Thẩm Nguyệt Một Kiếp Hồng Trần

251: Quán Rượu


trước sau

“Quân đội biên cương hiện tại tổn thất thảm trọng, sĩ khí tuột dốc không phanh, thật sự không thích hợp để tiếp tục chiến đấu, nếu như cứ cố chấp tiếp tục chiến đấu thì chỉ càng khiến cho máu đổ nhiều hơn”.

"Nếu như lúc này giảng hòa với Dạ Lương thì còn có thể cứu được đại tướng quân một mạng. Đại tướng quân năm xưa phò tá hoàng thượng xuất chinh bình thiên hạ, bây giờ tính mạng của đại tướng quân gặp nguy hiểm, nếu như hoàng thượng mặc kệ đại tướng quân thì khó tránh khỏi bị người trong thiên hạ dị nghị!"

Hoàng đế sao có thể không biết những điều này, cho nên ông ta vừa tức giận vừa bất lực.

Nếu như ông ta mặc kệ Tần Như Lương, để cho Dạ Lương giết Tần Như Lương thì máu của Tần Như Lương chắc chắn sẽ khiến cho sĩ khí của quân Dạ Lương tăng vọt, trong khi đó lòng quân Đại Sở thì sẽ đại loạn.

Hoàng đế vốn còn cho rằng Dạ Lương vẫn dễ ức hiếp giống như trước.

Chỉ cần Tần Như Lương xuất chinh đánh đuổi quân đội Dạ Lương đang gây hỗn loạn ở biên giới thì biên giới Đại Sở sẽ trở lại yên bình như trước.

Không ngờ Dạ Lương đã sớm chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc chiến này, liên tục đưa ra những sách lược khiến cho Đại Sở trở tay không kịp.

Tần Như Lương luôn luôn dũng mãnh thiện chiến, lần này hoàng đế thật sự bị chấn động khi nghe tin hắn ta đã ngã ngựa.

Hơn nữa chuyện này còn khiến cho hoàng đế phải tạm nhân nhượng vì lợi ích toàn cục, ông ta không thể nào nuốt trôi được cục tức này cho nên liền phẫn nộ nói: "Khốn kiếp! Chẳng lẽ các ngươi muốn trẫm phải cống năm tòa thành cho Dạ Lương hay sao?"

Đám thần tử nghe thấy tiếng rống giận dữ của hoàng đế thì ngay lập tức quỳ rạp xuống đất.

Lại có triều thần khác lên tiếng: "Đây đã là cái giá nhỏ nhất rồi thưa bệ hạ! Trong năm tòa thành đó có ba tòa thành vốn là thuộc về Dạ Lương, thắng bại vô thường, quốc thổ cũng không thể vĩnh viễn ở đó, khẩn cầu hoàng thượng tính toán vì đại cục! Chỉ cần còn núi xanh, sợ gì không có củi đốt!"

Sau đó hoàng đế lại hỏi: "Theo ý của các ngươi thì lần này nên cử bộ tướng nào làm sứ thần đến Dạ Lương hòa đàm?"

Lời này vừa nói ra thì bầu không khí trong triều liền trở nên im lặng như tờ, không ai dám hé răng.

Bất luận bọn họ có tiến cử ai thì cũng sẽ sinh ra vấn đề. Người có thể làm sứ thần đến Dạ Lương hòa đàm thì nhất định phải là người tâm tư kín đáo, gặp nguy không loạn, như vậy thì mới có thể đảm đương được trách nhiệm này.

Chuyện chọn sứ thần đi hòa đàm tạm thời vẫn chưa được quyết định.

Sau khi hạ triều, hoàng đế liền triệu tập mấy vị đại thần thương nghị ở ngự thư phòng.

Cho đến lúc này thì những người nắm giữ vị trí chính trong triều đều là cựu thần tiền triều, căn cơ thâm hậu.

Hoàng đế vẫn sử dụng bọn họ, mặc dù vẫn nghi ngờ bọn họ sẽ có ý đồ khác nhưng bao năm qua hoàng đế cũng chưa từng làm việc gì chèn ép bọn họ.

Hoàng đế xuất thân võ tướng, từ việc trị quốc đến việc làm lung lạc nhân tài sĩ tộc đều phải dựa vào những cựu thần này, cho nên ông ta chỉ có thể sắp xếp thân tín của mình trà trộn vào trong nhóm cựu thần này khiến cho thế cục trong triều trở nên rắc rối phức tạp.

Đối với chuyện chọn sứ thần đến Dạ Lương, hoàng đế đã có sẵn một ứng cử viên thích hợp.

Ông ta chỉ muốn hỏi lại một lần nữa ở ngự thư phòng, cuối cùng liền có đại thần đứng ra tiến cử Tô Vũ.

Hoàng đế hỏi các đại thần khác: "Các ngươi nghĩ như thế nào?"

Có đại thần khác đứng lên nói: "Hồi hoàng thượng, Tô đại nhân tài hoa hơn người, mưu lược tài trí, nếu phái Tô đại nhân đi Dạ Lương hòa đàm thì vô cùng thích hợp, lần này nhất định Dạ Lương sẽ không chiếm được thêm nhiều lợi thế!"

Đây chỉ là một trong số những lý do.

Hoàng đế nghĩ đến Tô Vũ đầu tiên không chỉ bởi vì hắn có tài.

Hoàng đế tỏ ra đường hoàng nói: "Tô đại nhân là một nhân tài được văn võ toàn triều công nhận, hơn nữa hắn còn là sủng thần tiền triều, từ trước đến nay đã kinh qua không ít sự việc lớn. Phái hắn đi hòa đàm với Dạ Lương chắc chắn không thành vấn đề".

Điểm mấu chốt ở đây chính là Tô Vũ là sủng thần bên cạnh hoàng đế tiền triều, không biết trong triều còn có bao nhiêu cựu thần đều chờ chỉ đạo của hắn.

Nhưng nhiều năm qua Tô Vũ vẫn không hề gây ra động tĩnh gì.

Tô Vũ chẳng khác nào bộ mặt của các đại thần tiền triều, hoàng đế không thể công khai giết chết hắn, hơn nữa hắn đã vô cùng tận tâm làm tốt bổn phận của mình cho nên hoàng đế không thể tìm ra bất kỳ lý do gì để động vào hắn.

Nhưng một người như vậy, vừa không thể hoàn toàn mượn sức, vừa không thể yên tâm sử dụng hắn, đây là điều luôn khiến cho hoàng đế phải đau đầu.

Lần này ông ta phái Tô Vũ đến Dạ Lương, nếu như hắn có thể hoàn thành được nhiệm vụ thì không sao, nếu như hắn không thể hoàn thành nhiệm vụ thì ông ta cũng có lý do chính đáng để giáng tội hắn.

Hoặc nếu như giữa đường xảy ra biến cố thì đó cũng là định mệnh của hắn.

Chuyện này xem như đã được định đoạt.

Các quan đại thần khác lần lượt lui ra, chỉ có một mình Hạ Phóng bị hoàng đế giữ lại.

Hạ Phóng là con trai cả của Hạ tướng, được hoàng đế đích thân đề bạt một chức quan trong triều, đồng thời cũng được coi là thân tín của ông ta.

Mặc dù Hạ tướng cũng là cựu thần tiền triều nhưng ông ta chỉ muốn lo cho thân mình, không muốn có liên hệ gì với các cựu thần khác, mà đứa con trai cả của ông ta, Hạ Phóng, cũng có mục đích rất rõ ràng, chính là tích cực phối hợp với hoàng đế chèn ép các cựu thần.

Hạ Phóng nói: "Hoàng thượng cứ như vậy mà yên tâm phái Tô đại học sĩ đi sao? Công chúa Tĩnh Nguyệt đã rời khỏi kinh thành được mấy ngày, lần này nàng ta và đại học sĩ còn có cùng điểm đến, vi thần lo lắng rằng đại học sĩ sẽ giúp đỡ công chúa".

Hoàng đế nói: "Đúng là trăm sông đổ về một biển, chỉ có điều lần này bọn chúng có đường để đi cũng chưa chắc có đường để trở về", dừng một chút, ông ta buông tấu chương trong tay ra rồi lại nói: "Nhưng để tránh biến cố xảy ra thì vẫn nên phái người theo dõi".

Hạ Phóng thấp giọng nói: "Hoàng thượng thánh minh, vi thần cũng đang có ý này. Muốn tìm một người theo dõi đại học sĩ và kịp thời chuyển tin cho hoàng thượng thì tốt nhất nên chọn người là kẻ địch của đại học sĩ".

"Ồ? Có vẻ như ngươi đã có sẵn ứng cử viên tốt nhất trong đầu rồi".

"Vi thần muốn tiến cử đệ đệ Hạ Du với hoàng thượng. Đệ đệ bất hảo, ham chơi bướng bỉnh, không hiểu chính sự trong triều, sử dụng cũng sẽ không có hại, hơn nữa đệ đệ còn vô cùng hận đại học sĩ".

Hoàng đế hơi kinh ngạc hỏi: "Sao lại như vậy?"

Hạ Phóng nói: "Hoàng thượng có điều không biết, năm trước đệ đệ thần uống rượu say mèm ở trên đường, lại đúng lúc gặp Tô đại học sĩ đi ngang qua, đệ đệ không biết đúng mực đã quấy rối hắn".

"Sau đó đệ đệ của thần đã bị đại học sĩ tống về nhà, cha thần mất hết mặt mũi cho nên đã nhịn không được mà thẳng tay đánh đệ đệ trước mặt đại học sĩ. Từ đó về sau, mỗi khi nhắc tới đại học sĩ thì đệ đệ thần đều tỏ ra căm hận đến mức nghiến răng nghiến lợi".

trước sau
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây