Tố Thủ Kiếp

50: Cố Nhịn Đau - Bày Khổ Nhục Kế


trước sau

Đứng sững một lúc lâu, Diệu Vũ lại thò tay vào mình từng người, tìm xem có thấy gì lạ không. Bách Duy thấy thế trống ngực lại đánh liên hồi.

Tìm mãi không thấy gì, Diệu Vũ lộ vẻ kinh ngạc, bèn từ từ đứng lên bới trong bụi cỏ xung quanh như muốn kiếm vật gì. Thốt nhiên hắn trông thấy vũng nước bèn vội nhảy bổ tới.

Bách Duy vẫn nằm yên không dám thở, chỉ nghe Diệu Vũ kêu lên một tiếng, dường như lấy làm kinh ngạc lắm.

Kế đó hắn lại thấy bị người xốc nách nhấc bổng lên bờ, đặt nằm trêи bãi đất phẳng.

Diệu Vũ lấy tay sẽ lay vai hắn, vừa lay vừa gọi:

- Đại sư, tỉnh dậy, đại sư...

Bách Duy vẫn giả vờ thiêm thϊế͙p͙, thốt nhiên hắn thấy Diệu Vũ thò tay vào mình hắn, như muốn tìm cái gì, hắn sợ quá vội kêu lên một tiếng, rồi cố gắng vùng dậy ngồi lên... Diệu Vũ ấn hắn nằm xuống, nói:

- Đại sư tỉnh hẳn chưa? Hãy nằm yên đừng cựa vội!

Bách Duy vẫn nhắm nghiền hai mắt, làm như vẫn còn mê sảng, kêu rầm lên:

- Buông ra... Diệu Quả đạo huynh mau tránh ra... lão tăng liều mạng với chúng... mau!

Lão dàn cảnh thật khéo, làm cho Diệu Vũ cũng tin là thật, ngậm ngùi nói:

- Đại sư, đệ tử đây mà! Diệu Quả bị ác tặc giết chết rồi...

Hắn nói đi nói lại mấy lần, Bách Duy hình như mới dần dần hồi tỉnh, bèn mở choàng mắt ra, ngơ ngác nhìn Diệu Vũ, lẩm bẩm nói:

- Ngươi là ai?

Vừa nói vừa lấy tay dụi mắt, dường như quên cả Diệu Vũ. Diệu Vũ buồn bã đáp:

- Đệ tử là Diệu Vũ... Diệu Vũ... Đại sư quên rồi ư?

Bách Duy đăm đăm nhìn hắn một lúc, rồi hình như đã hơi nhớ ra, gật gù lẩm bẩm:

- Diệu Vũ... ờ... phải rồi, ngươi đã đến đấy à? Tốt!

Diệu Vũ xé một mảnh vạt áo lau sạch những vết bùn trêи mặt Bách Duy, rồi hỏi:

- Đại sư thấy trong mình thế nào?

Bách Duy chỉ lắc đầu, mặt mày nhăn nhó, như đang cố nhớ lại những việc đã qua. Một lúc khá lâu, hắn mới chợt hoảng hốt kêu lên:

- Diệu Quả đạo huynh đâu rồi? Có bị thương không? Đạo huynh đi tìm hắn đi, tôi không sao đâu! Đừng lo! Đi đi!

Diệu Vũ thấy hắn sốt sắng lo cho Diệu Quả như vậy thì cảm động lắm, nghẹn ngào không nói nên lời. Một lúc sau mới ứa nước mắt nói:

- Diệu Quả sư đệ tôi đã... đã...

Bách Duy trợn tròn đôi mắt, hỏi bằng một giọng run run:

- Sao? Sao? Diệu Quả đạo huynh làm sao? Hay... hay hắn bị quân thù sát hại rồi?

Diệu Vũ nước mắt ròng ròng, chỉ gật đầu không nói. Bách Duy dậm chân, nghiến răng rít lên:

- Quân khốn nạn, quân gian tặc! Mi trốn lên mây xanh bần tăng cũng quyết đuổi theo, băm vằm mi ra nghìn mảnh mới hả!

Diệu Vũ gượng cười nói:

- Hắn đã bị chết về tay sư đệ đệ tử rồi. Điều ấy đại sư khỏi lo. Bây giờ đại sư hãy ngồi nghỉ một lát cho lại sức, rồi sẽ cùng đệ tử về xe.

Bách Duy ngồi ngây ra một lát, chợt vò đầu bứt tai lầm bầm oán trách:

- Ngươi làm cái gì ở trong ấy mà tới bây giờ mới ra? Nếu ngươi ra sớm một chút thì đâu đến nỗi...

Diệu Vũ thở dài nói:

- Nhâm tướng công bảo anh em tôi nhặt hết những tử thi chôn vào một ngôi mộ, khỏi để thi thể của các vị võ lâm hiệp nghĩa phơi thây cho dòi bọ đục khoét, mãi tới bây giờ mới xong.

Bách Duy nghe nói cũng hơi động lòng, nghĩ thầm:

“Nhâm Vô Tâm đối với người chết mà còn giữ thuỷ chung chu đáo như vậy mà nhà Nam Cung thế gia thì dù đối với người sống cũng tàn khốc vô tình, coi như giẻ rách, thực cũng đáng buồn!”

Diệu Vũ lại nói:

- Trong khi đệ tử đi nhặt từng cái xác chết ghép lại cho đủ bộ, chợt lại phát hiện được một việc kinh hồn.

Bách Duy giật mình hỏi:

- Việc gì?

Diệu Vũ đáp:

- Nhân số trong bí động cả thảy có bảy mươi tám người mà chỉ tìm thấy có bảy mươi bảy cái xác. Còn một người nữa không biết đi đâu?

Bách Duy đôi mắt sáng lên, nói:

- Nhâm tướng công đã cùng với bảy mươi tám người ấy ở với nhau lâu ngày, bây giờ thiếu mặt ai tất phải biết chứ?

Diệu Vũ thở dài:

- Đệ tử cũng hỏi thế, nhưng Nhâm tướng công không chịu nói, có lẽ Nhâm tướng công không muốn tiết lộ tên tuổi người ấy ra sợ bị Nam Cung thế gia phái người đi theo ám toán chăng?

Bách Duy lẳng lặng giây lâu rồi lại hỏi:

- Vừa rồi ngươi bảo mới phát hiện được một việc kinh hồn chỉ là việc ấy thôi sao?

Diệu Vũ do dự một lát rồi nói:

- Đệ tử đã xét nghiệm, nhặt mấy chục thi hài, thấy người nào cũng bị chém đầu mà chết, trông bề ngoài thì tưởng là họ chết trong một tình trạng y hệt như nhau, nhưng nếu xem kỹ thì lại khác hẳn.

Bách Duy vội hỏi:

- Khác ở chỗ nào?

Diệu Vũ đáp:

- Trong số những thi hài đó, phần nhiều máu đã đọng lại, tỏ ra họ chết ít nhất cũng được nửa giờ, ngoài ra còn có sáu cái thi thể, mãi tới lúc chúng tôi tìm thấy, máu hãy còn chảy ròng ròng. Mấy cái đầu lâu treo ở trêи sào đèn cũng có máu chảy nhỏ giọt, chắc đại sư còn nhớ?

Bách Duy gật đầu:

- Đúng! Nhưng thế thì có gì là bí mật?

Diệu Vũ nói:

- Vì đại sư không lưu ý, nên mới cho là thường, để đệ tử nêu lên vài điểm này, chắc đại sư sẽ nhận ra ngay. Điểm thứ nhất – điều đáng ngờ của nó là ở chỗ mấy chục cái xác phần nhiều đều chết vào khoảng hơn nửa giờ trước đây, tuy có kẻ chết trước, người chết sau, nhưng thời gian không chênh lệch nhau lắm. Điều đó rất có thể là Nam Cung thế gia trong lúc bất ngờ, xuất lĩnh đại đội tấn công, làm cho mọi người trong bí động trở tay không kịp, lại vì có võ công hơi kém, nên đồng thời đều bị giết một lượt. Điểm thứ hai – sáu cái xác còn chảy máu kia, ít nhất cũng chết sau bọn người kia nửa giờ. Nếu sáu người đó toàn là tay cao thủ, có thể cầm cự được lâu hơn thì đã đành, đằng này nghe Nhâm tướng công nói thì sáu người đó võ công có thể kém nhất trong động, vậy thì tại sao họ lại chết sau bọn kia tới nửa giờ?

Bách Duy gật gù:

- Ờ! Điều ấy kể cũng hơi lạ.

Diệu Vũ nói:

- Điểm cốt yếu của việc này chính là ở chỗ nửa giờ cách biệt đó. Không có lý nào bọn Nam Cung thế gia giết xong mấy chục người kia, rồi lại thốt nhiên nghỉ tay nửa giờ, hoặc là bỏ đi đâu nửa giờ? Vậy trong nửa giờ ấy, họ làm gì?

Diệu Vũ càng nói càng say sưa hăng hái, tựa như đang tranh luận một vấn đề gì. Bách Duy ngẫm nghĩ một lát, dường như đã hơi đoán rõ chân tướng, nhưng ngoài mặt vẫn làm bộ ngơ ngác, lẩm bẩm một mình:

- Ừ nhỉ! Lạ quá! Lạ quá!

Diệu Vũ lại nói:

- Lại nữa, mấy chục người chết trước, thi thể đều ở trong bí động, mà sáu người chết sau lại ở ngoài động, nếu bảo là mấy người ấy trốn ra khỏi động rồi mới bị giết thì cũng vô lý, vì trước tình thế ấy, người trốn ra được tất phải có võ nghệ cao cường, đằng này lại trái ngược hẳn. Cứ xét ba điểm khả nghi đó, đủ thấy việc này còn nhiều bí ẩn rắc rối. Đại sư kinh nghiệm phong phú, kiến thức hơn người, chắc đã đoán ra rồi chứ?

Bách Duy lắc đầu cười gượng:

- Bần tăng già nua ngu tối, làm sao mà phán đoán được? Đạo huynh thông minh tinh tế, hà tất phải nhún mình!

Diệu Vũ do dự một lát, rồi nói:

- Đệ tử đoán mãi, cũng chỉ giải thích được một cách gượng ép, không dám quyết là đúng hay sai. Đệ tử cho là sáu người kia tất đã cấu kết với Nam Cung thế gia từ lâu, nên khi tiết lộ căn động bí mật này cho bọn kia biết, và tình nguyện làm nội ứng cho họ.

Bách Duy giật mình, buột miệng hỏi:

- Đạo huynh có tìm được chứng cứ gì không?

Diệu Vũ lắc đầu:

- Nếu có chứng cứ thì việc gì còn phải xét đoán nữa?

Bách Duy đằng hắng một tiếng rồi nói:

- Nếu họ đã làm nội ứng cho nhà Nam Cung thế gia thì sao lại còn bị giết?

Diệu Vũ nói:

- Vì nếu nhà Nam Cung thế gia để sáu người ấy lại, thì thế nào cũng có ngày bị họ mưu phản, cũng như họ đã mưu phản Nhâm Vô Tâm hôm nay, nên họ giết đi để trừ hậu hoạn. Và dó cũng chính là thủ đoạn của Nam Cung thế gia xưa nay.

Bách Duy nghe xong lạnh toát cả người, nghĩ bụng nếu hắn không huỷ phong mật thư vừa rồi, thì nhất định lúc này hắn đã ngờ cho Diệu Vũ nhặt được ở đâu mà xem trộm.

Diệu Vũ lẳng lặng giây lâu, lại nói:

- Đại sư há không nghe câu: “Thỏ chết chó bị phanh thây, chim kia đã hết cung này để chi?” hay sao? Giống cái thủ đoạn của nhà Nam Cung thế gia cũng tàn khốc như thế đấy! Hôm nay làm một kẻ tay chân đắc lực của Nam Cung thế gia, ngày mai rất có thể chết dưới mũi kiếm của họ!

Bách Duy chỉ cảm thấy chân tay lạnh toát, mấy câu cảm khái của Diệu Vũ khác nào như cốt để cảnh cáo hắn.

Hai người cùng im lặng một lúc. Diệu Vũ chợt hỏi:

- Bây giờ xin đại sư nói cho đệ tử biết tại sao Diệu Quả lại bị bọn thuộc hạ Nam Cung thế gia giết?

Bách Duy thở dài nói:

- Nhâm tướng công và các vị vừa đi khỏi một lát, bần tăng chợt thấy đau bụng, bèn tìm một chỗ vắng vẻ để đi cầu. Không ngờ giữa lúc đó chợt nghe từ phía xa xa có tiếng binh khí va chạm nhau. Bần tăng xong việc, vội vã chạy tới. Khi tới chỗ cỏ rậm liền nằm phục xuống mà bò. Bò được một lúc, chợt nghe phía trước mặt có tiếng người nói. Bần tăng vội nằm sát xuống đất lắng tai nghe, nhưng tiếng nói nhỏ quá, nên chẳng nghe thấy gì hết, chỉ biết là hình như họ đang bàn luận việc gì thì phải.

Bần tăng đang áp tai xuống đất, cố nghe cho rõ, không dè một cái bóng từ đâu đã lướt qua đỉnh đầu, kèm theo tiếng quần áo bay phần phật.

Bần tăng đoán chắc người ấy là lệnh sư đệ, chưa kịp tìm cách báo động, thì hắn đã bay xa tới hơn một trượng, và đi thẳng tới phía có người mai phục.

Hắn ngừng một lát như cố nén xúc động, rồi lại tiếp:

- Bần tăng còn đang luống cuống, không biết làm cách gì cản kịp, thì mấy mũi ám khí đã từ trong bụi cỏ bay ra, nhưng lệnh sư đệ cũng không phải tầm thường, mấy mũi ám khí đó cũng chẳng làm gì nổi hắn. Nhưng chân khí của hắn đã bị tán ra, thân hình liền rơi ngay xuống bãi cỏ.

Trong bãi cỏ có hai tên mặc áo đen, thấy lệnh sư đệ rơi xuống, bèn lập tức chia ra hai phía, trong hai tên có một tên võ nghệ hơi cao, nếu lệnh sư đệ tấn công ngay tên ấy thì không đến nỗi. Bất đồ hắn lại nhắm vào tên kém, dốc toàn lực ra mà đánh, tên võ công đứng ngoài được rảnh tay bèn thừa thế tập kϊƈɦ vào sau lưng hắn.

Diệu Vũ sẽ rùng mình. Bách Duy lại kể tiếp:

- Bần tăng thấy thế, sợ quá, không còn kịp nghĩ tới sự an nguy của mình nữa, vội xông ngay ra tiếp cứu. Nhưng trong lúc hốt hoảng quên phứt đi mất là cánh tay trái của mình đã không làm gì được, cả nửa mình bên phải hoàn toàn bỏ trống, rất dễ bị quân địch tấn công. Quả nhiên vừa giơ tay lên đã bị gã nọ xoay mình phóng ra một chưởng, thế là từ đấy không còn biết gì nữa.

Diệu Vũ nghe xong, trầm ngâm giây lát, rồi thở dài:

- Đại sư đã tận lực giúp tiện sư đệ, dẫu không cứu được nhưng cũng đủ tỏ ra đại sư là một bực hiệp nghĩa nhân tâm, đệ tử thực muôn vàn cảm kϊƈɦ.

Bách Duy nói:

- Đã là bạn đồng chí tất phải có bổn phận cứu giúp lẫn nhau. Đạo huynh nói chi đến hai chữ “cảm kϊƈɦ”?

Diệu Vũ nói:

- Nhâm tướng công chắc đang chờ ta, bây giờ để đệ tử đưa đại sư về trước.

Bách Duy nói:

- Vết thương của bần tăng còn đau lắm, thế nào cũng phải nhờ đạo huynh vực về, nhưng còn thi hài của lệnh sư đệ...

Diệu Vũ nói:

- Đệ tử hãy đưa đại sư về trước, rồi sẽ đem thi hài tiểu sư đệ về sau.

Bách Duy nói:

- Theo ý bần tăng, thi hài để ở đây, không người canh giữ, lỡ bị dã thú tha đi thì phiền. Bất nhược đạo huynh hãy đem thi hài lệnh sư đệ về trước, rồi hãy ra đón bần tăng cũng được.

Diệu Vũ nói mãi, hắn cũng nhất định không nghe, đành phải vâng lời, bế pháp thể Diệu Quả về trước.

Bách Duy chờ Diệu Vũ đi khỏi, lạilấy phong thư ban nãy ra xem. Trong thư đại ý tóm tắt như sau:

“... Sau khi gặp “Huyền Chân” lại phải ngầm theo dõi xe Nhâm Vô Tâm. Lần này rất có thể hắn sẽ tới Hồi Thanh Cốc ngoài thôn Tam Tính. Trong thôn có ngôi miếu Thổ địa và trong bát hương có để sẵn mật lệnh. Cứ theo đó mà thi hành, không cần phải liên lạc với cấp trêи vội. Các việc cứ tự ý mà làm.”

Bách Duy đọc xong, vo tròn mảnh giấy vứt xuống vũng nước.

Giữa lúc ấy chợt nghe trong bụi cỏ lại có tiếng sột soạt. Bách Duy sợ quá vội quay lại nhìn, thì vừa gặp một con mắt cũng đang nhìn mình chòng chọc.

Bách Duy chỉ thấy xương sống lạnh toát, bất giác rùng mình một cái. Thốt nhiên nghe tiếng nói một ông già từ trong bụi rậm đưa ra:

- Người ngồi đó có phải là môn hạ Thiếu Lâm núi Tung Sơn tên gọi Bách Duy không?

Bách Duy run run hỏi:

- Ngươi là ai? Sao lại biết tên bần tăng?

Trong bụi lại nghe có tiếng cười khanh khách, rồi một ông già bộ mặt đầy sẹo, tóc tai bù xù, chột mắt, cụt một bên chân và một bên tay, mình mặc áo rách, tay chống gậy trúc cũng theo tiếng cười nhảy vụt ra.

Bách Duy giật mình kinh sợ, vội bước lùi lại hai bước. Ông già cụt tay toét miệng ra cười, hai hàm răng nhọn hoắt trắng nhỡn nhe ra như muốn cắn ai.

Hai người trừng mắt nhìn nhau một lúc, chợt người cụt tay rảo bước tiến lên, giơ bàn tay đầy lông lá đập vào vai Bách Duy.

Bách Duy hoảng hốt toan kêu lên, nhưng cổ họng như tắt lại không sao thốt lên thành tiếng. Không ngờ người cụt tay chỉ sẽ vỗ nhẹ lên vai hắn, thở dài nói:

- Đáng tiếc, đáng tiếc, cánh tay này hỏng mất rồi, không sao cứu được nữa.

Bách Duy thấy người cụt tay nói năng hoà nhã, đôi mắt cũng dịu lại, không lạnh lùng như ban nãy, mới hơi yên tâm, liền hỏi:

- Tiền... tiền bối muốn chỉ giáo điều gì?

Người cụt tay chợt lại sầm mặt, nói như gắt:

- Ngươi muốn tra hỏi lai lịch lão phu à?

Bách Duy vội nói:

- Đệ... đệ tử đâu dám...

Người cụt tay nói:

- Ngươi hà tấtphải hỏi lai lịch lão phu. Lão phu là bạn chứ không phải là thù, ngươi cứ yên trí.

Bách Duy ấp úng:

- Dạ, dạ...

Người cụt tay thủng thỉnh nói:

- Vết thương ở cánh tay ngươi tuy không thể cứu được nữa, nhưng ngươi đã vì các bạn võ lâm đồng đạo mà bị thương, lão phu sẽ có cách bồi thường, rồi đây, nếu có dịp lão phu sẽ truyền cho ngươi “chưởng pháp độc tý”.

Bách Duy vừa sợ vừa mừng, luôn miệng cảm ơn. Lão cụt tay chợt nghiêm giọng hỏi:

- Nhâm Vô Tâm độ này có được mạnh không?

Bách Duy thở phào một tiếng như vừa trút được một gánh nặng, nghĩ thầm: “À, thì ra lão quen Nhâm Vô Tâm.” Rồi cung kính thưa rằng:

- Nhâm tướng công gần đây công việc bận lắm, nhưng thân thể vẫn được khang kiện.

Người cụt tay cặp mắt long lanh nói:

- Ngươi chớ nói với hắn là có gặp ta nghe không? Ta không muốn giáp mặt hắn lúc này.

Bách Duy lúng túng:

- Đệ tử xin nhớ!

Lão cụt tay lại nói:

- Ngươi về bảo Vô Tâm phải giải huyệt cho Huyền Chân ngay, hiểu chưa?

Bách Duy ngạc nhiên, nhìn lão một lúc, rồi hỏi:

- Huyền Chân đã bị loạn trí, tiền bối muốn giải huyệt cho hắn làm gì?

Người cụt tay nổi giận nói:

- Lão phu bảo ngươi như thế, tất phải có lý do, ngươi có biết tuân lệnh, còn hỏi lôi thôi làm gì?

Bách Duy ngập ngừng:

- Nhưng... nhưng tiền bối đã không cho đệ tử nói là có gặp tiền bối, thì nếu Nhâm tướng công hỏi vì cớ gì phải giải huyệt ngay cho Huyền Chân, đệ tử biết trả lời thế nào?

Người cụt taycau mày nói:

- Ngươi ngần ấy tuổi đầu, mà không biết tìm cách gì bảo Nhâm Vô Tâm giải huyệt cho Huyền Chân, còn phải đợi lão phu dạy nữa hay sao?

Bách Duy cười một cách khổ sở:

- Nhưng... nhưng bần tăng...

Người cụt tay lại quát:

- Thôi im đi! Ngươi cứ bảo Nhâm Vô Tâm giải huyệt xong, tự khắc Huyền Chân sẽ nói rõ cho hắn nghe.

Bách Duy rất lấy làm ngạc nhiên, không hiểu tại sao ông già kỳ dị này cứ nhất định bắt Vô Tâm giải huyệt cho Huyền Chân để làm gì? Dụng ý của ông ta ở chỗ nào? Còn đang băn khoăn nghĩ ngợi, chợt lại nghe ông già nói:

- Ngươi không bảo được Nhâm Vô Tâm thì tự mình giải lấy không được hay sao?

Bách Duy lắc đầu:

- Vô Tâm điểm huyệt bằng một thủ pháp riêng, đệ tử làm sao mà giải nổi?

Người cụt tay nói:

- Khó gì? Để ta truyền cho ngươi cách giải.

Bách Duy khấp khởi mừng thầm, vội quỳ xuống xin thụ giáo. Người cụt tay hình như đã chuẩn bị từ trước, bèn lấy trong mình ra một mảnh giấy gấp thành ba góc, nói:

- Đây là thủ pháp điểm huyệt riêng của Vô Tâm, một người có căn cơ võ công như ngươi, chỉ luyện chừng ba giờ là thuộc.

Bách Duy vội khom lưng tiếp lấy nói:

- Đa tạ tiền bối!

Ông già chợt lắng tai nghe ngóng rồi nói:

- Có người tới! Thôi ta đi... nhớ đừng cho ai biết cuộc gặp gỡ hôm nay nhé!

Nói vừa dứt lời, người đã đi khỏi một quãng xa. Bách Duy mừng như vớ được của báu vội cất mảnh giấy vào bọc, rồi nghiêm trang ngồi đợi.

Chỉ trong thoáng chốc Diệu Vũ quả đã trở lại, nói với Bách Duy:

- Nhâm tướng công chờ đã lâu, chúng ta nên về đi thôi!

Bách Duy gật đầu, Diệu Vũ nghiêng mình xin lỗi, rồi cắp ngang lưng lão chạy đi như bay.

Cỗ xe ngựa lúc này cũng đã vào tới trong động. Mọi người thấy Bách Duy về, đều xúm lại hỏi thăm. Diệu Pháp chợt quỳ xuống đất, rập đầu ba lượt, nói:

- Tệ sư đệ nhờ ơn đại sư thành toàn, Diệu Pháp này xin đa tạ.

Vừa nói vừa ứa nước mắt. Bách Duy vội vái đáp lại, mọi người cùng than thở bùi ngùi.

Vô Tâm đưa mắt nhìn thi hài Diệu Quả, thở dài nói:

- Cái chết của Diệu Quả đạo huynh đã làm cho Nhâm Vô Tâm đau đớn. Lại còn việc Huyền Chân đạo trưởng... Ôi! Vô Tâm này còn mặt mũi nào đối với vong hồn các vị tiền bối Vũ Đương?

Diệu Pháp nói:

- Môn hộ Vũ Đương tuy gặp nhiều bất hạnh, nhưng đệ tử Vũ Đương nếu có thể vì giang hồ nêu cao chính nghĩa mà chết, thì lại là một đại hạnh trong cái bất hạnh của phái Vũ Đương.

Giọng nói sang sảng, như tiếng dùi ngọc gõ chuông vàng, làm cho Bách Duy cũng phải sinh lòng kính sợ.

Nhâm Vô Tâm lắc đầu thở dài:

- Nhưng mà...

Diệu Pháp ngẩng đầu, cất cao giọng nói:

- Nhưng nếu tướng công chỉ biết tự trách tự thẹn, tự diệt chí khí, không chịu phấn khởi cố gắng, khiến cho nhà Nam Cung thế gia không cần phải đánh cũng thắng, thì bọn đệ tử Vũ Đương chúng tôi dẫu chết cũng không nhắm được mắt!

Còn nếu tướng công không lấythế làm nản chí, phấn lực tự cường, hăng hái cùng quân thù quyết một còn một mất thì anh em chúng tôi dẫu phải chết tới mấy mươi kiếp cũng được ngậm cười chín suối!

Mấy câu chính nghĩa từ nghiêm của Diệu Pháp đã làm cho Vô Tâm toát mồ hôi trán, chàng run sợ cúi đầu nói:

- Đạo huynh lấy đại nghĩa trách mắng, Vô Tâm này đâu dám không tuân.

Diệu Pháp lúc ấy mới tươi cười, đứng lên nói:

- Vậy thì tốt hơn hết là chúng ta phải dời khỏi đây tức khắc. Lúc này đâu phải là lúc chỉ ngồi trông nhau mà thở ngắn than dài.

Diệu Vũ hỏi:

- Chúng ta nên đi đâu bây giờ? Xin Nhâm tướng công ra lệnh.

Nói xong nhảy lên xe cầm lấy dây cương trong tay Diệu Không rồi quay lại nói to:

- Xin mời các vị lên xe, để Diệu Vũ đánh xe đưa các vị đi.

Mọi người lần lượt lên xe. Diệu Pháp buộc pháp thể Diệu Quả vào gầm xe, rồi nhảylên sau cùng. Vô Tâm chỉ về phía đông nói:

- Đi lối này! Tôi không tin rằng nhà Nam Cung thế gia có thủ đoạn thần thông phá huỷ được hết những bí huyệt của chúng ta.

Vừa ngồi yên đâu đấy, Bách Duy chợt hỏi Diệu Pháp:

- Đạo huynh sao không tìm một ngôi đất tạm an táng pháp thể Diệu Quả đạo huynh, còn định đưa đi đâu nữa?

Diệu Pháp nói:

- Tự vì Nam Cung thế gia một ngày chưa diệt thì thi thể sư đệ tôi cũng một ngày chưa chôn! Nếu Nam Cung thế gia có thể giết hết bốn anh em tôi, chúng tôi cũng tình nguyện phơi thây hoang dã, hoá làm du hồn lệ quỷ, chống đối họ đến cùng!

Bách Duy cảm thấy lạnh người, cúi mặt không dám trông lên. Diệu Pháp đôi mắt đỏ ngầu, ngửa mặt lên trời nói tiếp:

- Nếu trời xanh có mắt, sau này tụi giặc Nam Cung thế gia bị chu diệt, tôi sẽ đem thi hài Diệu Quả sư đệ chôn ngay ở trước mặt quần hào, cử hành một tang lễ cực kỳ trọng thể quang vinh, để cho các bọn vô sỉ trí thức nông cạn cam tâm làm tôi tớ cho nhà Nam Cung thế gia mở to mắt ra mà coi, cho chúng biết rằng nhưng người vì chính nghĩa mà chiến đấu, vì chính nghĩa mà chết, sự hy sinh sẽ còn giá trị tới bực nào!

Bách Duy chột dạ, trong bụng càng bứt rứt không yên, không biết Diệu Pháp nói câu ấy là cốt nói với mình hay nói với ai.

Ánh sáng yếu ớt chiếu vào trong xe, “Huyền Chân” vẫn nằm yên không động đậy, chẳng khác nào một người chết rồi. Bách Duy quả không nói cho Vô Tâm nghe câu chuyện gặp người cụt tay, chỉ thỉnh thoảng lại lén mở tờ giấy dạy cách giải huyệt ra nghiên cứu.

Hai hôm sau Bách Duy đã thuộc lòng cách giải huyệt độc môn của Vô Tâm. Nhưng lúc này hắn lại không muốn giải nữa.

Lý do vì hắn rất băn khoăn không hiểu người cụt tay muốn giải huyệt cho Huyền Chân hay là có dụng ý gì? Chẳng lẽ ông già ấy lại không biết rằng “Huyền Chân” đã điên cuồng rồ dại, nếu giải huyệt ra, thì chỉ có hại cho Vô Tâm chớ không được ích gì hay sao?

Bao nhiêu lần hắn giơ tay định giải huyệt cho “Huyền Chân” rồi lại vội bỏ tay ngay xuống, trong bụng ngổn ngang trăm ngàn mối mâu thuẫn, mà không biết nói với ai.

Sang đến ngày thứ tư, Vô Tâm càng ngày càng lộ vẻ bồn chồn lo lắng, nhiều lúc ai muốn nói gì, chàng cũng chẳng buồn nghe.

Buổi chiều hôm ấy, Diệu Pháp chợt chỉ tay về phía trước nói:

- Phía trước mặt kia là trấn Sa Kỳ, ra khỏi đấy là đồng bằng Trung Châu, chúng ta nên đi phía nào?

Vô Tâm giật mình, coi bộ như người đang mê chợt tỉnh, ngập ngừng hỏi:

- Trước mặt là trấn Sa Kỳ ư?

Diệu Pháp gật đầu, Vô Tâm lại lặng im không nói gì nữa. Sau đó một lát, Diệu Pháp lại phải hỏi:

- Bây giờ xe cứ đi thẳng ư?

Vô Tâm ngơ ngác một lúc, rồi cười gượng:

- Đừng đi thẳng, quay lại...

Diệu Pháp cau mày hỏi:

- Đi quá rồi hay sao mà phải quay lại?

Vô Tâm vẫn điềm nhiên đáp:

- Quay sang phía Nam Thiệu, tới núi Phục Ngưu.

Bách Duy và Diệu Pháp chỉ đưa mắt nhìn nhau, lắc đầu. Kế đó cỗ xe lại quay lại, đi về phía núi Phục Ngưu. Sáng sớm hôm sau, xe đã lên tới sườn núi.

Đưa mắt nhìn quanh, chỉ thấy bốn bề núi non trùng điệp, ngọn nọ tiếp ngọn kia, liên miên bất tuyệt. Vào tới trong núi, dân cư đã thấy thưa dần, quá chút nữa, chỉ còn lác đác một vài nóc nhà của những người kiếm củi, nằm dựa ven sườn núi, mấyđám khói trắng từ trong những căn nhà ấy bốc lên tới lưng chừng rồi tản ra bốn phía, ngoài đường không thấy ai qua lại.

Xe ngựa càng đi càng thấy gập ghềnh, bốn bề càng thấy vắng vẻ, mãi tới một chỗ xung quanh toàn những núi cao vòi vọi, không có lối đi.

Diệu Pháp thò đầu vào xe hỏi:

- Đây đã hết đường đi rồi, làm thế nào?

Trêи môi Nhâm Vô Tâm mới thoáng nở một nụ cười héo hắt, thủng thỉnh đáp:

- “Sơn cùng thuỷ tận ngờ không lối, liễu ám hoa minh lại một làng.” Ấy chính là cái chỗ thần bí của căn động này là ở hai chữ “không lối” ấy.

Diệu Pháp lúc này mới tươi tỉnh, nghĩ thầm: “Chỗ này quả kín đáo thật. Nhà Nam Cung thế gia cù có tài tiên tri, cũng quyết không thể tìm ra được.”

Nghĩ đến đấy tinh thần lại trở nên phấn chấn, bèn nhảy xuống xe dắt ngựa đi lên. Đi ước nửa giờ nữa thì tới trong cùng hang núi. Vô Tâm chợt mở cửa xe, thò đầu ra nói:

- Đỗ lại!

Diệu Pháp quát to một tiếng, rồi ghìm ngựa lại. Vô Tâm đưa mắt nhìn khắp xung quanh một lượt, rồi thốt nhiên ngửa cổ lên trời, hú một tiếng thật dài.

Tiếng hú cao vút lên tới mây xanh, tiếng thứ nhất vừa dứt, lập tức có những tiếng hồi âm ở các vách núi vọng lại, vang vang tưởng như có hàng trăm ngàn người núp ở sau bốn dãy núi đồng thanh hoạ lại tiếng hú của Vô Tâm.

Bách Duy buột miệng hỏi:

- Hồi Thanh Cốc?

Vô Tâm mỉm cười gật đầu:

- Chính là Hồi Thanh Cốc!

Hồi thanh qua lại mãi không ngừng, ước chừng nguội chén nước trà, đâu đây mới khôi phục được yên tĩnh.

Vô Tâm nhảy lên nóc xe, đặt tay lên miệng gọi to:

- Nghĩa kỳ... phấp phới... Nghĩa kỳ... phấp phới...

Tức thì lại có cả trăm ngàn tiếng từ bốn phương dội lại:

- Nghĩa kỳ... phấp phới... Nghĩa kỳ... phấp phới...

Chờ một lúc lâu, âm thanh mới lắng dịu. Vô Tâm vẫn đứng trêи mui xe, lắng tai nghe ngóng.

Lúc này tiếng vang đã dứt hẳn, nhưng bốn phía chỉ nghe tiếng gió thổi rì rào, tiếng lá bay xào xạc, ngoài ra không còn nghe thấy gì khác nữa.

Vô Tâm sắc mặt càng lúc càng trở nên trầm trọng, lông mày càng cau díu lại. Chàng sốt ruột, lại bắc loa tay lên miệng gọi lại:

- Nghĩa kỳ... phấp phới... Nghĩa kỳ... phấp phới...

Nhưng âm vang đã dứt, mà bốn bề vẫn yên lặng như tờ, không hề có phản ứng, mồ hôi trêи trán Vô Tâm đã bắt đầu đọng lại thành giọt, từ từ chảy xuống gò má.

Bọn Diệu Pháp và Bách Duy đều đoán bốn chữ “Nghĩa kỳ phấp phới” tất là tín hiệu Vô Tâm vẫn dùng để liên lạc với những người trong bí động. Nhưng nếu trong động vẫn bình yên vô sự thì từ nãy đến giờ nghe tiếng Vô Tâm gọi, tất thế nào cũng phải chạy ra chứ?

Cứ xem qua tình hình đó, đủ thấy rằng nơi đây hẳn đã có biến cố gì vừa mới xảy ra.

Mọi người đang hồi hộp ngóng chờ, chợt thấy Vô Tâm nhảy xuống đất, thân hình nhẹ như con én vùn vụt lao về hẻm núi phía tây.

Diệu Pháp kinh sợ kêu lên:

- Nhâm tướng công, thong thả chờ chúng tôi với!

Nói chưa dứt lời, đã cùng Diệu Vũ, Diệu Không băng mình nhảy theo.

Lúc này Vô Tâm đã nhảy lên một tảng quái thạch trêи đỉnh núi, mặc cho bọn Diệu Pháp kêu gọi hết hơi, chàng cũng lờ như không nghe tiếng.

Bọn Diệu Pháp đuổi tới chân núi, nhìn lên đỉnh núi đã không thấy Vô Tâm đâu nữa. Diệu Vũ nói:

- Ở đấy chắc có bí đạo, chúng ta lên mau!

Nói dứt lời, cả ba người cùng thoăn thoắt leo lên, thoáng chốc cũng mất hút vào phía sau mỏm núi.

Còn lại một mình Bách Duy bồi hồi bên xe, đưa mắt nhìn quanh bốn phía, rồi lẩm bẩm: “Nếu đây là thôn Tam Tính, thì miếu Thành Hoàng ở đâu?”

oOo

Lúc này bọn Diệu Pháp đã vào tới con đường bí đạo, ngửng mắt trông lên chỉ thấy hai bên vách núi cao sừng sững, bên trêи có một kẽ hở đủ trông thấy trời xanh, hình thế thực là hiểm ác.

Ba người nối đuôi nhau rón rén đi lên. Diệu Không quay lại nói với hai người đi sau:

- Nhâm tướng...

Hai tiếng đó vừa thốt ra khỏi miệng, cả ba người bất giác chợt giật mình kinh sợ. Thì ra tiếng nói của Diệu Không tuy nhỏ, nhưng hồi âm lại ầm ầm như sấm dậy, phóng tiếng nói lên cao gấp mười lần.

Diệu Không im bặt không dám nói nữa. Một lúc sau Diệu Vũ mới hạ thật thấp giọng như người nói thầm:

- Chỗ này hiểm trở quá, nếu Nam Cung thế gia cho người mai phục trêи đỉnh núi kia mà lăn gỗ đá xuống thì chúng ta dù có bản lĩnh tày trời cũng không hòng thoát chết.

Đi được một lát, Diệu Không chợt dừng chân lại hỏi:

- Sư huynh có ngửi thấy gì không?

Diệu Pháp cau mày chum mũi hít một hơi dài, bất giác cũng tái mặt run run nói:

- Quái lạ! Hay là Nhâm tướng công làm sao rồi?

Diệu Vũ lúc này cũng vừa ngửi thấy mùi máu tanh tanh, theo chiều gió thoang thoảng đưa lại.

Ba người đưa mắt nhìn nhau, rồi chẳng nói chẳng rằng, cùng cắm đầu chạy miết. Chạy được một quãng, Diệu Không đã trông thấy bóng Nhâm Vô Tâm đứng sừng sững phía trước mặt, không động không cựa, tuy trông bộ dạng như người mất hồn, nhưng không hề bị thương, lúc ấy mới thở ra một hơi dài nhẹ nhõm.

Mãi lúc tới gần mới nhận ra trước mặt Vô Tâm có đến hơn mười cái xác nằm chồng chất lên nhau, máu me đầm đìa, cực kỳ thê thảm.

Bọn Diệu Pháp trông thấy đống tử thi, bất giác đều rùng mình kinh sợ, hai mắt hoa lên, mặt mày xây xẩm, chỉ chực buồn nôn.

Ba người vội quay mặt đi, cố trấn tĩnh tinh thần, rồi vừa đằng hắng, vừa bước lại phía Vô Tâm.

Vô Tâm ngẩng đầu nhìn ba người bằng một cặp mắt ngơ ngác mất hồn, tựa hồ như không nhận ra là ai. Diệu Pháp sợ hãi, rụt rè gọi:

- Nhâm tướng công... Nhâm tướng công....

Nhâm Vô Tâm trêи môi chợt thoáng hiện nụ cười, hỏi:

- Các vị cũng tới đấy à? Tốt.

Rồi lại ngây mặt ra nhìn đống tử thi.

Diệu Pháp nhìn theo hướng mắt chàng, thì ra chàng đang đăm đăm nhìn vào một chiếc hộp bằng gỗ tử đàn, để trêи đống hài cốt.

Chiếc hộp đặt chính giữa đống xác chết, rõ ràng là cố ý để cho Nhâm Vô Tâm xem, mà Vô Tâm thì cứ đứng ngây ra nhìn, không dám mở.

Diệu Vũ xé mảnh vạt áo buộc vào bàn tay, định cầm chiếc hộp lên xem, không ngờ vừa đưa tay ra, đã bị Vô Tâm kéo lại. Diệu Vũ cười gượng nói:

- Đằng nào ta cũng phải mở ra xem bên trong đựng cái gì, sao tướng công lại giữ lại?

Vô Tâm cười một cách buồn bã:

- Tôi cũng có tay, hà tất phải phiền đạo huynh?

Diệu Vũ không dám nói gì nữa, chỉ lẳng lặng lui ra. Diệu Pháp liền cầm mảnh vạt áo ở tay Diệu Vũ đưa cho Vô Tâm. Vô Tâm cầm lấy buộc vào bàn tay mình.

trước sau
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây