận, chúng ta đi bây giờ hả?" "Ừ." anh Cận đáp một tiếng, nhưng không đi về phía cửa, mà là từ trong ngăn kéo phòng ngủ lấy ra một cái khăn quàng cổ ngụy trang*, "Đeo vào đi.” Là cái này nè. "Cái này á?" "Chắn cát.
Cậu vừa đến không quen, bịt miệng, mũi và tai." Tư Dã bình thường xuất hiện ở đường Xuân Hi, Thái Cổ.
Cũng là trai phố có tỷ lệ người quay đầu lại nhìn khá cao. Sau khi đến Kashgar đã giản dị hết mức có thể, nhưng ngờ tới phải đeo một cái cổ quê mùa như này. Hơn nữa, không phải họ sẽ vào bếp sao? Sao lại cần khăn quàng cổ? Nhưng Anh Cận cho anh một chiếc khăn quàng cổ, tựa như lúc sắp xếp anh ngủ trên giường, tuy rằng không có cái giọng ra lệnh nhưng lại rất có hơi thở mệnh lệnh. Anh kéo kéo cái khăn quàng cổ, lòng tốt không thể chối từ, vẫn đeo vào. Trong sân dưới lầu bắt đầu có nhiều khách hơn, một vài đứa trẻ người Duy Ngô Nhĩ chạy vào chơi xích đu, nhìn thấy Anh Cận thì vui mừng chào hỏi. Tư Dã cố ý nhìn vẻ mặt của anh Cận. Anh Cận lấy một nắm kẹo ở quầy lễ tân đưa cho chúng nó, xoa xoa tóc của một đứa trẻ, lộ ra một nụ cười. Nhưng cho dù là đối mặt với trẻ con ngây thơ hoạt bát, nụ cười của hắn vẫn nhạt nhòa như cũ, chỉ có khóe môi cong lên một độ cong không rõ ràng. Tư Dã nghĩ, người này không phải giả ngầu. Mặt trời bắt đầu chìm về phía tây, nhưng còn rất lâu nữa màn đêm mới buông xuống hoàn toàn.
Ngày đầu tiên đến Tư Dã đã kinh ngạc vì rạng sáng còn có thể nhìn thấy một tia hoàng hôn treo ở trên bầu trời. (Tui nghĩ ý ở đây là do Tân Cương lệch múi thời gian á mấy bồ, 10 giờ mặt trời chưa mọc, hơn nửa đêm nhưng mặt trời mới lặn xuống, nên là rạng sáng muộn nhất có khi vẫn nhìn hoàng hôn của ngày hôm trước) Anh Cận dẫn Tư Dã vào một con hẻm, không quá nhanh và cũng hề không có ý muốn nói chuyện phiếm. Tư Dã muốn tìm chút chuyện, "Anh Cận, chúng ta ăn ở đâu?" Anh Cận chỉ nói: "Đi theo tôi.” Giọng điệu vô cùng bình tĩnh, giọng nói trầm ấm của người đàn ông đắm chìm trong ánh hoàng hôn, có chút lười biếng và thiếu kiên nhẫn. Ở Thành Đô, ai mà qua loa lấy lệ với anh như thế thì anh lạnh mặt ngay. Nhưng lúc này lại không nổi giận. Như thể người đàn ông không nhắm vào anh, chỉ là quen với việc như thế. Đối với bất cứ ai cũng như thế. Trông có vẻ thờ ơ, nhưng cũng không phải thờ ơ. Xa hơn nữa, có một con phố thương mại nhỏ bán hàng tạp hóa, rau và trái cây cho người dân địa phương. Anh Cận mua hành tây, cần tây, cà chua, ớt xanh, cộng thêm một túi mì, đi vào một cửa hàng tạp hóa. Tư Dã nhìn thấy một máy làm kem ở cửa hàng tạp hóa và một cậu trai người Duy Ngô Nhĩ ở độ tuổi chừng đôi mươi đang làm kem cho những đứa trẻ xếp hàng. Anh Cận dùng tiếng Duy Ngô Nhĩ chào hỏi cậu trai, cậu trai cũng giống như cô gái tên Hạ Đề kia, hưng trí bừng bừng rồi lễ phép cười với Tư Dã. Phía sau tiệm tạp hóa có một cái sân, có bếp và nhà kho, trên lầu hình như là phòng ngủ. Anh Cận mang thức ăn vào phòng bếp, "Chỗ này nóng lắm, cậu đi vào cửa hàng ngồi đi, có TV." Tư Dã càng cảm thấy hứng thú với việc nấu ăn của Anh Cận, nhưng chưa đứng được bao lâu đã bị đuổi ra ngoài. Anh lang thang trong cửa hàng, không có gì để làm. Truyền hình phát sóng các chương trình ca múa nhạc dân tộc Duy Ngô Nhĩ, nghe không hiểu. Hàng hóa hầu như đều in tiếng Duy Ngô Nhĩ, chất lượng bao bì bên ngoài tuy không tốt, nhưng thiết kế rất tinh xảo. Chủ cửa hàng tạp hóa cũng là anh Cận? Làm du lịch, mở homestay, mở cửa hàng, gia đình còn kinh doanh lẩu tây tạng ở huyện Tháp? Khá giàu. Người đàn ông bưng ra hai đĩa mì. Sợi mì to dày được rưới sốt cà chua, hành tây, ớt xanh và cần tây cắt khúc, khi gắp ra sẽ lộ ra từng miếng thịt bò. Mì trộn là món ăn gia đình ở đây, Tư Dã còn chưa ăn, ngửi mùi thôi đã thèm. Anh Cận vỗ vai cậu trai người duy ngô nhĩ ở cửa, ước chừng là bảo cậu đi vào bên trong ăn mì. Cậu bé đi ra sân sau, anh Cận tự mình canh giữ trước cửa hàng. Không có khách đến thì ăn mì, có trẻ em đến mua kem, bỏ đĩa xuống, lưu loát đánh kem. Tư Dã đột nhiên muốn ăn kem. Rất nhiều cửa hàng ở Kashgar đều có máy làm kem, anh có đi ngang qua vài lần, cảm thấy chẳng có gì ngon. Kem rất rẻ, 5 tệ, 3 tệ.
Còn có thể mua loại sang trọng nhất với giá 10 tệ. Giá cả này không hấp dẫn đối với anh. Nhưng nhìn anh Cận làm, đột nhiên thấy kem cũng ngon đấy. "Anh Cận, cho tôi một cái đi." Trước khi mở miệng anh đã quét mã, sợ người ta không thu tiền của mình. Anh Cận nghe thấy âm thanh đã nhận tiền, nhưng vẫn không trộn cho anh:"Ăn mì trước đi." "Ồ..." Tư Dã một lần nữa cầm lấy đĩa, ngồi ở cửa với anh Cận.
Anh Cận ăn rất nhanh, nhưng tướng ăn cũng không tệ, chẳng bao lâu đã sạch đĩa. Tư Dã thấy hắn đi vào phòng bếp, vội vàng ăn xong, cũng đi theo vào, đề nghị rửa bát. Lúc này Anh Cận không từ chối, Tư Dã cũng rửa sạch bát của cậu trai kia, đổi lại một tiếng cảm ơn không lưu loát. Trở lại cửa hàng, anh Cận đã lấy kem cho anh, vị ngọt lạnh và tinh tế tan chảy trong miệng. Cũng không biết có phải là tác dụng tâm lý hay không, Tư Dã cảm thấy kem này không thua gì những loại kem đắt tiền, hoa mỹ mà anh đã từng ăn. "Nó được làm từ sữa của địa phương chúng tôi."Anh Cận lại dự đoán được câu hỏi của anh. Bầu trời dần chuyển sang màu lam ngọc bích, loại màu xanh ấy giống như mặt biển dưới ánh trăng, lộ ra một màu sáng nhàn nhạt. Tư Dã ăn kem xong, bên cạnh đưa tới một cái hộp nhỏ hình chữ nhật, bên trên là tiếng Duy Ngô Nhĩ, không hiểu. "Đây là?" "Thuốc xịt viêm mũi." Anh Cận nói: “Thời tiết bụi bặm cậu không quen, xịt một chút sẽ đỡ.” Tư Dã nhận lấy, hơi xuất thần, quên cả nói cảm ơn, hình như anh chưa từng đề cập đến chuyện mũi mình khó chịu phải không? Chỉ có dụi mũi vài lần trên xe, cái này cũng có thể nhìn ra à? Cách đây không lâu anh mới kết luận Anh Cận không phải là có sức quan sát mạnh, chỉ là trùng hợp thôi.
Bây giờ lại là một sự trùng hợp ngẫu nhiên nữa? "Nhớ đường đi chứ?" Anh Cận đột nhiên hỏi: "Một mình có về được không?" Tư Dã bối rối: "Anh không quay lại à?" Anh Cận lắc đầu, "Tôi ở đây cũng được." Tư Dã hơi do dự: "Do tôi đùn anh ra ngoài hả?" Người đàn ông quay lưng lại với ánh đèn trong cửa hàng, đôi mắt còn mờ đục hơn cả ban ngày. Một lúc lâu sau, hắn lắc đầu, tựa như lười giải thích, dặn dò cậu bé người Duy Ngô Nhĩ vài câu, lại nói với Tư Dã: "Đi thôi." Không hiểu sao bị đuổi đi, rồi không hiểu sao lại cùng anh Cận trở về homestay. Tư Dã nghĩ không thông. Trước khi đi ngủ anh lại hỏi Anh Cận một lần nữa, không thì để anh ngủ trên sô pha. Anh Cận không đồng ý. Tư Dã đóng cửa phòng ngủ lại, ngồi trên giường ngẩn người một lát. Tóc của anh mới gội, rất ẩm ướt, nhưng không cần phải sấy, sẽ khô rất nhanh. Khi khô được một nửa, anh xoa xoa mặt, đứng lên sửa sang lại vali, tìm được tấm giấy chứng nhận biên phòng kẹp ở trong đám vé. "......" Anh nhớ, tối hôm qua bởi vì kế hoạch đi bar Duy Tộc, anh lo lắng làm mất giấy chứng nhận biên phòng, vừa về nhà trọ đã cất giấy chứng nhận vào trong đám phiếu vé. Nhưng hôm nay ở trạm kiểm soát, anh đã quên tất cả. Ngồi trở lại mép giường, anh xếp bằng hai chân, trầm mặc nhìn vách tường hoa văn phức tạp đối diện. Hồi lâu sau, anh cười khổ, lấy tay che mắt và trán, dùng sức xoa xoa. Bác sĩ bảo anh ra ngoài để thư giãn, đầu óc của anh có hơi buông thả quá, thậm chí quên mất lý do tại sao mình đến Kashgar. Quên mất giấy chứng nhận biên phòng cất ở đâu thì có là gì. _________________ Tác giả có lời muốn nói: Yên tâm, Tiểu Dã không phải mất trí nhớ quên anh Cận, sau này cũng sẽ không mất trí nhớ quên anh Cận.