Ráng Chiều Tà – Tôi Là Bà Nội Khang Hy

13: Cuộc sống bình đạm


trước sau

Lại hai năm qua đi, tuy không được người yêu âu yếm, song nhiều năm ăn chay niệm phật, tính tình tôi thanh đạm hơn nhiều, tôi đã mãn nguyện với tình yêu không xác thịt cùng Vô Trần.

Sau khi Vô Trần tự khoác tăng y, khí chất càng thêm phiêu dật, người cũng như tên, trong trẻo thanh tân, không nhiễm bụi trần. Thỉnh thoảng đáp ứng yêu cầu của Huyền Diệp, chàng cũng đăng đàn thuyết pháp trong hoàng cung, chàng ngồi trên đài cao, tay áo phất phơ tựa hồ sẽ bay cùng gió, chúng nhân phía dưới say đắm mê muội, cứ tưởng mình đã gặp tiên nhân.

Chỉ mỗi tôi biết, chỉ mỗi tôi thấy, ánh mắt trong trẻo lạnh lùng của chàng có khi chứa đầy tình ý, gương mặt nghiêm trang kia có lúc cũng sẽ bộc lộ vẻ ngại ngùng thẹn thùng. Tôi cứ như một tên hải tặc độc chiếm kho báu, dương dương tự đắc.

Về phần gia đình của tôi, bà hiền cháu thảo, vui vẻ thuận hoà.

Tháng tám năm Khang Hi thứ mười có nhật thực, cung nữ thái giám đều hoang mang, quỳ đầy đất cầu nguyện cho thiên cẩu(1) mau rời đi. Bọn người Khâm Thiên Giám vội vã quan sát thiên văn, tra sách lịch, tính số trời. Tôi từng được đào tạo bởi khoa học hiện đại, đương nhiên sẽ chẳng mê tín đến thế.

(1): người xưa thường cho rằng mặt trăng bị “thiên cẩu” (chó trời) nuốt mất.

Anh em Huyền Diệp rất hiếu thảo, đều vội vàng đến vấn an tôi. Tôi biết đấy chỉ là hiện tượng tự nhiên, không cho sự nghiêm túc của chúng là đúng, thừa dịp rỗi rãi chẳng có gì làm, tôi giảng chúng nghe một bài về nguồn gốc nhật thực.

Huyền Diệp từng tiếp thu nền giáo dục phương Tây, gật đầu nói phải, chỉ kinh ngạc: “Chẳng ngờ Hoàng tổ mẫu lại có kiến thức rộng rãi đến thế, giảng đầy đủ rõ ràng hơn cả người ngoại quốc nữa.”

Tôi có lộ sơ hở cũng chả bị ai nghi ngờ, vậy nên lá gan càng lúc càng to, một câu “Trước đây từng nghe Thang Nhược Vọng(2) đề cập đến.” đã bỏ qua chủ đề này.

(2): là một giáo sĩ phương Tây đã từng làm quan dưới 2 triều nhà Minh và nhà Thanh.

Phúc Toàn là một thằng bé ngoan, trước giờ luôn tiếp thu toàn bộ lời tôi nói.

Chỉ có nhóc Thường Ninh này bị tôi chiều sinh hư, khăng khăng trái lời tôi, chả chịu thừa nhận địa cầu có hình tròn, luôn bảo nó là hình vuông, trịnh trọng nhả từng chữ: “Đến giờ chỉ nghe người ta nói ‘địa phương’ này, ‘địa phương’ kia, chưa bao giờ thấy cách gọi ‘địa viên’(3) cả.”

(3): chữ phương [方] trong từ địa phương [地方 ] còn có nghĩa là vuông, viên [ 圆] là tròn.

Tôi tức đến nỗi véo má nó, hỏi: “Vậy, bây giờ con nói ta nghe nào, cái thứ như con, bên nào là đông, bên nào là tây?”

Thường Ninh xoa mặt, lầu bầu: “Con không phải ‘cái thứ’ gì cả.”

Mọi người cười ồ lên, tôi lại đạp nó một cái: “Con còn biết mình không phải đồ vật à?”

Thường Ninh đổi thành xoa chân: “Chân Hoàng tổ mẫu làm bằng cái gì vậy? Đá tới mức người ta đau rát cả.”

Tôi lườm nó một cái: “Làm bằng gừng đấy.”

Thường Ninh hỏi: “Thế là sao?”

Tôi nghiêm trang nói cho hắn: “Chưa nghe qua câu ‘gừng càng già càng cay’ hử?”

Huyền Diệp vừa cười vừa nói: “Hoàng tổ mẫu đâu có già, trẫm thấy nhiều người trẻ tuổi còn già hơn Hoàng tổ mẫu nữa.”

Phúc Toàn cũng nói: “Đúng đấy, Hoàng tổ mẫu thuyết giảng hay hành sự đều lộ vẻ trẻ trung.”

Tôi khoác biểu cảm tức giận lên: “Ý các con là ta già mà không kính hả?”

Bọn nó sớm đã quen phong cách của tôi, Thường Ninh mặt dày mày dạn sáp đến gần, nói: “Đâu có, Hoàng tổ mẫu là lão phụ thường phát thiếu niên cuồng(4).”

(4): một câu biến tấu từ thi phẩm của Tô Đông Pha, ý là bà già mà lên cơn thì còn ghê gớm hơn thanh niên nữa =)).

Tôi lại đấm nó: “Cái thằng nhóc hư hỏng này, con đúng là thư ‘sinh’(5), lời thơ hay tuyệt của Tô Đông Pha mà con lại đọc thành thế đó.”

(5): chơi chữ, ý là châm biến bạn Ninh tự “đẻ” ra thơ.

Huyền Diệp đứng cạnh đấy nhân cơ hội mà dạy dỗ em mình: “Đúng đấy, Thường Ninh, đệ cũng nên học hành nghiêm túc để trở thành trụ cột cho nước nhà rồi, đừng mãi chơi bời lêu lổng nữa.”

Thường Ninh cười hì hì: “Nhưng Hoàng tổ mẫu nói ngu ngốc một chút thì sẽ có thể ‘không biết không sợ’, thông minh quá sẽ thành ‘tri pháp phạm pháp’(6), tội càng nặng. Còn bảo cứ để đệ thành một đứa chuyên gây họa, sống ngàn năm cho bõ.”

(6): hiểu luật sẽ tìm cách lách luật.

Huyền Diệp và Phúc Toàn đổ dồn ánh mắt chỉ trích về phía tôi, Huyền Diệp thì trách tôi dạy hư em trai; còn Phúc Toàn lại lộ ra vẻ tủi thân: Sao không dạy con mấy thứ ấy chứ, hại con bây giờ mệt mỏi tới mức này?

Tôi cười gượng: “Chuyện này, nó còn nhỏ mà. Lại nói, có tim ai mà mọc chính giữa đâu(7)?”

(7): ý của bạn ấy là thiên vị cũng là chuyện bình thường thôi.

Chờ đến lúc bọn Huyền Diệp cáo lui, tôi chỉ giữ mỗi Thường Ninh ở lại, bẻ khớp tay, khà khà cười lạnh: “Dám bán đứng ta? Hôm nay ta đánh con thành hình tròn luôn, cho con làm thằng nhóc bại hoại(8) đúng nghĩa!”

(8): hay còn gọi là hoại đản [坏蛋] (trứng thối), mà trứng thì hình tròn, cho nên… =))

Đương nhiên, tôi không biến nó thành hình tròn thật sự, thằng nhóc ấy khinh tôi đi đứng chậm chạp, trốn mất bóng. Tôi lập tức triệu tập vợ lớn vợ bé nó tiến cung, vẽ ra kế hoạch khiến nội bộ gia đình nó mâu thuẫn, chẳng bao lâu sau cuộc vận động nữ quyền ở nhà nó được phát động đầy khí thế.

Sau vài ngày một mình một gối, Thường Ninh đến đầu hàng tôi: “Hoàng tổ mẫu, Người tha cho con đi.”

Tôi không tiếp lời nó, chỉ hỏi: “Lúc con trồng cây chuối, tại sao mặt lại đỏ?”

Thường Ninh chẳng hiểu sao tôi hỏi như thế, song vẫn thành thành thật thật đáp: “Vì máu dồn lên đầu.”

Tôi lại hỏi nó: “Vậy sao lúc con đứng thì chân không đỏ?”

Thường Ninh lắc đầu: “Nhi thần không biết, mong Hoàng tổ mẫu chỉ dạy.”

Tôi dùng ánh mắt trẻ con khó dạy nhìn nó: “Bởi vì chân con không bị rỗng.(9)“

(9): ý là troll đầu óc bạn Ninh rỗng toác ấy =)).

Thường Ninh nịnh hót: “Dạ, dạ, dạ, nhi thần không nên đắc tội Hoàng tổ mẫu, kính mong Hoàng tổ mẫu thương xót cho một đứa ngốc nghếch như con, đừng làm chỗ dựa cho các nàng ấy nữa ạ.”

Tôi thấy nó biết sai rồi, vẻ mặt mềm trở lại: “Nhớ kỹ nhé, thằng khỉ con là con không thoát khỏi Ngũ Hành Sơn của ta đâu.”

Thường Ninh gật đầu như giã tỏi: “Vâng, nhi thần không dám làm phật ý lão phật gia Người nữa.”

Đây là ngọn nguồn của từ ‘lão phật gia’.

Sau đấy, ta lại triệu tập đám cháu dâu đến, lấy câu ‘gia hòa vạn sự hưng’ ra khuyên bảo một phen, Thường Ninh mới được ôm nhuyễn ngọc ôn hương trở lại.

Có một ngày, cả gia đình rỗi rãi ngồi chuyện phiếm, bàn đến việc nhà, trong lời bọn Huyền Diệp mang đậm ý kỳ thị phụ nữ.

Lòng tôi không vui, tuy tôi khoan nhượng cho bọn nó lấy nhiều vợ, nhưng đấy cũng chỉ vì bọn nó là do chính tay tôi nuôi lớn, tôi thiên vị thế thôi, đổi lại là chồng hay con chồng của mình, tôi sớm đã đạp một phát tuyệt hậu cả dòng giống chúng. Tôi vẫn rất lên án tình trạng kỳ thị phụ nữ của xã hội phong kiến.

Thế nên tôi ngồi cạnh đấy cười lạnh: “Không có nữ nhân, đế vương từ đâu mà có? Hơn nữa Khổng Tử mà các con sùng bái là nữ đấy.”

Thường Ninh cười to: “Hoàng tổ mẫu, Người hồ đồ rồi à? Khổng Tử rõ ràng là nam nhân mà.”

Tôi nói: “Thế à? Vậy tại sao trong Luận ngữ lại có đoạn ‘Cô chi tai, cô chi tai, ngã đãi giả giả dã’, ông ta không phải nữ nhân thì sao phải chờ gả?(10)“

(10): Luận ngữ là một quyển sách chép lời nói và hành động của Khổng tử cùng một số học trò của ông. Còn từ gả [嫁: jià] đọc gần giống với từ giả [贾: jiǎ] thứ nhất trong câu trên.

Bọn Huyền Diệp líu lưỡi.

Tôi thừa thắng xông lên: “Còn Lão Tử, ông ta cũng là nữ nhân, trong Đạo Đức Kinh có câu ‘Ngô hữu đại hoạn, vi ngô hữu thân’, đây rõ ràng là bảo ông ta có thai rồi, không phải nữ nhân sao lại nôn oẹ?(11)“

(11): hoạn [患: huàn] và thân [身: shēn] đọc gần giống với từ nôn ọe [害喜: hàixǐ]

Bọn Huyền Diệp như đã biến thành tượng gỗ.

Tôi vẫn còn màn cuối: “Phật Như Lai của chúng ta cũng là nữ nhân, trong Kim Cương Kinh bảo rằng ông ‘Phu tọa nhi tọa’, có cả trượng phu lẫn nhi tử, thế chẳng phải là nữ nhân ư?(12)“

(12): phu [敷: fū] đồng âm với phu [夫: fū] (chồng), nhi [而: ér] đồng âm với nhi [儿: ér] (con).

Tượng gỗ bọn Huyền Diệp như nổ tung thành từng mảnh…

Về sau, không ai dám nói phụ nữ thế này thế nọ trước mặt tôi nữa.

Có một ngày, Thường Ninh bỗng nảy ra một ý nghĩ quái lạ, nó muốn học y. Huyền Diệp mắng nó: “Học tốt chính kinh văn chương mới phải, tuổi đệ cũng chẳng bé bỏng gì nữa rồi, nên nghĩ mình phải làm gì để có ích cho đất nước đi.”

Thường Ninh lia ánh mắt xin viện trợ đến chỗ tôi, tôi thiên vị mà, thế là lập tức đỡ lời cho nó: “Hoàng thượng à, để nó học đi, đến lúc nó ‘đa cố bệnh nhân sơ’(13) rồi, khắc sẽ tự quay lại chính đạo. Tới lúc đó, con cho nó quản lý Hình bộ, sau này hành hình phạm nhân chẳng cần phải chém nữa, cứ sai nó viết một đơn thuốc là xong, cũng xem như sự học của nó vẫn có tác dụng, hãy còn ích lợi cho nước nhà. Hơn nữa, mấy thanh đao dư ra còn có thể chi viện cho biên phòng, cũng chẳng uổng phí gì.”

(13): trích từ bài “Tuế mộ quy Nam Sơn” của Mạnh Hạo Nhiên, có nghĩa là nhiều bệnh bạn đều xa.

Huyền Diệp cười to, nói: “Được, trẫm lập tức thỏa mãn nguyện vọng cho đệ ấy.”

Rốt cuộc Thường Ninh lại chẳng muốn học nữa, nói là lòng tự tin bị đả kích. Uổng mất nửa ngày võ mồm của tôi.

trước sau
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây