Chuyển ngữ: Hai bộ mình thích được mua bản quyền, tôi mãn nguyện rồi tôi chếc đây.
Đường xuống núi như mãi không thấy điểm cuối, Yến Chiêu đã có chút mất kiên nhẫn.
Mặt mũi y cũng không phải dạng chính nghĩa gì, thật không hiểu nổi đường não của quỷ nữ này.
Trên đời có rất nhiều chuyện bất bình, y không muốn nhúng tay vào bất kỳ chuyện gì, bây giờ cũng không định lo chuyện bao đồng.
Dung Dữ là ngoại lệ.
Chuyện của người nhà sao là chuyện bao đồng được? Nhất định phải bất bình thay người nhà.
Yến Chiêu đang muốn nói y không chủ trì công đạo, Dung Dữ đã lặng lẽ kéo ống tay áo hắn, tay che bên môi: "Em muốn hóng chuyện." Yến Chiêu lập tức đổi lời: "Nói." Bây giờ y đã trở thành Yến Thanh Thiên đương thời mở rộng con đường chính nghĩa rồi! Dung Dữ vốn cũng không hứng thú với quan hệ tam giác này, hắn tuyệt đối còn không tim không phổi chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân hơn Yến Chiêu nhiều, nhưng ánh nến Trường Minh của Ôn Ý Sơ chập chờn dữ dội thì biết làm sao.
Không dài ra cũng không sáng lên chút nào, nhưng mà ngọn lửa chập chờn càng lúc càng nhanh, đại biểu rằng đèn hồn của Ôn Ý Sơ rất muốn lo chuyện bao đồng.
Phải biết rằng thấy Hồ Vĩ chết cậu ta cũng không chút phản ứng, giờ gặp chuyện bất bình lại kích động như vậy.
Dung Dữ nhớ tới hành động vĩ đại của Ôn Ý Sơ, đi đường thấy có người cưỡng ép dân nữ đã lập tức chạy báo quan, mặc dù cuối cùng bị đánh một trận tống cổ khỏi nha môn, nay vẫn nhiệt tình như thế.
Đây là đứa con số mệnh không thèm để ý đến người hãm hại mình, nhưng lại bất bình căm phẫn dùm người khác.
Hoàn toàn một trời một vực với Dung Dữ duy ngã độc tôn không màng chuyện chúng sanh.
Nể mặt đứa con số mệnh kích động như vậy, Dung Dữ cố mà nghe chuyện này, bằng không hắn sợ Ôn Ý Sơ sẽ cáu đến tự tắt.
Quỷ nữ thấy Yến Chiêu bằng lòng nghe, vốn đang khóc vì buồn lập tức biến thành vui rơi nước mắt.
Nàng biết nàng không nhìn sai người, quỷ hồn mạnh mẽ lại không cắn nuốt những quỷ hồn khác như thế, nhất định là một quỷ tốt! Nàng lập tức kể đầu đuôi sự việc.
- - Cô gái này họ Phùng tên Uyển, nhà ở trấn Nhạc Nam, người ta thường gọi nàng là Uyển nương.
Thư sinh tên Liễu Chiết, cũng là người trấn Nhạc Nam, không cha không mẹ, là hàng xóm Phùng gia.
Uyển nương và Liễu Chiết là thanh mai trúc mã, hai đứa trẻ chơi đùa với nhau từ nhỏ, đã hứa hẹn bên nhau cả đời từ lâu.
Hắn thường tặng Uyển nương son phấn vài ba đồ lặt vặt, Uyển nương cũng hết sức thẹn thùng vui vẻ, họ là một đôi uyên ương tình nồng ý mật.
Liễu Chiết là người có học, từng hứa hẹn với Uyển nương, đợi đến khi tên đề bảng vàng sẽ cầu hôn Phùng gia.
Uyển nương cũng một lòng chờ Liễu lang đến cưới nàng.
Cha mẹ Phùng rất vừa ý cuộc hôn nhân này.
Liễu lang là hàng xóm bọn họ, hai bên biết rõ nhau từ lâu, thêm nữa là triều đình hiện tại trọng văn khinh võ, người có học vấn sẽ có địa vị cao, nếu có thêm đứa con rể làm quan, vậy đúng là phải thắp hương tạ ơn tổ tiên.
Ai ngờ trời không chiều lòng người, Liễu Chiết còn chưa đợi được khoa thi đã mắc lao phổi ngã bệnh.
Bệnh tới như đất lở, tìm đại phu coi bệnh bốc thuốc, chống đỡ được mấy ngày, cuối cùng vẫn không qua khỏi.
Trên linh đường, Uyển nương khoác áo tang, suýt đã khóc chết trên quan tài người yêu.
Đêm đó nàng tô son điểm phấn mà Liễu lang tặng mình, ăn mặc thật xinh đẹp, khoác áo tang, đập đầu vào quan tài mà chết, máu tươi nhuộm đỏ cả đồ tang trắng.
Khi còn sống không thể làm tân nương của Liễu lang, vậy thì cũng nhau tuẫn tình (chết chung vì tình), sau khi chết lại thành thân.
Cha mẹ Phùng làm sao ngờ được Uyển nương tự vẫn như thế.
Bọn họ nuôi con gái lớn để trông cậy đổi được chút sính lễ, bám víu vào con rể hiền, lần này thì hay rồi, mất sạch cả chì lẫn chài.
Người ngoài nói ra nói vào, đều nói Phùng Uyển không biết liêm sỉ, chưa lấy chồng đã chết vì người đàn ông khác, nói đến mức cha mẹ Phùng không còn mặt mũi gặp người, còn phải mất thêm một khoản tiền đám tang, cực kỳ xui xẻo.
Vừa hay bên trấn Nhạc Tây có một anh nông dân tên Ngưu Đại cũng lâm bệnh nặng, nghĩ đến mình sắp chết còn chưa có vợ, nghe trấn Nhạc Nam có cô gái vừa chết nên lấy tiền để dành cả đời mua thi thể để âm hôn với mình. Cha mẹ Phùng thấy tiền thì mắt sáng như đèn pha, nghĩ dù gì cũng mất trắng rồi, chuyện này phải đồng ý.
Vậy nên mới có tình huống hai nam giành một nữ như này.
Liễu Chiết cho rằng mình và Uyển nương yêu nhau, Uyển nương tuẫn tình với hắn, còn Ngưu Đại là cướp vợ của người khác.
Còn Ngưu Đại lại cho rằng mình mua Uyển nương, mua bán hẳn hoi với cha mẹ Phùng, mới có tư cách là quan nhân của Uyển nương.
Song phương bên nào cũng cho mình đúng, không ai phục ai.
Nói cho cùng, đều bởi vì hủ tục âm hôn, người sống tự tiện quyết định, quậy cho người chết sau khi chết cũng không được an nghỉ.
Dung Dữ: "Cha mẹ ngươi cũng thật là, khi các ngươi còn sống thì đồng ý cho thành thân, sau khi chết lại giở quẻ." Uyển nương gạt lệ: "Cha đồng ý để thiếp thành thân với Liễu lang, vì ngóng Liễu lang làm quan để dìu dắt Phùng gia và em trai trong nhà.
Sau khi Liễu lang bệnh qua đời, mọi tính toán của cha đều đổ vỡ cả, tất nhiên tiền của Ngưu Đại có ích hơn.
Cha thiếp trọng nam khinh nữ, xưa nay chỉ yêu thương em trai, phận con gái như chúng thiếp, chẳng qua chỉ là vật mua bán thôi." "Các ngươi?" Yến Chiêu hỏi, "Trừ ngươi ra còn ai nữa?" Liễu Chiết tức giận nói: "Còn có Phùng Nhị nương, Phùng Tam nương, đều đột ngột qua đời, bị bán đi làm âm hôn.
Những số tiền đó đều gom lại cho Phùng Tư cưới vợ.
Cha mẹ nàng ấy đúng là không ra gì, vì con trai mà thi thể của con gái cũng đem bán!" Hắn hiển nhiên không có chút hảo cảm nào với cha mẹ Uyển nương.
Có thể bán thi thể con gái lấy tiền, không xứng để hắn gọi một tiếng cha mẹ vợ.
Dung Dữ chen vào nói: "Còn Phùng Đại nương?" Uyển nương: "...Chính là thiếp." Không có Phùng Đại nương, chỉ có Phùng Uyển nương, bởi vì Phùng Đại nương nghe như đàn bà lớn tuổi.
(đại nương: bác gái) Dung Dữ nhạy bén hỏi: "Ba chị em các ngươi lại không còn ai sống à?" Uyển nương lấy hết dũng khí, kể một chuyện kinh khủng mà Dung Dữ đã đoán trước: "Thật ra thì, em hai em ba của thiếp, cũng không phải mất vì bệnh..." Phùng gia có ba cô con gái, từ nhỏ cha mẹ đã thiên vị con trai, không hề quan tâm con gái.
Uyển nương khá xinh đẹp, chơi thân với Liễu Chiết, còn hai em gái lại không giống vậy.
Trên mặt Nhị nương có vết bớt, bởi vì dung mạo xấu xí nên quá lứa lỡ thì mà vẫn không có ai đến xin cưới.
Tam nương lúc nhỏ bị sốt cao, nên bây giờ đầu óc không được bình thường, cũng không ai muốn cưới một con ngốc về làm vợ.
Hai người em gái, lần lượt qua đời vì bệnh, thi thể bị bán ngay sau đó.
Vì là âm hôn nên cũng không kén chọn thi thể.
"Thiếp vốn nghĩ rằng hai em bị bệnh qua đời." Uyển nương hoảng hốt khóc nói, "Cho đến khi thiếp nghe được cha mẹ nói chuyện trong phòng, bọn họ nói...!Dù sao cũng không ai thèm lấy Nhị nương Tam nương, nuôi ở nhà chỉ tổ phí cơm, không bằng cứ siết chết rồi bán, kết âm hôn còn đổi được tiền...!Nếu không phải, không phải thiếp đẹp, Liễu lang lại có tiền đồ, thành thân lúc sống còn nhiều tiền hơn âm hôn, chỉ sợ thiếp cũng khó thoát khỏi cái chết..." Vừa nói xong, trong núi dù không có gió thổi nhưng lại khiến người ta lạnh thấu xương.
Lòng người còn đáng sợ hơn quỷ thần, câu này vô cùng hợp với tình cảnh hiện tại.
"Lý nào lại như vậy! Trần đời sao có loại cha mẹ mất lý trí mất nhân tính như thế, này còn có vương pháp không?" Liễu Chiết giận đến mức hồn cũng bất ổn, "Uyển nương, sao khi đó nàng không nói với ta, ta sẽ đi báo quan với nàng, không thể để Nhị nương Tam nương chết oan như vậy được!" Ánh nến Trường Minh của Ôn Ý Sơ lại điên cuồng uốn éo, hiển nhiên cũng tức giận như Liễu Chiết.
Uyển nương cười khổ: "Báo quan...!Làm sao báo được đây?" Dung Dữ vừa nghe đã hiểu.
Âm hôn rất thịnh hành ở nơi này, người ta đã xem nó là chuyện quá đỗi bình thường.
Mới đầu là quan lại cấu kết nhau, vơ vét tài sản dân lành, người nghèo nghèo đến nỗi không cưới được vợ.
Có người muốn được viên mãn, sau khi chết có vợ bầu bạn, từ đó mới xuất hiện hiện tượng mua bán thi thể.
Người nghèo bị ép đến con đường bán thi thể lấy tiền, nếu bắt bọn họ có khi sẽ làm bọn họ nổi dậy chống lại, dân không kêu than thì quan không tra xét, cứ nhắm một mắt mở một mắt, thế là thành tập tục.
Ban đầu mua thi thể đều là những xác nữ bị bệnh qua đời.
Nhưng vì lợi ích, tất nhiên sẽ xuất hiện suy đồi đạo đức, giẫm đạp lên luật pháp.
Khi việc mua bán thi thể trở thành một loại kinh doanh dây chuyền, có thể kiếm lợi thì ngày càng nhiều người lòng dạ đen tối muốn duỗi tay vào các vùng u ám này.
Cái gọi là thầy chùa nhiều mà cháo ít cũng là chỉ lưu manh thì nhiều mà xác nữ lại ít, khi đó sẽ có người làm một cô gái đang sống sờ sờ, bị ép qua đời vì bệnh, biến thành thi thể, mang đi bán.
Chuyện mà chị em Phùng gia gặp phải là ví dụ tiêu biểu cho những cô gái bị hại vì hủ tục.
Quan lại ở chỗ này dĩ nhiên sẽ không xía vào.
Có quan áp bức, kiến thức thiếu hụt, không cho bách tính giàu có mà để bách tính dốt nát nên âm hôn mới phổ biến như ngày nay, lâm vào cảnh ngu muội hoàn toàn.
Luật pháp triều Thịnh cũng không có luật cấm âm hôn, vì người lập ra luật pháp đâu nghĩ rằng còn có người sẽ mua bán thi thể, tất nhiên cũng không thể phán xử hành động này.
Luôn là có tội phạm trước mới có cảnh sát, có tội trước mới có pháp luật.
Chỉ có luật pháp không cấm nên loại tập tục mất nhân tính mới ngang ngược như vậy.
Mà muốn xoá bỏ những hủ tục này, chỉ dựa vào một người dân thì không thể nào lật đổ được.
Trừ phi người đó có quyền hành.
Hồ Vĩ hồn phi phách tán, Ôn Ý Sơ thờ ơ.
Uyển nương bị hãm hại, Ôn Ý Sơ đầy căm phẫn.
Hắn không chỉ bất bình vì chuyện Uyển nương gặp phải mà còn hận lòng người và thói đời.
Nếu cậu đã gặp những khổ nạn này, thì không thể làm như không thấy.
Ôn Ý Sơ thật sự không quan tâm người hại cậu ư? Quan tâm thì có quan tâm đấy, chẳng qua so với tâm nguyện chân chính của cậu thì bọn họ không đáng nhắc tới.
Hai tháng sau, tin vui Ôn Ý Sơ đề tên trên bảng vàng sẽ được truyền tới.
Dựa theo tình hình này, nếu trong hai tháng Dung Dữ xử lý xong Hồ gia, báo thù thay Ôn Ý Sơ, thành công đợi được tin vui, thì coi như nhiệm vụ hoàn thành.
Nhưng thời gian cháy nến Trường Minh của Ôn Ý Sơ lại kéo dài đến ba năm, mà không phải hai tháng.
Nhiệm vụ làm trong ba năm, chuyện mà Dung Dữ phải làm hiển nhiên không chỉ báo thù đơn giản như vậy.
Chí của Ôn Ý Sơ ở triều đình, ở thiên hạ bốn phương và ở vạn dân lành.
Dung Dữ thân là Ma vương, lúc này sợ là thấy chuyện bất bình phải nhào vào cứu giúp.
(Đọc ở wattpad nguyetcach118 ) Liễu Chiết và Uyển nương đột nhiên lại chuyển đề tài về Phùng Nhị nương và Phùng Tam nương, Ngưu Đại thấy tình hình không ổn, vội càng kéo chủ đề lại: "Cái gì mà báo quan, bây giờ phải nói chuyện của chúng ta.
Đại nhân, cha mẹ Phùng Uyển đã sớm bán nàng cho ta, thư sinh này không bỏ ra đồng tiền nào, có tư cách gì giành vợ của ta?" Yến Chiêu cau mày: "Nữ tử cũng không phải đồ vật, há lại mua bán.
Nàng theo ai, phải xem ý muốn của nàng." Uyển nương lập tức nói: "Tất nhiên thiếp theo Liễu lang! Thiếp chỉ nhận Liễu lang làm quan nhân của thiếp!" "Nhưng nàng là của ta!" Tuy Ngưu Đại sợ Yến Chiêu, nhưng vẫn không cam tâm: "Nàng còn mặc đồ cưới, là thành thân với ta..." Dung Dữ nói: "Mới vừa các ngươi sợ hắn ăn các ngươi, ngươi lật đật bảo vệ mình, không quan tâm sống chết của nàng.
Còn Liễu Chiết che chở nàng.
Có thể thấy ngươi không thích nàng, cần gì phải dây dưa không bỏ?" Ngưu Đại không phải người có ăn học, nói đi nói lại cũng chỉ có câu: "Nàng đã thành thân với ta..."
Ba con quỷ này không đến địa phủ đầu thai đều là vì chấp niệm.
Liễu Chiết và Uyển nương có chấp niệm với nhau, còn chấp niệm của Ngưu Đại là có một người vợ.
Hắn và Uyển nương không có tình cảm, tất nhiên sẽ không lấy mạng ra bảo vệ nàng như Liễu Chiết, nhưng chấp niệm cũng không biến mất dễ như vậy.
Yến Chiêu lên tiếng: "Ngươi chắc chắn nàng mặc là đồ cưới thành thân với ngươi?" "Sao lại không phải, rõ ràng là đỏ..." Liễu Chiết và Ngưu Đại sửng sốt.
Uyển nương đang mặc, nhìn sơ thì giống đồ cưới đỏ thẫm, nhưng nhìn kỹ là phát hiện không phải --- đó là đồ tang trắng bị máu nhuộm đỏ, là bộ độ mặc lúc chịu tang Liễu Chiết.
"Nàng mặc đồ tang đụng đầu vào quan tài mà chết, lại bị thay thành đồ cưới để kết âm hôn.
Y phục mà quỷ mặc thường là áo liệm trước khi nhập quan, nếu là y phục khác, nhất định là vì khi còn sống ký ức hôm đó khắc quá sâu, chấp niệm quá mạnh, kể cả chết rồi vẫn không muốn quên đi.
Đồ nàng mặc là áo tang bị máu nhuộm đỏ, mà không phải đồ cưới khi minh hôn với ngươi, điều này thấy rõ người nàng chân chính muốn cưới là Liễu Chiết, không phải ngươi." Yến Chiêu hiếm khi nói một câu dài như thế, mà còn rất lưu loát.
Dĩ nhiên rằng, vì chấp niệm muốn gả cho Liễu Chiết của Phùng Uyển quá sâu nên mới khiến áo tang bị máu nhuộm một phần trở nên đỏ hoàn toàn, chứ lúc chết nàng không chảy nhiều máu như vậy.
Ngưu Đại lẩm bẩm: "Nhưng ta tốn tiền..." "Ngươi đi báo mộng cho cha mẹ nàng, để bọn họ đốt chút tiền vàng cho ngươi, cũng có thể tiêu." Dung Dữ nói.
Ngưu Đại: "Ta không muốn tiền..." Chỉ muốn vợ.
"Chưa nói hết.
Ngươi cầm tiền đó đến âm phủ đút lót, kiếp sau được đầu thai vào nhà tốt, cũng lấy được vợ." Dung Dữ vừa dụ dỗ vừa uy hiếp, "Nếu còn ở trên trần gian, kiếp này chỉ có thể làm quỷ độc thân.
Ngươi chọn cái nào?" Ngưu Đại vừa nghe thế đã lập tức chọn đầu thai.
Hóa ra cầm tiền vàng có thể hối lộ quỷ sai để kiếp sau được cưới vợ, sớm biết vậy hắn còn ở đây làm gì? Chấp niệm của hắn là cưới vợ, nếu đầu thai có thể lấy, còn không đầu thai thì mãi mãi độc thân, đương nhiên phải xuống âm phủ đầu thai rồi! "Nếu chọn rồi, vậy đi báo mộng đi." Dung Dữ đuổi.
Tùy tiện như thế đã hóa giải được chấp niệm của một quỷ hồn, Liễu Chiết và Uyển nương nhìn mà sửng sốt, sau đó vội vã cảm tạ ân nhân, nói gì mà làm trâu làm ngựa báo đáp...! "Không cần." Cuối cùng Yến Chiêu cũng nói ra câu quan trọng nhất, "Ta muốn hỏi đường." Liễu Chiết: "..." Uyển nương: "..." "Không những thế." Dung Dữ bổ sung, "Còn muốn các ngươi giúp một chuyện." (Đọc ở wattpad nguyetcach118 ) Có hai quỷ Phùng Liễu chỉ đường, Dung Dữ và Yến Chiêu cuối cùng cũng tìm được đường xuống núi chính xác.
Yến Chiêu nói: "Luân hồi lục đạo tự có số mệnh, tiền vàng có thể dùng ở âm phủ, nhưng không thể nghịch thiên cải mệnh.
Không chừng kiếp sau hắn rơi vào đạo súc sinh cũng nên, sao em có thể chắc chắn hắn sẽ cưới được vợ?" "Không chắc." Dung Dữ không chút áy náy, "Đuổi hắn đi không được à? Bằng không còn muốn chậm trễ đến khi nào nữa." Yến Chiêu: "..." Không bất ngờ lắm.
Yến Chiêu lại hỏi: "Ta nghe Phùng Uyển gọi Liễu Chiết là quan nhân, quan nhân là gì?" Dung Dữ nói: "Chính là phu quân." Yến Chiêu như có điều suy nghĩ.
Dung Dữ nhìn y: "Muốn nghe em gọi à? Thành thân đi là được nghe." "...Dung Dung." Yến Chiêu thình lình nói, "Áo liệm của ta màu đen, nhưng y phục ta mặc lại là màu đỏ." "Sao?" Dung Dữ ngoài miệng không quan tâm, nhưng trong đầu lại nhớ đến lời của Yến Chiêu --- y phục mà quỷ hồn mặc đều là áo liệm lúc nhập quan, nếu là y phục khác, nhất định là khi còn sống ký ức ngày đó quá sâu, chấp niệm quá mãnh liệt, kể cả khi chết rồi cũng không muốn quên.
Yến Chiêu nghiêng đầu nhìn hắn.
"Ký ức mà ta nhớ nhất khi còn sống, nhất định là ngày ta làm quan nhân của em." Hết chương 54..