Lúc này đã là cuối tháng 10, Đại Bảo và Phan thị ở nhà tới đầu tháng 11 thì tới trấn trên. Trở về trấn trên không lâu thì Đại Bảo tự mình về nhà báo tin vui Phan thị có thai.
Đối với Đào Tam gia và Lý thị thì đây đúng là tin tức tốt quá tốt.
Lý thị giữ chặt lấy Đại Bảo hỏi 5-6 lần mới xác định thế là mặt cười như đóa hoa.
Tâm tình lo được lo mất của Đào Tam gia cũng an ổn lại, ông nhanh chóng bảo vợ thu xếp chút thóc gạo, trứng và đồ ăn để Đại Bảo mang về.
Ông còn dặn hắn sau này không có việc thì đừng về nhà, cứ ở trấn trên chăm sóc vợ. Trường Phú và Lưu thị làm cha mẹ chồng cũng tự mình mang theo mấy bao đồ cùng Đại Bảo tới trấn trên một chuyến.
Phan chưởng quầy và Tôn thị càng vui vẻ hơn.
Đứa con gái duy nhất và con rể ở cạnh bên, nay con gái lại có thai khiến tâm tình người ta vui vẻ không biết nói gì.
Khí sắc của Phan chưởng quầy cũng tốt hơn trước kia nhiều, thái độ tiếp đãi bên thông gia càng thêm nhiệt tình.
Ông ấy giữ vợ chồng Trường Phú ở lại ba ngày rồi mới để Đại Bảo đích thân đưa cha mẹ hắn về Đào gia thôn. Trường Phú và Lưu thị về nhà thế là Lý thị lại hỏi han kĩ càng một phen. Tam Bảo thấy thế thì ghen tị: “Bà nội, nếu bà không yên tâm thì cũng đi theo nhìn một chút đi, ở nhà hỏi không ngừng là sao?” Lý thị trợn trắng mắt: “Con nói xem bà có ý gì? Con muốn thì tự đi đi!” Tam Bảo chép miệng sau đó đi qua kéo Đại Bảo tới một xó xỉnh rồi hỏi: “Đại ca, mấy tháng trước huynh rất ít khi về nhà nên chị dâu không có tin vui thì cũng bình thường nhưng sao mới lên trấn trên có 2 tháng mà đã có tin vui là sao? Có phải huynh có bí quyết gì không?” Đại Bảo đỏ mặt giải thích: “Nào có bí quyết gì đâu! Không phải cũng giống bình thường à!” Mặt Tam Bảo dày nên không chịu buông tha: “Đệ là em ruột của huynh nên đừng có gạt đệ.
Đại ca, huynh nói xem bao lâu huynh làm một lần?” Mặt Đại Bảo đã đỏ như gan heo thế là hắn đẩy Tam Bảo ra và trốn tới chỗ Lý thị.
Tam Bảo lẩm bẩm: “Ối giời, anh ruột cơ đấy, sao nhỏ mọn thế?” Vốn Đại Bảo định ở nhà thêm 2 ngày nhưng bị Tam Bảo quấn lấy thế là hắn vội lấy cớ về chăm vợ và lên trấn trên luôn. Chắt trai có tin tức nên tật xấu dông dài của Đào Tam gia và Lý thị đều biến mất.
Trọng tâm cuộc sống và suy nghĩ của họ đều dời tới trên người chắt trai, cũng không ngày ngày nấu táo đỏ đường đỏ mang cho tiểu Lý thị và Ân thị nữa. Hai người đó cũng vì thế mà cực vui mừng.
Ngày thường người một nhà cực kỳ tiết kiệm, chỉ có các nàng luôn có táo đỏ nấu đường đỏ hoặc đường đỏ nấu gạo nếp để ăn khiến lòng bọn họ cứ băn khoăn.
Hơn nữa vì ăn nhiều nên hiện tại chỉ ngửi mùi hoặc nhìn thấy là các nàng đã buồn nôn.
Đây cũng là gánh nặng tâm lý đối với tiểu Lý thị và Ân thị.
Giống như lúc nào cũng có người nhắc nhở bọn họ chưa sinh được con vậy.
Hiện tại thì tốt rồi, mọi tâm tư của Lý thị đều đặt trên người Phan thị thế nên tiểu Lý thị và Ân thị cũng coi như thở phào nhẹ nhõm. Tới cuống tháng 11 lại là thời điểm bán heo.
Trước đó Đào Tam gia đã dặn vợ chuẩn bị chút gạo, mì và trứng cùng chút đồ ăn nói là mấy ngày nữa Vương Thuận sẽ từ huyện thành tới. Quả nhiên tới ngày mùng một tháng chạp Vương Thuận mang theo quà cáp đầy tràn tới Đào gia thôn.
Đương nhiên hắn cũng mang theo đội thu heo của mình.
Hiện tại hắn đã làm lớn hơn, vì thế rất ít khi tự mình tới nông thôn thu heo mà đều để người làm đi hỗ trợ.
Vương Thuận chủ yếu tập trung tới huyện thành, cả nhà hắn cũng đã chuyển tới đó.
Tòa nhà ở trấn trên hắn để lại cho cả nhà em trai mình.
Vào mỗi cuối năm hắn sẽ từ huyện thành trở về đưa quà cho một nhà Đào Tam gia rồi thuận tiện xử lý heo sống cho nhà ông.
Bọn họ vẫn dựa theo cách cũ, kéo heo tới trấn trên giết thịt bán.
Đào Tam gia sẽ thu lợi nhuận của một con heo, còn lại là của Vương Thuận.
Hắn biết tính tình ông nên cũng không nói nhiều, mấy năm nay cũng đều làm như thế. Vương Thuận tới Đào gia thôn ít hơn, giống con gái về nhà mẹ đẻ, một năm chỉ được 1-2 lần.
Đào Tam gia chuẩn bị rượu và thức ăn chiêu đãi rồi giữ Vương Thuận ở lại ba ngày. Lúc sắp trở về huyện thành Lý thị ôm bao lớn bao nhỏ đưa cho Vương Thuận nói là ở huyện thành cái gì cũng đắt và phải bỏ tiền ra mới có.
Nay hắn vất vả lắm mới tới một chuyến nên phải mang nhiều đồ về một chút! Dù sao đây cũng là lương thực nhà bà trồng được, vì thế hắn đừng khách sáo.
Vương Thuận lại cảm tạ một phen sau đó bái biệt cả nhà họ rồi mới vội về huyện thành. Vương Thuận đưa quà cũng cực kỳ phong phú, đặc biệt là hai tấm vải màu sắc hoa văn đang thịnh hành, là thứ người nhà họ Đào chưa thấy bao giờ.
Đây chắc hẳn là do vợ Vương Thuận chọn, một tấm hoa văn ẩn màu xanh, thích hợp cho người lớn tuổi, còn một tấm màu xanh da trời hoa văn phong lan thích hợp cho người trẻ tuổi.
Lý thị đưa tấm vải xanh da trời cho cháu dâu làm quần áo mới, còn mình và hai đứa con dâu thì dùng tấm vải màu sẫm hơn.
Đã nhiều năm không làm quần áo mới nên Lưu thị và Trương thị cười không khép miệng được.
Hơn nữa đây lại là màu sắc và hoa văn mà ở trấn trên cũng không mua được, cái này càng khiến bọn họ vừa lòng. Lý thị cười híp hết cả mắt, Trương thị thì không tự tin với tay nghề của mình lắm nên việc làm quần áo mới giao cho Lưu thị, tiểu Lý thị và Ân thị hoàn thành.
Tiểu Ngọc Nhi thấy thế thì la hét: “Bà nội, sao con không có áo mới?” Trương thị nói: “Đại tỷ tỷ của con còn để lại vài cái áo mới, đủ cho con mặc, thế con còn đòi áo mới làm gì?!” Tiểu Ngọc Nhi bĩu môi nói: “Làm lão nhị thực là thiệt thòi, quần áo ăn tết toàn là đồ nhặt được!” Lý thị cười an ủi: “Đại tỷ tỷ của con chỉ mặc áo đó có vài ngày ăn tết sau đó giặt sạch áp đáy hòm vì thế tụi nó đều là áo mới.
Đại bá mẫu của con thêu hoa đẹp như thế, con mà mặc ra ngoài sẽ không kém các cô nương nhà khác đâu!” Tiểu Ngọc Nhi nghĩ nghĩ thì thấy đúng thế thật thế là nàng lập tức vui vẻ lại la hét nói muốn đích thân thêu mấy cái khăn tay cho cả nhà. Trương thị vẫn rất vừa lòng với khả năng thêu thùa của con gái, vừa nghe nàng nói muốn thêu khăn thế là vội vàng hùa theo: “Con thêu cho mọi người trong nhà mỗi người một cái đi!” Tiểu Ngọc Nhi gật đầu và ồn ào muốn thêu một cái yếm trăm phúc cho đứa nhỏ trong bụng Đào thị khiến Lý thị vui không khép được miệng. Tháng chạp thời tiết rét lạnh nên Ân gia trên sườn núi đã đốt giường sưởi.
Trong phòng ấm áp dễ chịu, Đào thị cũng quen sưởi nên lười về nhà mẹ đẻ.
Ân Tu Trúc thì lên trấn trên một chuyến chọn mua ít hàng tết và quà cho người nhà họ Đào. Lúc hắn trở về trên vai toàn bông tuyết vì thế hắn đứng ở cửa phủi hết tuyết rồi mới tươi cười đi vào.
Đào thị đang ngồi trên giường đất khâu một bộ quần áo trẻ con, thấy chồng về nàng vui vẻ xuống giường đi đổ nước. Ân Tu Trúc nói: “Ta tự làm là được, nàng không tiện thì đừng đi lại nhiều.” Đào thị đưa chén nước tới, vừa đến gần đã cảm nhận được hơi lạnh tỏa ra từ người Ân Tu Trúc thế là nàng đặt cái chén lên bàn, cầm lấy tay hắn.
Chỉ thấy tay hắn lạnh băng lại còn ướt thế là nàng hỏi: “Bên ngoài mưa hay sao mà tay chàng ướt thế!” Ân Tu Trúc rút tay ra cười nói: “Có tuyết rơi, trước khi vào nhà ta vỗ tuyết xuống nên tay dính chút tuyết, vào nhà là tan!” “A? Có tuyết rơi sao? Ta ở trong phòng không ra ngoài nên không biết có tuyết rơi! Tướng công, chàng mau thay quần áo đi, còn giày nữa!” Đào thị duỗi tay sờ quần áo Ân Tu Trúc thì quả nhiên hơi ẩm! Ân Tu Trúc định cầm lấy tay vợ nhưng sợ tay mình lạnh nên hắn đứng dậy nói: “Được, ta sẽ đi thay ngay, nàng mau lên giường đất ngồi đi!”
Đào thị gật đầu ngoan ngoãn lên giường đất và nhìn chằm chằm chồng mình thay quần áo giày tất.
Ân Tu Trúc thấy thế thì cười hỏi: “Đẹp hả?” Đào thị gật đầu cười đáp: “Đẹp, tướng công đương nhiên là đẹp!” Ân Tu Trúc nhếch khóe miệng hỏi: “Thế cởi hết thì sao?” Đào thị nghĩ nghĩ, giống như đang nhớ lại sau đó nghiêm túc nói: “Xấu!” Ân Tu Trúc thay quần áo xong đi tới ngồi cạnh vợ: “Xấu chỗ nào?” Đào thị cười híp cả mắt rồi đỏ mặt nói: “Con chim nhỏ xấu!” Ân Tu Trúc nhìn vợ cười lộ lúm đồng tiền như hoa thì nuốt nuốt nước miếng ôm Đào thị vào lòng mà gặm gặm.
Tay hắn cũng không nhàn mà x0a nắn chỗ nào đó.
Sau một hồi thân mật Đào thị mặt đỏ môi hồng nhìn hắn thế là hô hấp của ai kia cũng nhanh hơn hẳn.
Nhưng nghĩ tới vợ đang mang thai 6 tháng thế là hắn lại cắn răng nhịn.
Sức khỏe của vợ mình mới là quan trọng nhất, chút nhu cầu cá nhân của bản thân chẳng là gì.
Hắn đã có thể nhịn 25 năm thì một năm có là bao? Ân Tu Trúc sắp xếp xong tâm tình nên khô nóng trong lòng cũng đỡ hơn nhiều. Ai biết người trong lòng lại vươn tay sờ chỗ nào đó của hắn, còn hùng hồn đầy lý lẽ nói: “Tướng công, con chim lớn cũng xấu! Vẫn là con chim nhỏ của các ca ca khi còn bé đẹp hơn!” Ân Tu Trúc đen hết cả mặt hỏi: “Khi còn nhỏ nàng thường xuyên nhìn con chim nhỏ của các ca ca à?” Đào thị chớp mắt đáp: “Lúc tắm rửa ta có nhìn một lần nhưng nương không cho nên sau đó ta không thấy nữa!” Ân Tu Trúc túm được tay vợ và dặn: “Nàng chỉ được nhìn chim chóc của tướng công thôi nhé, nếu xem của người khác thì con chim nhỏ của ta sẽ giận.
Không tin nàng sờ thử xem, nó tức giận như thế này cơ mà!” Đào thị không tin: “Nó lúc nào chả thế này?” Ân Tu Trúc nói: “Mặc kệ, dù sao nàng cũng phải chịu trách nhiệm làm nó nguôi giận.” “Làm thế nào?” Đào thị hỏi. “Ta sẽ dạy nàng!” Ân Tu Trúc nói xong thì quả thực nghiêm túc dạy vợ mình..