[Ba năm sau.] Tôi không nên có ý nghĩa sai lầm như vậy, sau khi tốt nghiệp thạc sĩ lại xin lên tiến sĩ.
Bây giờ chỉ mới học một năm nhưng tôi đã cảm thấy mình sắp không tốt nghiệp được rồi. Nhưng vì sao đọc sách đối với vài người lại đơn giản như vậy, ví dụ như Thẩm Nam Tự… Ba năm qua, mỗi tháng Thẩm Nam Tự đều sẽ kiên trì viết cho tôi một bức thư.
Trước khi đi tôi từng mơ mộng hão huyền rằng cậu ta sinh sống một mình rồi sẽ dần quên tôi đi, trở lại quỹ đạo cuộc sống bình thường nhưng cậu ta không chỉ không có như vậy, trái lại dần trở nên thành thục cũng càng trở nên cố chấp, cũng càng thêm kiên định với những gì mình muốn làm. Năm đầu tiên, cậu ta đi tới thôn trong núi dạy học. Năm thứ hai cậu ta trở lại học đại học, dùng nửa học kỳ học xong tất cả học phần, hoàn thành luận văn, thuận lợi tốt nghiệp, cùng lúc đó còn xin tới một trường nổi danh về luật và kinh tế học, sau khi tốt nghiệp cầm học bổng cao nhất đi tới trường đó học thạc sĩ luật. Năm thứ ba, cũng chính là năm nay, cậu ta tốt nghiệp thạc sĩ, từ chối lời mời từ Cravath và Wachtell, bắt đầu để ý tới mấy hồ sơ bên Thụy Sĩ này, cũng đều nhận được offer. Chuyện cuối cùng là từ bức thư gần nhất tôi nhận được từ cậu ta mà biết được. Sau khi trở lại thành phố, thư của cậu ta đến đúng hơn rất nhiều, thường xuyên gửi chưa tới nửa tháng là tôi đã nhận được.
Năm ngoái tôi bắt đầu hồi âm đứt đoạn với cậu ta, vừa vì không yên lòng việc cậu ta sinh sống ở nơi đất khách quê người, vừa cũng vì tôi biết cậu ta đã nghĩ rõ ràng, cho dù như thế nào cũng không thể thay đổi quyết định của tôi. Chỉ là đều có chung một ăn ý chính là chúng tôi vẫn luôn không viết liên hệ trò chuyện trên mạng.
Ở thời đại này, giữ liên lạc qua thư tận ba năm, nghe có vẻ còn khó khăn hơn là sống hết đời với nhau. Cuối cùng ở câu nói cuối cùng của bức thư kia, Thẩm Nam Tự nói: “Nhớ người thì nhất định sẽ gặp lại.” Tôi khép thư lại, trong lòng hơi chua xót, cũng có chút vui mừng. Con thỏ nhỏ của tôi, giống như đã trưởng thành rồi. Tính toán thời gian, lúc cậu ta viết bức thư này là đang chuẩn bị tốt nghiệp nhỉ, bây giờ đã qua hơn mười ngày, mọi chuyện nên làm có lẽ cũng đã làm xong… Tôi bỗng nhiên có hơi căng thẳng, loại cảm giác muốn gặp mặt một người nhưng không biết cụ thể gặp khi nào, vừa nghĩ tới đã khiến tim tôi đập nhanh hơn. Tôi đi đến trong sân, thấy Phó Chi Hành đang sửa chữa xe đạp của hắn. Bởi vì trong thư Thẩm Nam Tự có đề cập tới ngày nào đó cậu ta nằm mơ, mơ thấy chạy xe đạp chở tôi hóng mát trong vườn đại học A, Phó Chi Hành nhìn thấy, hơi nhướng lông mày, hắn cũng muốn học chạy xe đẹp. Thế là tổng giám đốc Phó từ nhỏ chỉ biết ngồi trong Maybach lớn lên, vào năm ba mươi mốt tuổi lần đầu tiên mua một chiếc xe đạp, trúc trắc học nửa tháng, bản thân hắn trái lại chỉ ngã một lần, nhưng hắn xe hắn lại bị đập tơi tả khó nhìn. Nhìn cái dạng này, tôi không biết lúc nào mới có thể ngồi phía sau hắn nữa. Phó Chi Hành nghe thấy giọng của tôi, đứng dậy, nhe răng cười với tôi: “Cục cưng.” Tôi chợt nhớ tới tháng sáu đã qua hơn nửa, ngày kỷ niệm kết hôn của chúng tôi cũng sắp đến, Thẩm Nam Tự trở lại… Phó Chi Hành nhìn tôi như có tâm sự, đi tới dùng quần áo của mình chà sát rồi nắm tay tôi, sờ nhẹ lên tóc tôi hỏi: “Sao vậy em?” Tôi sự sự một chút, nói: “Nam Tự nói cậu ấy sắp tốt nghiệp.” Động tác của Phó Chi Hành hơi ngừng một chút, buồn buồn nói: “À.” Ba năm qua đi, cho dù cảm xúc bực bội trước kia thế nào cũng sẽ dần tiêu tán theo thời gian, tôi đã có thể bình thản nhắc tới tên Thẩm Nam Tự với hắn, hắn cũng đã không còn bài xích rõ ràng như lúc trước.
Có khi trong đêm khuya tĩnh mịch, Phó Chi Hành ôm tôi từ phía sau, vuốt ve an ủi qua đi giọng điệu của hắn luôn trầm thấp hơn bình thường, dùng âm thành trầm thấp chỉ hai chúng tôi nghe được hỏi: “Em đang nghĩ tới cậu ta sao?” Tôi không phủ nhận, Phó Chi Hành ôm tôi càng chặt hơn, tự lẩm bẩm: “Nếu như quả thật không thể quên…” Không thể quên được thì thế nào, hắn chưa từng nói tiếp. Buổi chiều, tôi nhận được điện thoại của giáo sư, nói tôi tới trường học lấy chút văn kiện. Giáo sư của tôi là một người Đức nghiên cứu lâu năm vô cùng nghiêm khắc, mà tôi coi như là học sinh cuối cùng trước khi ông ấy về hưu, bởi vậy ông ấy giống như ước gì có thể truyền đạt hết sở học cả đời cho tôi, thường xuyên ném cho tôi vài tác phẩm vĩ đại để tôi gặm trong ba ngày. Đối với chuyện này, Phó Chi Hành dường như còn ý kiến hơn cả tôi, hắn giống như người lớn yêu chiều đứa nhỏ nhà mình, vừa nấu ăn trong phòng bếp, vừa nghĩ linh tinh nói người Đức đều là kẻ bệnh tâm thần. Trái lại tôi cảm thấy cuộc sống như vậy cũng tốt, dùng học tập để khiến bản thân bận rộn hơn, tâm trạng trái lại cũng thoải mái hơn. Huống chi có Phó Chi Hành ở đây, mọi chuyện trong cuộc sống cũng không cần tôi phí sức, tôi thường xuyên cảm thấy mình được yêu và được trân quý, đây là thứ mà trước kia tôi thường coi nhẹ. Tôi cũng đang được nhớ nhưng. Được một người khác ở xa xôi nhớ nhung. Phó Chi Hành đưa tôi tới trường học, sau đó tự mình tới quán cà phê kiểm kê thu nhập tháng này. Lúc trước mở sảnh triển lãm để chơi không hiểu sao lại trở thành một địa điểm nghệ thuật có chút danh tiếng, không chỉ có nghệ thuật gia địa phương thích quán cà phê mở dưới lầu mà khách du lịch từ nước khác cũng thích lên lầu xem triển lãm. Phó Chi Hành quy công này cho tôi “Tiền tài đắp lên thành thẩm mỹ”, luôn nửa thật nửa giả thở dài nói tiền cà phê mình khổ sở kiếm cả tháng, không đủ cho tôi đi Rotterdam mua một bức tranh. “Bây giờ biết cái giả phải trả của hôn nhân chưa?” Tôi hỏi. “Biết.” Phó Chi Hành ôm tôi, đáng thương thở dài: “Đã ba tháng rồi, anh chưa có mua quần áo mới đó vợ.”
“…” Cầm tài liệu lịch sử trong tay, tôi uống một chén trà chiều cùng giáo sư, trò chuyện một lát, giáo sư nói cuối tháng ông ấy sẽ về Berlin khám nha sĩ, cho tôi hai tuần thư thả. Tôi không dám biểu hiện quá vui vẻ, chỉ nói chúc ông ấy đều thuận lợi.
Giáo sư lắc đầu, nói: “Nếu còn không cho cậu nghỉ ngơi, chồng cậu sắp đi tới khiếu nại tôi với hiệu trưởng mất.” Tôi cười xấu hổ, nói: “Sao lại thế được.” Giáo sư giang tay, giảng một từ địa phương nước Đức cho tôi nghe, ý tứ chính là tình yêu tuổi trẻ giống như ngọn lửa cháy hừng hực vậy. Lúc rời khỏi trường vẫn còn khá sớm, tôi gửi tin nhắn cho Phó Chi Hành, nói hắn biết mình đã ra, nếu hắn bận rộn tôi có thể ngồi tàu điện về nhà. “Chờ anh khoảng hai mươi phút nhé cục cưng, anh đi đón em.” Phó Chi Hành nói. Tôi trả lời một từ “Được” rồi tìm một ghế dài bên đường rồi ngồi xuống. Mùa hè Thụy Sĩ mát mẻ thoải mái hơn, không khí mát lạnh giống như được nước suối rửa qua.
Tôi lật cuốn sách thật dày trong tay ra, ánh nắng xuyên qua bóng cây, rơi xuống một quầng sáng trên trang sách ố vàng. Một vài từ tiếng Đức biểu đạt khó hiểu vẫn khiến tôi khá mất công, cho nên mỗi lần ở nhà gặm sách đều thỉnh thoảng cần Phó Chi Hành phiên dịch.
Bây giờ không có Phó Chi Hành ở đây, tôi cũng lười lấy điện thoại ra tra, đành phải vừa đọc vừa nghĩ, một câu nhưng đọc rất chậm. Không biết từ lúc nào, tia nắng trước mắt đã bị một bóng người ngăn trở. Tôi vô thức tưởng đó là sinh viên, đang muốn nhích sang bên cạnh nhường một chút, chia một nửa ghế dài cho cậu ta.
Mà trước khi tôi có hành động, nơi nào đó trong tim dường như siết lại, sau đó đập loạn xạ, giống như trong vũ trụ mịt mờ chợt tiếp nhận được tín hiệu từ một mình người kia đưa tới.
Bốn phía lặng ngắt như tờ, chỉ có vài tiếng đinh tai nhức óc ấy. Tôi không tự giác siết chặt lòng bàn tay, từng chút một ngước mắt lên nhìn.
Đầu tiên là hai chân thon dài thẳng tắp, sau đó là vạt áo sơ mi trắng, sau đó là bả vai càng to lớn và hầu kết càng nhô ra hơn trong trí nhớ của tôi.
Cuối cùng tôi ngẩng đầu lên, trông thấy gương mặt đã từng khiến tôi vô số lần rung động và vui vẻ. Rốt cuộc, người ấy vẫn xuyên qua biển người mênh mông, lần nữa đi tới bên cạnh tôi. “Anh trai…” Tròng mắt Thẩm Nam Tự nhìn tôi, nhỏ giọng nói, lộ ra nụ cười mỉm nhàn nhạt: “Đã lâu không gặp.” Ánh mắt của cậu ta vẫn sáng tỏ, trong suốt như cũ, khác biệt nhiều nhất chính là có phần lắng đọng, dịu dàng và trầm tĩnh hơn xưa. Đường cái đối diện sau lưng Thẩm Nam tự, một chiếc xe quen thuộc chậm rãi dừng lại, Phó Chi Hành từ trên xe bước xuống, lẳng lặng tựa ở cạnh cửa, nhìn qua con phố chia cách hai chúng tôi. Thì ra chân thành mà những người khác hay nói, cuối cùng sẽ vì nhớ nhung và không cam lòng mà lại gặp nhau. Có lẽ là hiện tại, cũng có lẽ là một tương lai xa xôi nào đó. Nhất định sẽ lại gặp nhau. – Hoàn Chính Văn –.