Thiên Hạ Truyền Kỳ

37: Vương sư nam định trung nguyên nhật đãn bi bất kiến cửu châu đồng


trước sau



“Ngày nào thu lại miền Trung thổ,



Chín châu chỉ tiếc chẳng sum vầy.”



Lại nói, trong lúc triều đình Kim Lăng khẩn cấp chinh tập binh mã, đồng thời ban chiếu cần vương, lệnh cho các trấn mang quân đội, vận lương thảo về kinh hỗ trợ triều đình chống lại Yên quân. Chỉ đáng tiếc, chiếu chỉ của triều đình lại không thể truyền được ra khỏi địa phận kinh thành. Các trấn lân cận Kim Lăng là Phụng Dương, Hồ Quảng (tức Lưỡng Hồ : Hồ Nam, Hồ Bắc) tuy cũng khởi binh, nhưng không những không ứng chiếu cần vương mà còn chặn đứng các ngả đường dẫn về kinh thành. Kim Lăng quân lực không hư, vô cùng nguy cấp.



Tháng tư, Yên quân đại phá quân triều đình ở Hoài Bắc. Bình An bị bắt, Từ Huy Tổ bị giết, thu hàng hơn 10 vạn. Quân số Yên quân tăng lên 25 vạn, rầm rộ tiến về phía nam đến được bờ bắc Trường Giang. Đến đây, nhìn cảnh sông nước mênh mông, Yên vương “vọng giang kinh thán”. Nam thuyền bắc mã, Yên quân không thạo thủy tính, cũng không có thủy quân, làm sao vượt sông. Nhìn Kim Lăng thành sừng sững bên kia sông, Yên quân tướng sĩ không khỏi than ngắn thở dài.



Đến lúc này, thứ tử Cao Tuất chợt nhắc nhở :



- Phụ vương. Trước đây Kim thúc có trao cho phụ vương một cẩm nang, bảo rằng khi đến Trường Giang sẽ dùng đến.



Yên vượng chợt nhớ ra, vội lấy cẩm nang mở ra xem. Trong đó là một lá thư giới thiệu với Tuần Giang Đô đốc Trần Văn ở Tam Giang Khẩu. Trần Văn chỉ huy một hạm đội lớn nhất mạn Trường Giang, có thể giúp Yên quân vượt sông. Yên vương cả mừng, vội phái Chu Cao Tuất mang thư đến Tam Giang Khẩu.



Tháng sáu, Trần Văn mang Trường Giang thủy sư cùng 1 vạn thuyền bè chinh tập được đến đưa Yên quân vượt sông. Hơn vạn thuyền bè cùng tiến, quang cảnh tráng quán vô cùng. Chỉ trong một ngày, 25 vạn Yên quân đã vượt sông thành công, tiến về phía Kim Lăng. Trong thành lúc này tuy còn được 10 vạn quân, nhưng đều là tân binh mới chinh tập, vẫn còn chưa quen cầm vũ khí, lương hướng thiếu thốn, sĩ khí toàn vô, làm sao chống nổi 25 vạn Yên quân tinh nhuệ. Tề Thái và Hoàng Tử Trừng đành ra lệnh cho quân dân tiến hành vườn không nhà trống, phá hết vườn ruộng, dời hết nhà cửa bên ngoài vào trong thành. Dân chúng bị bức dời nhà, kêu khóc như ri. Do không được bồi thường, cũng chẳng được hỗ trợ, đa phần dân chúng rất phẫn nộ, không chịu dời nhà mà đốt nhà luôn. Ngọn lửa hừng hực bốc cao, cháy lan ra cả bốn mặt thành. Quân dân không ai lo chữa cháy, mà điều bỏ chạy thật xa khỏi nơi hỏa hoạn. Việc thành phòng không sao tiến hành được.



Kim Lăng thành là kinh đô của Minh triều lúc này, được Hồng Vũ đế Chu Nguyên Chương cải danh thành Ứng Thiên Phủ, nhưng tên này không phổ biến, chỉ triều đình sử dụng, còn mọi người vẫn quen gọi nó theo tên cổ là Kim Lăng. Vì là kinh đô nên địa thế phồn hoa, ngay cả bên ngoài thành mà nhà cửa cũng san sát, nối liền đến tận chân thành. Do đó, một khi bị phóng hỏa, ngọn lửa đã cháy lan đến cả những kiến trúc trên mặt thành, xua đuổi thành phòng quân đi chỗ khác.



Thấy đại thế đã mất, Cốc vương Huệ và Đại tướng Lý Cảnh Long suất lĩnh bách quan mở cửa thành đón Yên vương nhập thành. Lúc ấy, Hoàng cung phát hỏa, Kiến Văn đế mất tích. Yên vương Chu Lệ cử hành táng lễ cho Kiến Văn đế theo nghi lễ Hoàng đế, sau đó đăng cơ xưng đế, niên hiệu Vĩnh Lạc, hiệu xưng Vĩnh Lạc đế.



Tin truyền về phương bắc, Thịnh Dung suất quân hướng Tam trấn đầu hàng. Thịnh Dung được Tây An trọng dụng, còn hơn 50 vạn quân bị Tam trấn chia nhau. Chỉ có Thiết Huyền nhất quyết tận trung với Kiến Văn đế, dẫn bản bộ kháng cự, chẳng bao lâu sau binh bại bị bắt, bị áp giải về Kim Lăng giao cho Vĩnh Lạc đế. Nhớ đến lần bị truy sát trước đây, Vĩnh Lạc đế cả giận, truyền xử ngũ mã phân thi.



Thế là, sau gần 3 năm chiến loạn, cõi Trung Nguyên cuối cùng cũng được thái bình. Yên vương Chu Lệ tuy đã đăng cơ xưng đế, nhưng quyền uy cũng rất hạn chế. Tổng đốc các trấn Thiểm Tây, Hà Nam, Sơn Đông, Phụng Dương, Hồ Quảng, Tứ Xuyên, Vân Quý ủng binh tự trọng. Ngọc Môn Quan rơi vào tay Thiên Hỏa giáo ở Đại Mạc. Triều đình chỉ còn kiểm soát Lưỡng Kinh, Sơn Tây, Lưỡng Quảng, Lưỡng Giang, Mân Chiết, cùng với trọng trấn Sơn Hải Quan mà thôi. Việc này tồn tại ngay từ thời Hồng Vũ đế Chu Nguyên Chương, Vĩnh Lạc đế lực bạc thế vi, chỉ đành chấp nhận hoàn cảnh hiện tại. Dù sao thì làm Hoàng đế vẫn oai phong hơn Yên vương.




...



Cõi Trung Nguyên, vùng duyên hải Quảng Đông, trên mặt biển xuất hiện một đội thuyền lớn từ phương nam đến. Những chiếc thuyền này đều treo cờ hiệu có biểu tượng Thánh Hỏa, đặc trưng của Hỏa giáo Ba Tư. Hạm đội này đúng là xuất phát từ Ba Tư, viễn độ đại dương mà đến đất Trung Nguyên. Người trên thuyền đều là tín đồ của Hỏa giáo.



Hỏa giáo là một tôn giáo cổ xuất hiện ở Ba Tư trước Cơ Đốc giáo hơn một thiên niên kỷ, được sáng lập bởi Đấng tiên tri Zarathushtra. Hỏa giáo cho rằng thế giới có hai bản nguyên đối lập nhau là Thiên Nguyên và Ác Nguyên, từ đó cũng có hai vị thần tối cao là Quang Minh Thần Ahura Mazda và Hắc Ám Thần Angra Mainyu. Nền tảng tín ngưỡng của Hỏa giáo được thể hiện qua cây luân lý trong Cổ kinh Ba Tư. Do vậy, những người bảo hộ tín ngưỡng, nghiên cứu kinh sách, được gọi là Bảo Thụ Vương. Thập nhị Bảo Thụ Vương gồm thứ nhất Đại Thánh, thứ hai Trí Tuệ, thứ ba Thường Thắng, thứ tư Chưởng Hỏa, thứ năm Cần Tu, thứ sáu Bình Đẳng, thứ bảy Tín Tâm, thứ tám Trấn Ác, thứ chín Chính Trực, thứ mười Công Đức, mười một Tề Tâm, mười hai Câu Minh. Tất cả đều là những học giả tinh thông giáo nghĩa, kinh điển, còn võ công thì không nhất thiết phải cao cường. Ví dụ như Đại Thánh, Thường Thắng, Trấn Ác có võ công cao tuyệt; nhưng Trí Tuệ, Chính Trực, Công Đức phải là những người đức cao vọng trọng hay mưu trí hơn người.



Nhìn thấy phía trước dần dần xuất hiện bóng dáng đất liền, Trí Tuệ Vương sắc diện lộ vẻ mừng rỡ. Trí Tuệ Vương là tước hiệu của người nhiều mưu trí nhất trong số các vị Bảo Thụ Vương, do đó thường cũng đảm nhiệm vai trò điều hành công việc trong giáo thay mặt cho giáo chủ. Hạm đội của Hỏa giáo đến Trung Nguyên không phải lần đầu, thông thạo đường lối, nhưng hành trình trên biển nguy hiểm khôn lường, phong ba bão táp có thể ập đến bất cứ lúc nào, thành ra khi nhìn thấy đất liền, những người đi biển đều mừng rỡ. Từ bờ biển phía nam Ba Tư, bọn họ đã mất đến nửa năm mới đến được nơi đây, hiện tại cuối cùng cũng đã có thể đặt chân lên đất Trung Nguyên xa xôi thần bí này rồi.



Vị Trí Tuệ Vương này chỉ mới cận lục tuần, không có tham gia chuyến đi đến Trung Nguyên lần trước. Thật ra trên toàn hạm đội, chỉ có vị giáo chủ tuổi quá thất tuần, mới là người duy nhất từng đến Trung Nguyên. Tuy vậy, giữa Ba Tư và Trung Nguyên vẫn có thương thuyền giao vãng, nên trên hạm đội không thiếu những thủy thủ giàu kinh nghiệm, giúp cho hành trình được thuận lợi hơn.



Đối với đất Trung Nguyên, Trí Tuệ Vương cũng giống như nhiều người Ba Tư khác, sung mãn hiếu kỳ, đồng thì tưởng tượng thành một đất nước rộng lớn, giàu mạnh, và đặc biệt là không có hải quân. Đúng là từ trước đến giờ, các triều đại Trung Nguyên chưa từng phát triển hải quân, chỉ có thủy sư hoạt động trên các sông hồ. Người Trung Nguyên dường như đối hải dương đặc biệt sợ hãi, khác hẳn người phương tây.



Hít thở không khí trong lành, Trí Tuệ Vương quay nhìn mấy vị Bảo Thụ Vương khác đang từ trong khoang thuyền đi ra, mỉm cười nói :



- Đại Thánh, Công Đức, Bình Đẳng. Ta nghĩ chúng ta sắp được đặt chân lên đất liền rồi. Không biết nơi đó có giống như trong sách miêu tả hay không ?



Bình Đẳng Vương cười nói :



- Ta nghĩ sẽ rất giống. Những sách đó đã lưu truyền hơn trăm năm nay rồi, chưa nghe có ai phàn nàn gì về nó cả.



Khi hạm đội của Hỏa giáo Ba Tư xuất hiện phía ngoài hải ngạn Quảng Đông, những ngư dân ra ngoài biển đánh cá đột nhiên nhìn thấy một hạm đội lớn xuất hiện ngoài khơi, đều giật mình sợ hãi, vội vã bơi thuyền quay trở vào đất liền. Nhiều người vì quá khẩn trương, quên cả việc kéo lưới lên, bỏ mặc lưới cá lại đó mà đào tẩu.



Đại Thánh Vương chỉ về phía đám ngư dân đó, cười ha hả nói :



- Bọn họ trông thật nghèo khổ. Quần áo rách tả tơi cả. Chẳng lẽ đó lại chính là người Trung Nguyên hay sao ?



Trí Tuệ Vương đưa mắt nhìn Đại Thánh Vương, vô ngữ. Chỉ nhìn thấy đám ngư dân nghèo khổ là cho rằng người Trung Nguyên đều nghèo khổ ! Nếu bọn họ thực sự nghèo khổ, làm sao có thể chế tạo ra tơ lụa, gốm sứ, trà diệp và nhiều vật phẩm quý báu khác. Những thứ đó không phải là vật dụng dành cho người nghèo khổ nha !



Bọn họ cho thuyền đuổi theo đám ngư dân kia. Theo cách đó, bọn họ khỏi cần hỏi đường mà cũng có thể đến được hải cảng, nơi có người Trung Nguyên sinh sống. Sau một lúc, bọn họ đã đuổi đến gần bờ biển. Đến lúc này mới thật là vô ngữ. “Hải cảng” trong mắt bọn họ đơn giản không sao kể siết, chỉ là một bến thuyền nhỏ, dành cho những tiểu ngư thuyền của thôn dân neo đậu. Thôn chài phía trên chỉ có vài chục nóc nhà, hoàn toàn là một tiểu thôn. Với bến thuyền đó, những hải thuyền cỡ lớn của hạm đội Ba Tư không sao cập bến được, cạn quá.



Trí Tuệ Vương thở dài ngao ngán :



- Chúng ta không nghĩ đến sai biệt giữa hải thuyền của chúng ta và ngư thuyền của bọn họ.



Lúc này, từ trong khoang thuyền, một vị lão bà chống gậy bước ra. Lão bà đầu đội hoàng quan, y phục hoa lệ, chính là giáo chủ của Hỏa giáo Ba Tư. Xung quanh lão bà còn có 8 vị Bảo Thụ Vương khác bảo hộ. Lão bà bảo bọn Trí Tuệ Vương :



- Không việc gì đâu. Chúng ta cứ đi men theo bờ biển, thế nào cũng gặp được hải cảng.



Thế là bọn họ lại cho thuyền đi men theo bờ biển về phía bắc, đương nhiên là phải đi phía ngoài khơi để tránh mắc cạn. Sau nửa năm lênh đênh trên biển, ai nấy đều hy vọng sớm được đặt chân lên đất liền, đặc biệt là được ăn những món ngon vật là của cõi Trung Nguyên. Thức ăn trên thuyền không thể nào ngon miệng được, nhất là đối với những người có thân phận địa vị như bọn Bảo Thụ Vương.



Trên mặt biển trong xanh, hạm đội của Hỏa giáo nghênh ngang đi về phía bắc, dọc đường mưa thuận gió yên. Đứng nơi mạn thuyền, Trí Tuệ Vương dõi nhìn biển trời rộng lớn, tâm tình lại không mấy tốt. Mấy ngày rồi, hạm đội của bọn họ không hề gặp một chiếc thuyền nào của người Trung Nguyên, kể cả ngư thuyền. Trí Tuệ Vương đột nhiên có cảm giác bất an.



Giữa lúc đó, Lưu Vân Sứ bước vội đến chỗ Trí Tuệ Vương, lớn tiếng bẩm báo :



- Đại nhân. Phía trước phát hiện hạm đội của người Trung Nguyên.




Trí Tuệ Vương ngạc nhiên :



- Hạm đội của người Trung Nguyên ?



Trong tâm tưởng của Trí Tuệ Vương, triều đình Trung Nguyên không có hạm đội a. Hơn nữa, ông ta còn dò biết được đất Trung Nguyên hiện đang loạn lạc (tin của một năm trước), quan quân đâu rỗi hơi mà đi tuần phòng vùng duyên hải.



Lưu Vân Sứ nói :



- Từ xa thấy có bóng dáng hạm đội xuất hiện, nhưng khoảng cách quá xa, không nhìn rõ quy mô thế nào ?



Trí Tuệ Vương ngẫm nghĩ giây lát, rồi bảo :



- Cho các chiến hạm giảm tốc độ, chuẩn bị chiến đấu.



Trí Tuệ Vương không định đối với người Trung Nguyên khách khí, mà định đánh dằn mặt. Các vị Bảo Thụ Vương khác nghe tin, đều rời khoang thuyền ra ngoài này xem. Không ai phản đối ý định chuẩn bị chiến đấu của Trí Tuệ Vương. Thậm chí Đại Thánh Vương còn hưng phấn nói :



- Nửa năm rồi bó chân bó tay, hy vọng lần này có thể thả sức đánh một trận.



Đám thủy thủ, giáo đồ trên các hạm thuyền cũng hò hét vang rân, tích cực chuẩn bị chiến đấu. Bọn họ quyết định chứng minh người phương tây ưu việt hơn người phương đông, tối thiểu cũng là ở phương diện hải chiến.



Hồi lâu sau, hạm đội của song phương đều đã xuất hiện trong tầm nhìn. Chiến đấu sắp bắt đầu.



Trên mặt biển, Trí Tuệ Vương cùng mười một vị Bảo Thụ Vương còn lại nhìn những chiến hạm khổng lồ trước mặt, sắc diện âm trầm. Không giống như suy nghĩ ban đầu của bọn họ, hạm đội đối phương không những có nhiều chiến hạm hơn mà mỗi chiến hạm cũng lớn hơn rất nhiều. Kể cả số lượng và chất lượng, đối phương đều chiếm ưu thế. Trí Tuệ Vương chỉ đành đặt hy vọng vào võ dũng của các vị Bảo Thụ Vương và chúng giáo đồ.



Diệu Nguyệt Sứ ngập ngừng nói :



- Các vị đại nhân. Đối phương quá cường thế, chúng ta tam thời rút lui thôi.



Đại Thánh Vương hừ lạnh một tiếng, gằn giọng nói :



- Chưa đánh đã lui thì còn chi uy danh của bản giáo nữa chứ ! Chiến ! Ta không tin bọn chúng có thể kháng cự lại công phu của chúng ta.



Bình Đẳng Vương khẽ than một tiếng, nói :



- Chúng ta đã bị bao vây, có muốn lui cũng không còn kịp nữa.



Cả bọn giật mình, đưa mắt nhìn quanh. Từ ba hướng đông, nam, bắc đều xuất hiện hạm đội có quy mô lớn hơn hẳn hạm đội của bọn họ. Chỉ có mặt tây là không có gì, nhưng mặt đó là bờ biển, chiến hạm tiến vào khu vực đó là rất dễ mắc cạn, thành ra bọn họ cũng không thể chạy vào đó.



Đại Thánh Vương nhìn Trí Tuệ Vương bảo :



- Chúng ta chiến đấu thế nào, lão cứ an bài.



Trí Tuệ Vương thoáng cau mày, rồi nói :



- Lệnh cho cung tiễn thủ trên thuyền chuẩn bị hỏa tiễn. Khi thuyền đối phương đến gần, toàn bộ chiến hạm của chúng ta tản khai, xông thẳng tới phóng tiễn thiêu địch hạm. Còn các vị phụ trách đối phó bọn cao thủ và đầu lĩnh của đối phương.




Sau mệnh lệnh của Trí Tuệ Vương, Hỏa giáo hạm đội cuối cùng cũng bắt đầu tiến công. Đại chiến hạm của đối phương tuy có làm bọn họ kinh ngạc, nhưng không vì thế mà mất sức chiến đấu. Trí Tuệ Vương tập trung toàn bộ chiến lực, tấn công về phía mặt đông, tức hướng ra ngoài biển, nhằm phá vòng vây mà chạy, thực hiện chiến lược “mặc địch mấy nẻo, ta chỉ một đường”.



Trí Tuệ Vương biết đại chiến hạm của đối phương lợi hại, không dám khinh thường, phái một tiểu đội xung kích gồm 6 chiến hạm chia nhau đối phó ba chiến hạm của đối phương, nhằm mở đường phá vây. Những chiếc còn lại phân tán ra linh hoạt du đấu, cố gắng kiềm chế số địch hạm còn lại, chẳng cầu chiến thắng, chỉ cầu cầm cự kéo dài thời gian, tạo cơ hội cho xung kích tiểu đội hoàn thành nhiệm vụ.



Thế nhưng, mưu toan của Trí Tuệ Vương toàn bàn lạc không. Hạm đội của đối phương không tiến đến gần, mà khi còn cách bọn họ khoảng 5 dặm thì dừng lại. Trong lúc bọn họ còn đang ngạc nhiên thì chợt nghe thấy có những tiếng đại pháo nổ vang, rồi đạn pháo bắn tới tấp về phía các chiến hạm của bọn họ. Chỉ sau một lát, đã có hai chiến hạm xấu số, bị nhiều viên đạn pháo bắn trúng, thủng nhiều lỗ lớn, bị nước biển tràn vào, không còn di chuyển được nữa. Cả bọn đưa mắt nhìn nhau, sắc mặt xám xanh. Trí Tuệ Vương cao giọng quát :



- Tăng tốc. Tăng tốc áp sát chiến hạm đối phương.



Để đối phó với đại pháo, trong khi bản phương chỉ có cung tiễn, thì chỉ còn cách áp sát hỗn chiến mà thôi. Công Đức Vương đưa mắt nhìn quanh, rồi bảo :



- Điều tiểu thuyền đến để chúng ta đi tìm diệt đầu lĩnh của đối phương. Tiểu thuyền tốc độ nhanh hơn mà cũng linh hoạt hơn, dễ dàng tránh đạn pháo hơn.



Bọn Đại Thánh Vương đều khen phải. Chứ cứ thế này sớm muộn gì bọn họ cũng toàn quân tận diệt. Thế là bọn Công Đức, Bình Đẳng, Đại Thánh sáu vị Bảo Thụ Vương xuống tiểu thuyền tham chiến. Sáu vị Bảo Thụ Vương còn lại ở lại bảo hộ giáo chủ và chỉ huy hạm đội chiến đấu.



Các tiểu thuyền xuyên qua vùng lửa đạn, tiến dần đến chỗ hạm đội của đối phương. Chỉ có điều, không phải chiếc thuyền nào cũng may mắn an toàn. Hơn thất thành đã bị bắn chìm trên đường xung phong. Vì là thuyền nhỏ nên chỉ cần trúng một viên đạn pháo là chìm. Những người trên thuyền nếu còn sống sót đành phải bơi ngược trở lại các chiến hạm của bọn họ. Cuối cùng, chỉ có 4 chiếc tiểu thuyền tiến sát được đến hạm đội của đối phương, trên đó có 3 vị Bảo Thụ Vương.



Khi thuyền áp sát, ba đạo nhân ảnh đột nhiên phóng vút lên, thân pháp điêu luyện tựa chim bay, khi đạt đến độ cao ngang với mạn thuyền, ba đạo nhân ảnh giơ chân đạp nhẹ lên mạn thuyền, lấy đà bốc cao hơn nữa, sau đó khi thân người còn đình lưu tại không trung thì nhẹ nhàng vung tay, phóng ra một thanh phi đao, bắn vào yết hầu ba kẻ trông dáng vẻ như là đại nhân vật. Kỹ năng ám toán này của bọn họ xem ra cũng rất thục luyện, không làm sát thủ thật phí.



- Hương chủ cẩn thận.



- Phó Hương chủ. Tránh mau.



- Hạm trưởng. Nguy hiểm.



...



Một số thủy thủ trên thuyền nhanh mắt phát hiện sự tình, bật tiếng kinh hô. Một khi bị ám toán, dù cho võ công cao cường đến thế nào thì cũng có thể gặp nguy cơ.



Keng. Keng. Keng.



Không ước mà đồng, cả ba vị Hương chủ, Phó Hương chủ và Hạm trưởng của chiến hạm này đều nhất tề vung đại đao lên ngăn đỡ, chặn phi đao lại. Trên không trung, ba vị Bảo Thụ Vương thấy đối phương ứng biến thần tốc như thế, không khỏi kinh ngạc. Nhưng cũng chỉ thuần túy là kinh ngạc mà thôi. Ba người này là Đại Thánh, Thường Thắng, Chưởng Hỏa, đều là những người có võ công cao tuyệt. Bọn họ đối thân thủ của mình rất tin tưởng.



Vị Hương chủ là nhân vật có địa vị cao nhất ở đây, sắc mặt lạnh như băng, cao giọng mắng :



- Vô sĩ. Mấy tên lão bất tử chỉ giỏi trò ám toán.



Miệng thì mắng lớn, nhưng tay cũng không để yên. Vị Hương chủ này tả thủ nắm chặt thành quyền, oanh hướng Đại Thánh Vương là kẻ vừa mới ám toán mình. Đồng thời, cũng không thấy y quay đầu lại, mà bảo kiếm trong tay phải cũng từ phía viên Hạm trưởng xuyên xéo qua, đâm về phía Chưởng Hỏa Vương, chiêu thức âm độc vô cùng.

trước sau
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây