Tử Cấm Thành Nghìn Lẻ Một Đêm

16: Chương 16


trước sau

#Tử_Cấm_Thành_nghìn_lẻ_một_đêm
#An_dịch_và_viết

ĐÊM THỨ MƯỜI LĂM


Ở phía Tây của Tử Cấm Thành có một "quần thể" các cung được mệnh danh là Tây Lục Cung, là nơi ở dành cho các phi tần hậu cung đời Thanh. Tây Lục Cung gồm cung Trữ Tú, cung Dực Khôn, cung Vĩnh Thọ, cung Hàm Phúc, cung Trường Xuân và điện Thái Cực. Hơn non nửa sinh hoạt thường ngày của thái hậu Từ Hy đều ở Tây Lục Cung. Đó là những nơi có âm khí nặng nề nhất và không bao giờ thiếu những chuyện kỳ quái. Diện tích chung của Tử Cấm Thành là hơn 720 nghìn mét vuông, song hiện nay mở cửa cho du khách tham quan chỉ tầm 400 nghìn mét vuông.

Bởi Tử Cấm Thành có quá nhiều bí ẩn nên biết bao lời đồn đại đã nổi lên, ví như 5 giờ chiều là khoảng thời gian Tử Cấm Thành đóng cửa không cho khách vào tham quan nữa. Nghe nói đó là lúc âm khí nặng nhất, thậm chí ngay cả đi tuần người ta cũng phải dùng chó săn. Nghe đồn oan hồn thường "ra" ngoài "dạo chơi" lúc nửa đêm, nơi thường gặp nhất là ở các con đường quanh Tây Lục Cung. Có người kể lại rằng hồi mới giải phóng, những người vào Tử Cấm Thành lúc nửa đêm thường biến mất, lại có lời đồn rằng lúc trời mưa gió nổi sấm nổi chớp từng có người thấy trên tường xuất hiện một cái bóng, đó là bóng của một người phụ nữ, cô ta đang xoay người cầm lấy thứ gì đó. Còn có chuyện tầm hai ba giờ sáng sẽ hay nghe thấy tiếng phụ nữ khóc, vân vân... Song tất cả cũng chỉ dừng lại ở mức "lời đồn", tuy vậy, như một luật bất thành văn, mặt trời vừa lặn là Tử Cấm Thành đóng cửa.

Ở Tử Cấm Thành có một con đường tên là "đường âm dương". Đó là những con hẻm dài hun hút với những bức tường cao màu đỏ. Sở dĩ gọi là đường âm dương là vì vào đêm trăng sáng, trên mặt đất của những con hẻm ấy sẽ bị chia thành hai phần sáng tối, nghe nói ma sẽ đi trên những con đường này, song những con ma này cũng rất có "lề lối quy củ", nó sẽ tránh con người và sẽ không đi vào phần đường của con người. Hoặc là bạn đi bên sáng, hoặc là bạn đi bên tối, chứ nếu bạn đi một bước sáng (dương) một bước tối (âm) hay đi giữa lằn ranh sáng tối thì ma sẽ không có chỗ đi, nó sẽ nổi giận.


Chuyện kể rằng vào một ngày đầu thập niên tám mươi, có một người ở trong khu vực nhà ở dành cho người lao động ngay tại trong cung, đó là một chàng trai khỏe mạnh hơn ba mươi tuổi, trong lúc tán gẫu cùng những người khác thì có đề cập đến con đường âm dương này, anh ta cực kỳ không tin về ma quỷ, tuy không cao ráo nhưng được cái rất tráng kiện, anh ta có nước da ngăm ngăm, nghe đâu một bữa cơm có thể ăn được tám cái bánh bao và một tô cơm cùng lúc. Để chứng minh bản thân không tin vào ma quỷ, anh ta bèn vỗ ngực nói rằng tối đó sẽ đi tới đường âm dương, dù ai khuyên thế nào cũng không nghe. Sớm hôm sau mọi người tò mò hỏi han xem thế nào. Anh ta vốn là người thích hay nói đùa nhưng không ngờ hôm ấy lại nói rằng: "Mọi người đừng nhắc tới chuyện này nữa, đừng nói gì hết cả, tôi sau này ngay cả nhắc cũng không dám nhắc ấy!. Lúc thốt ra những lời này thì mặt mũi anh ta trắng bệch, cả người run rẩy. Mọi người thoạt trông là biết ngay có chuyện chẳng lành liền vội hỏi đầu cua tai nheo.

Hóa ra lúc sẩm tối ngày hôm qua, khi anh ta đang nấu cơm thì nghe có tiếng ai đó thủ thỉ bên tai: "Nghe nói ngươi muốn đi đường âm dương?". Anh ta xoay đầu. Không có ai cả. Tưởng bản thân nghe nhầm nên anh ta lại tiếp tục cúi người vo gạo, song tiếng nói kia lại vang lên lần nữa: "Có phải ngươi muốn đi đường âm dương không?". Đến lúc này thì anh ta sợ tới mức kêu ré lên, ngay cả nồi gạo cũng hất đổ rồi chạy vội vào phòng. Mẹ anh ta thấy thế bèn gào to gọi hàng xóm, không ai thấy tận mắt chuyện xảy ra, cũng chẳng biết thật hay giả nên chỉ đành cùng nhau chung tay dọn dẹp rồi mạnh ai về nhà nấy.


Mọi người nghe xong tưởng là anh ta sợ không dám đi nên cố ý tới hỏi những nhà hàng xóm chung quanh, kết quả ai nấy cũng đều kể rằng khi đó anh ta nằm trên giường, ngay cả nói cũng nói không ra lời. Từ đó trở về sau, sức khỏe của anh ta càng ngày càng yếu, sức ăn cũng giảm, bệnh tật liên miên.

--------------------------------------



trước sau
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây