Tử Vong Tuần Hoàn

8: Câu Chuyện Thứ Ba (5)


trước sau


  Tôi đi lại đoạn đường theo hướng tay chỉ của người bảo vệ, tuy trời tối nhưng dưới ánh đèn đường vẫn có thể nhìn rõ dấu máu đỏ thẫm, từ dấu máu sót lại hoàn toàn có thể tưởng tượng ra sự thảm khốc của vụ tai nạn.

Đầu óc tôi chợt lóe lên một suy nghĩ: " Cái chết này liệu có liên quan đến việc tôi nói chuyện với cậu bé vào hôm qua không?".

Nhớ tới nụ cười khờ khạo của Bảo Thạch ngốc, trong lòng tôi không khỏi chua xót. Có thể từ lúc có mặt trên cõi đời này, cậu bé chưa bao giờ được hưởng một niềm hạnh phúc thực sự, không hiểu cậu bé đã tồn tại thế nào trong cô đơn khổ cực, khó khăn lắm mới sống được tới bây giờ, chẳng ngờ cuối cùng lại rơi vào kết cục thê thảm như vậy.

Có những người được ông trời ban cho tướng mạo anh tuấn, lại được ăn sướng mặc sung, đời sống tinh thần cũng như vật chất đều rất phong phú, có thể hưởng trọn niềm vui nhân sinh. Nhưng cũng có rất nhiều người, ngay đến những thứ vật chất tối thiểu nhất cũng còn thiếu thốn. Nếu nói tính cách quyết định số phận, vậy thì sự cao thấp quý phái hèn hạ tốt xấu trong nhân cách là do ai an bài? Rốt cuộc là có quy tắc hay không? Nếu có quy tắc, vậy cái quy tắc ấy do ai đặt ra? Nếu những chuyện này đều được sắp đặt từ trước, vậy cuộc sống nhân sinh còn có ý nghĩa gì nữa?

Lòng tôi cảm thấy rất khó chịu, lồng ngực như bị dao đâm, bèn cởi ngay chiếc áo khoác bên ngoài, tháo cả cà vạt, lảo đảo đi trên phố lớn.

Đi qua hai tuyến đường, trông thấy trước mặt là một nhà hàng lớn tên Đường Tống ánh sáng nhấp nháy huy hoàng, lúc này cũng hơn tám giờ tối, vừa lúc ăn cơm, trước quán đỗ đầy những chiếc xe hơi sang trọng, trước cửa còn có hai nữ phục vụ xinh đẹp đon đả chào khách, bên trong ngập tiếng cười nói cũng như tiếng chạm cốc leng leng, náo nhiệt vô cùng.

Tôi chợt nhớ ra từ trưa tới giờ mình mới chỉ ăn có chút bánh ngọt, bụng đang sôi lên vì đói. Song xưa nay tôi không hề có hứng thú với những nhà hàng đông khách sang trọng như này, mà chỉ muốn tới một quán ăn bình dân dùng tạm thứ gì đó.

Bỗng ở ngoài cửa khách sạn có việc gì đó hơi ồn ào, giám đốc của nhà hàng đang xéo tai một đưa bé Tân Cương từ trong đi ra, còn mắng nó té tát một trận:

- Thằng ranh con, dám chạy vào đây xin ăn à, muốn chết có phải không?

Tay trái gã thì xách tai đứa bé, còn tay phải thì cho nó những cái bạt tai tới mức máu mũi đã chảy cả ra.

- Mang cái bộ dạng ăn xin của mày vào đây có phải là muốn để khách hàng buồn nôn không hả?

Nói đoạn còn dơ chân đạp vào bụng thằng bé, khiến nó ngã dúi dụi xuống đường phố.

Tôi chúa ghét những kẻ chuyên đi ức hiếp người, cậy mạnh bức yếu. Nghĩ bụng, đứa bé ấy cũng chỉ là vào đó xin ăn thôi, chứ có ăn cắp thứ gì đâu, cứ đuổi nó ra ngoài là được, hà tất phải ra tay đánh người ác như vậy.

Tôi đi lại đỡ cậu bé Tân Cương đứng dậy, rồi dẫn nó tới một nơi vắng người qua lại, thấy máu mũi nó chảy mãi không ngừng, tôi lại không có khăn tay hay giấy ăn, đành xé túi áo lau máu cho cậu.

Thời còn đi học tôi đã tới tới Tân Cường vài lần, tôi hỏi cậu bé:

- Cháu biết nói tiếng Hán không? Tên cháu là gì?

Đứa bé gật đầu, cảm kích nhìn tôi nói:

- Cháu à, cháu tên là A Tư Mãn Giang ạ

Tôi cười nói:

- Chú biết tên của những bé nam Tân Cương đều có chữ Giang, chữ "Giang" này là muốn nói đến những nam tử hán có khí chất. Cháu đói lắm có phải không?

Đoạn tôi móc trong túi ra một trăm tệ đưa cho cậu bé.

A Tư Mãn Giang nhận lấy tiền, từ trên người lấy ra một con dao ngắn đưa cho tôi:

- Tiểu đao Anh Cát Sa, tặng cho chú nè

Tôi biết loại dao Anh Cát Sa này là vật tùy thân mà trưởng bối trong nhà tặng cho nam nhi Tân Cương khi họ đi xa, bày tỏ lời cầu chúc thượng lộ bình an, cũng giống như vật cát tường may mắn của dân tộc Hán vậy, về ý nghĩa thì nó là thứ rất đáng quý.

Tôi nói:

- Con dao này rất quý, chú không thể nhận, cháu cứ giữ lại bên mình đi.

A Tư Mãn Giang nằng nặc đưa đẩy, sống chết cũng phải để tôi nhận lấy, tôi từ chối không nổi nên đành nhận. A Tư Mãn Giang kể, cậu cùng mấy đứa trẻ đồng hương nhỉnh hơn một chút phiêu bạt tới những thành phố lớn, chúng đều đi ăn cắp đồ, dòng họ nhà A Tư Mãn Giang đều là Akhond (người chủ trì nghi thức và giảng kinh của đạo Hồi), vậy nên không được phép làm chuyện đánh mất tôn nghiêm. Nhưng tới nơi đất khách không có tiền, cũng không có việc làm, nên đành phải lang thang xin ăn.

Thấy cậu bé đáng thương, lại nghĩ cậu bé này cũng độ tuổi Bảo Thạch ngốc, tôi đã động lòng trắc ẩn, trong người còn khoảng hơn một ngàn tiền mặt, tôi chỉ giữ lại mấy chục tiền lẻ, còn đâu cho A Tư Mãn Giang hết:

- Cuộc sống ở đây không thích hợp với một đứa bé như cháu, cháu hãy mua vé tàu hỏa về quê hương nhé, cha mẹ vẫn đang đợi cháu ở nhà đấy!


trước sau
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây