Tố Thủ Kiếp

51: Mạo Nguy Hiểm Tra Xét Mật Kiện


trước sau

Nhâm Vô Tâm cúi xuống cầm chiếc hộp gỗ đàn lên, ngần ngừ một lúc, rồi từ từ mở ra.

Diệu Pháp, Diệu Không, Diệu Vũ đều nín thở, hồi hộp, sáu luồng nhỡn tuyến đều đổ dồn vào chiếc hộp, chỉ sợ bên trong là ám khí, hoặc thuốc độc gì chăng?

Không ngờ khi nắp hộp mở ra, chỉ thấy bên trong vẻn vẹn có một cuốn sách nhỏ, bằng giấy xuyến chỉ màu vàng.

Dưới ánh sáng lờ mờ, thấy trêи bìa sách có một dòng chữ đề rằng: “Nam Cung thế gia nhϊế͙p͙ tâm mê hồn thuật chi bí”. Bên cạnh mười một chữ đó, còn có một hàng chữ nhỏ, viết rằng: “Hà sóc Thốn Tâm Tẩu đem bảy đệ tử ‘Thốn tâm môn’ cùng bọn Chu Khả Pháp, Lâm Chính, Ngộ Mộng Tử gồm mười một đồng đạo khổ công nghiên cứu suốt năm, may có sở đắc, kính xin chép lại đây.”

Bọn Diệu Pháp tuy không mấy khi ra chỗ giang hồ, nhưng cũng biết Hà sóc Thốn Tâm Tẩu là một ông già đã chín mươi bảy tuổi. Bắt đầu từ năm mười bảy tuổi, ông ta tiếp chưởng môn hộ “Thốn tâm môn” đến nay, chỉ chuyên tâm nhất chí nghiên cứu bí quyết “Nhϊế͙p͙ Tâm Thuật”, ngày đêm không nghỉ. Bí quyết cương thi quyền của “Ngôn gia môn” đất Thần Châu cũng bị ông ta phá được.

Diệu Pháp đọc xong dòng chữ nhỏ, liền sẽ hỏi:

- Đệ tử nghe người ta nói là Thốn Tâm Tẩu và bảy đệ tử trước đây hai năm, thốt nhiên mất tích có lẽ là họ được tướng công đón về đây chăng?

Vô Tâm gật đầu, sắc mặt đầy vẻ đau khổ. Bọn Diệu Pháp đăm đăm nhìn đống tử thi, run run hỏi:

- Vậy thì đây là... đây là...

Vô Tâm thủng thỉnh đáp:

- Đây chính là thi hài Thốn Tâm Tẩu và bảy môn hạ ông ta.

Ba người nghe xong, bất giác cùng cảm thấy lạnh toát cả người, không sao ngăn nổi hai hàng nước mắt. Vô Tâm thò mấy ngón tay run run vào hộp, định nhấc cuốn sách ra. Diệu Vũ vội kêu:

- Nhâm tướng công, đừng... không được..

Vô Tâm dừng tay, ngoảnh lại nhìn, ra ý hỏi. Diệu Vũ nói:

- Cuốn sách này đã khám phá ra những sự bí mật của Nam Cung thế gia, thì sao họ không huỷ ngay đi, mà lại để cho ta tìm thấy? Có phải rõ ràng là vô lý không? Mà trêи đời đại phàm những sự vô lý, bên trong tất phải có âm mưu...

Diệu Pháp gật đầu nói tiếp:

- Tam đệ nói rất phải. Cuốn sách này chính là cái mồi để nhử người ta. Nhâm tướng công cũng nên cẩn thận.

Vô Tâm cười một cách đau khổ:

- Tại hạ không phải là không biết thế, nhưng mắt đã được trông thấy cái chìa khoá mở chiếc cửa bí mật mà bao nhiêu năm nay, không một giờ khắc nào không lao tâm khổ trí tìm tòi, suy xét, có lẽ nào lại bỏ qua không cầm?

Diệu Vũ nói:

- Theo ý đệ tử thì cuốn sách này chỉ có cái bìa là thật, tướng công hà tất phải xem.

Vô Tâm nói:

- Ngộ lỡ bên trong toàn là bí quyết thật, mà ta bỏ qua không xem, có phải là ôm hận nghìn đời không?

Diệu Vũ cười nói:

- Vậy thì lại càng khó lắm, trừ phi người trong Nam Cung thế gia đều hoá điên cả thì không kể.

Vô Tâm nói:

- Biết đâu trong Nam Cung thế gia có người chợt thấy lương tâm phát hiện, không nỡ để công đạo võ lâm do thế mà chìm đắm, nên mới lấy trộm bí cấp để giữa chỗ mà hắn biết chắc chắn bọn ta sẽ đi qua?

Diệu Vũ sửng sốt, lẩm bẩm nói một mình:

- Mong rằng như thế.

Vô Tâm lại tiếp:

- Lại nữa, biết đâu không có một bực võ lâm dị nhân nào vì muốn ngầm giúp mình, mới đánh cắp cuốn sách này ở trong Nam Cung thế gia, đem bỏ ra đây, cho ta trông thấy?

Ba người nghe chàng nói cũng có vẻ hợp lý, bèn đưa mắt nhìn nhau. Diệu Pháp gật đầu nói:

- Cũng có thể.

Vô Tâm bèn không do dự gì nữa, lập tức cầm cuốn sách và mở ra, bọn Diệu Pháp cũng xúm lại xem.

Lúc ấy chính là lúc mà Bách Duy đứng ngoài sơn cốc đứng bồn chồn nóng nảy như con kiến bò trêи miệng chén nước nóng.

Thốt nhiên hắn ngửi thấy một mùi gì khen khét như mùi lửa cháy theo chiều gió đưa lại, rõ ràng là có ai đốt cái gì ở đâu đây. Bách Duy giật mình vội quay đầu nhìn về phía có mùi đó, chỉ thấy từ trong núi đá có một luồng khói bốc lên, không đoán cũng biết trong núi tất có đường vào.

Bách Duy lập tức cài chặt cửa xe lại, rồi tung mình chạy về phía đó.

Ngọn núi này hình thể rất cheo leo hiểm trở, Bách Duy khinh công cũng khá cao, nên chỉ vài lần nhô lên hụp xuống thì đã xông tới đầu ngọn khói.

Luồng khói tuy đặc nhưng Bách Duy nhờ có nội công thâm hậu, nên mục lực vẫn tinh tường, còn trông rõ chỗ luồng khói bốc lên là sau một khóm mây, dây mây quấn chằng chịt, nếu không có đám khói đặc thì không ai có thể trông thấy bên trong còn có một khe núi.

Bách Duy dồn chân lực vào tay trái, rồi vơ lấy nắm dây mây leo sang. Vạch bụi mây ra đã thấy một khe núi vừa đủ để một người chui lọt.

Càng vào trong, khói lại càng dày đặc, làm cho Bách Duy không sao mở mắt ra được, đành cứ bước lần đi, tay vịn vào vách đá.

Đi khoảng chừng nguội hai chén nước trà, chỉ thấy vách đá càng đi lên càng nóng, dần dần không thể vịn tay được nữa. Bách Duy biết rằng đây đã gần đến chỗ đám cháy.

Hắn đang lo lắng không biết nên vịn vào đâu mà ra khỏi khe núi, thốt nhiên thấy hơi thở đã dễ dàng, thì ra luồng khói lúc này đã loãng, đám cháy có lẽ đã tắt, nhưng hơi nóng vẫn còn lưu trêи vách đá!

Lại quá một lúc nữa, Bách Duy mới từ từ mở được mắt ra, nhưng trong khe núi không có ánh mặt trời, bóng sáng cực kỳ ảm đạm, không sao nhìn ra xa được.

Bách Duy rảo bước tiến lên, chợt thấy một luồng ánh sáng từ trong đám khói chiếu thẳng vào mắt, thì ra đã tới cửa hang.

Hắn lao mình nhảy vụt ra ngoài, đảo mắt nhìn quanh, chỉ thấy địa thế nơi mình đứng rất cao, bốn mặt đều có ngọn núi bao bọc, mà đám cháy vừa rồi là một căn nhà gỗ.

Lúc này ngọn lửa tuy đã tắt, nhưng trong những cây cột gỗ vẫn còn những tia lửa bắn ra lách tách. Bách Duy cúi đầu nhìn xuống phía dưới, mới biết đó chính là một xóm nhỏ.

Trong xóm chỉ rải rác mấy căn nhà, nhưng cách kiến trúc rất tinh nhã, tường gạch cột đỏ, dựng tản mác khắp bốn phía, chính giữa xóm có một dòng nước từ rặng trúc ngoằn ngoèo bò vào, không biết chảy tới tận đâu.

Trước cửa mỗi nhà đều có một chiếc cầu nhỏ, lan can sơn đen, sàn cầu sơn xanh, nổi bật giữa đám lá cây xanh biếc. Thật là một nơi phong cảnh hữu tình.

Bách Duy đứng ngắm một lúc, bất giác than thầm:

“Nơi đây rõ ràng là Đào Nguyên thế ngoại, cách tuyệt trần hoàn. Chắc là chỗ ở của vị cao nhân nào ngày trước. Không hiểu tại sao Vô Tâm lại chọn làm nơi bí mật để tụ tập anh tài?”

Lúc này trong xóm đều yên lặng như tờ, cả bọn Nhâm Vô Tâm cũng không thấy bóng dáng. Bách Duy đắc ý nghĩ thầm: “Có lẽ chính Nhâm Vô Tâm cũng không ngờ xóm này lại còn một con đường bí mật đi thông sang nữa.”

Chợt hắn lại nhận ra một con đường nhỏ, quanh co lượn tới chỗ nhà cháy. Hắn chột dạ nghĩ bụng: “Hay căn nhà cháy kia là miếu Thành Hoàng cũng nên?” Nghĩ tới đấy, hắn vội rảo bước đi vào đám lửa tàn, mặc cho khói lửa vẫn còn xông lên một mùi khét lẹt.

Hắn trông thấy kèo cột trong nhà đã cháy đen thui, nhưng trong gian chính vẫn còn ngôi tượng bằng đất sét, tuy những nét son tô điểm bên ngoài đã bị lửa đốt đen sì, nhưng còn nhận rõ đai cân tề chỉnh, chính là pho tượng Thành Hoàng. Bách Duy giậm chân kêu:

- Khổ quá!

Miếu Thành Hoàng đã cháy, thì tờ mật lệnh của Nam Cung thế gia còn tìm sao được nữa? Không biết trong tờ mật lệnh có lệnh mật gì? Có liên can gì đến mình không?

Hắn băn khoăn một lát, rồi lại chợt hốt hoảng nghĩ thầm: “Ngôi miếu này nhất định bị người nhà Nam Cung thế gia đốt. Nhưng sao họ đã để mật lệnh ở đây mà lại còn đốt đi? Hay là... hay là họ đã biết được người được phái tới đây lấy mật lệnh bị ta giết chết rồi chăng?”

Hắn nghĩ tới đấy, mồ hôi lại toát ra như tắm, chân tay run lẩy bẩy, cơ hồ đứng không vững.

Hắn run sợ một lúc, lại cố định thần kiểm điểm lại mọi việc mình làm, thấy rằng không còn chỗ nào sơ hở, có thể lộ tẩy được. Thế thì vì cớ gì mật lệnh bị huỷ?

Hắn suy đi nghĩ lại mãi vẫn không sao tìm được giải đáp, đành đứng lên tìm một chỗ kín đáo nấp, chờ bọn Nhâm Vô Tâm xuất hiện.

oOo

Đây nói về Nhâm Vô Tâm, sau khi đắn đo một lúc, mới quả quyết mở cuốn sách giấy vàng ra xem.

Sáu luồng nhỡn tuyến của ba anh em Diệu Pháp cũng đều chiếu thẳng vào những dòng chữ ngay ngắn mềm mại trêи trang sách nhỏ, quả nhiên đều nói về bí thuật nhϊế͙p͙ tâm. Chỉ đáng tiếc một điều là câu nào quan trọng cũng đều bị máu bôi bẩn cả.

Trêи mỗi trang giấy ít nhất cũng có tới mười mấy chỗ bị bôi bẩn, trông giống như cái bộ mặt cười một cách đanh ác của Nam Cung phu nhân.

Nhâm Vô Tâm uất ức, ném cuốn sách xuống đất, nghiến răng nói:

- Mấy năm tâm huyết, phút chốc thành không. Từ nay trở đi chắc không còn hy vọng khám phá ra những sự bí ẩn của Nam Cung thế gia nữa!

Bọn Diệu Pháp trong bụng cũng đau đớn bàng hoàng, nhưng vì thấy Vô Tâm buồn quá, nên phải cố nén. Diệu Vũ gượng cười nói:

- Trêи đời đã có người tìm được sự bí mật trong thuật “Nhϊế͙p͙ Tâm” của Nam Cung thế gia, thì tất cũng có người thứ hai tìm được. Tướng công đừng vội nản!

Vô Tâm ngửa mặt lên trời, thở dài:

- Ai là người thứ hai? Và hiện giờ người ấy ở đâu?

Diệu Pháp vội nói lảng:

- Thôi, đứng đây mãi cũng vô ích. Ta thử vào trong này xem có thấy gì lạ không?

Nhâm Vô Tâm gật đầu, rồi vượt qua đám tử thi đi lên. Bọn Diệu Pháp cũng vội chạy theo.

Đi một quãng nữa, hai bên vách núi đã mở rộng dần, rồi tới một con đường ngoằn ngoèo ăn thông xuống chân núi.

Dưới chân núi toàn những rào tre nhà lá, dòng nước quanh co, trông rõ ra cảnh tượng thái bình yên ổn, không ai dám ngờ nơi đây vừa xảy ra một cuộc chém giết kinh hồn, máu tuôn thành vũng.

Diệu Pháp thở dài nói:

- Tôi vẫn tưởng đến đây đã là sơn cùng thuỷ tận, không ngờ lại còn một nơi tiên cảnh Đào nguyên thế này! Không hiểu trước kia Nhâm tướng công làm thế nào mà tìm được?

Vô Tâm nói:

- Thôn Tam Tính nguyên là đất tránh loạn của ba họ Tần, Bạch, Điền. Trưởng bối của ba họ nhà ấy ngày xưa cũng đều là danh nhân trong võ lâm, đến lúc về già mới khám phá thế tình về đây sửa sang mảnh đất này làm nơi cư ngụ. Sau ba vị chết đi, con cháu họ đang thời trai tráng không cam tịch mịch, nên chỉ ba năm sau đều bỏ đi hết, chỉ còn để một người lão bộc ở lại trông coi. Giòng dõi ba họ đó sau này có kẻ bị quân thù giết, có kẻ quên cả dĩ vãng, chỉ còn một vị công tử tên gọi Tần Vũ, hãy còn lưu lạc trong giang hồ.

Chàng ngừng một lát rồi lại nói:

- Tần Vũ hồi nhỏ bị cha quản thúc rất nghiêm. Nên khi lạc bước hồng trần, thấy cảnh thế giới phồn hoa, không khỏi mê hồn choáng mắt. Tuy đã tự kiềm chế, mà rút cuộc vẫn xa ngã và vòng tửu sắc, đến nỗi nghèo xác nghèo xơ, một lỗ cắm dùi không có.

Diệu Pháp than rằng:

- Nhưng hạng thiếu niên như thế trêи đời này thiếu gì?

Lúc này ba người đã xuống tới chân núi, Vô Tâm tiếp tục kể:

- Sau hồi hắn bèn nghĩ cách đem bán khu đất này đi. Các vị thử nghĩ một nơi tuyệt cốc thế này, chỉ trừ bọn mấy ông già chán đời, còn ai hoá dại tìm vào đây mà ở? Huống hồ đất đã không có văn tự, chứng khoán, mua bán toàn nói miệng không, vả ai là người chịu tin một kẻ ăn mày lại có cái sản nghiệp lớn đến thế này? Nên mặc dù hắn muốn nói khôn nói khéo thế nào cũng không ai chịu bỏ tiền ra mua.

Diệu Vũ hỏi:

- Thế chắc tướng công mua, phải không?

Vô Tâm gật đầu. Diệu Vũ lại cau mày nói:

- Đệ tử liều lĩnh dám đánh bạo hỏi tướng công một câu.

Vô Tâm nói:

- Đạo huynh cứ hỏi:

Diệu Vũ nói:

- Đất này dùng làm nơi ẩn dật cho các vị cao nhân thì thật là kín đáo hợp cảnh, nhưng nếu dùng làm một căn cứ bí mật để chống đối với nhà Nam Cung thế gia, đệ tử e rằng chưa đủ.

Vô Tâm thoáng hiện một nụ cười buồn bã nói:

- Tại hạ mua xong, liền dùng danh nghĩa một vị thượng nhân đất này, kiếm lấy ba nhà nghèo, cũng là họ Điền, họ Tần, và họ Bạch. Bọn họ nghèo quá, không còn cách gì sinh sống nữa, tại hạ mới mua cho họ đủ các thứ dụng cụ làm ăn, và lương thực để họ ở đây lại bắt họ đào một cái hầm bí mật ở bên dưới những căn nhà kia.

Diệu Vũ cười nói:

- Tướng công lo liệu thật chu đáo, không ai ngờ bên trong tuyệt cốc lại còn có bí huyệt, và càng không ngờ là tướng công lại dùng ba nhà thường dân làm bức bình phong che chở.

Vô Tâm nói:

- Ba nhà ấy toàn là những người thật thà có thể tin được. Không biết bây giờ họ ra sao? Ôi!

Nét mặt chàng chợt lộ vẻ đau đớn, thở dài:

- Hồi mới tới đây, họ sống cũng vất vả lắm. Nhưng hồi này đã ung dung rồi. Tại hạ rất ăn năn vì đã lôi cuốn họ vào những chuyện cừu thù chém giết trong võ lâm. Phen này nếu họ bị chết bởi độc thủ của Nam Cung thế gia thì thật là tại hạ đã hại họ!

Trong khi nói, bốn người đã đi tới dãy nhà bên trong hàng tre trúc, bốn bề vẫn im lìm, không hề nghe có tiếng động. Diệu Vũ vội đổi sang chuyện khác, nói nhỏ:

- Đệ tử và tướng công vào trước, xem động tĩnh như thế nào đã.

Bách Duy nấp trong đám gạch ngói cháy, chờ một lúc quả thấy bọn Vô Tâm đi đến. Hắn ngần ngừ không biết có nên ra mặt, hay nên lẻn về xe. Giữa lúc ấy hắn chợt trông thấy trong đống ngói có một vật gì hơi óng ánh vàng.

Bách Duy vội cúi xuống, lom khom bò gần lại, lấy một đoạn gỗ cháy dở, khều ra xem, thì ra là một cái lư hương bằng đồng, miệng lư úp chụp xuống đất, thân lư tuy đã bị lửa hun đen sì, nhưng vì chất đồng tốt, nên không những không bị chảy ra, mà còn một vài chỗ sắc đồng chưa biến nên bị ánh mặt trời chiếu vào, còn trông thấy óng ánh.

Bách Duy chợt lại động lòng, bèn cầm que củi bới hết tro ra, rồi sờ tay vào xem, thấy chiếc lư tuy vẫn còn hơi nóng, nhưng không đến nỗi bỏng tay. Hắn cầm tay lư nhấc lên, tàn hương bay tản ra bốn phía, trong lòng lư quả nhiên có một cái ống bằng đồng.

Loại ống đồng này hắn đã được trông thấy nhiều lần, nên không cần đoán cũng biết ngay là vật của Nam Cung thế gia thường dùng để bí mật liên lạc với các thuộc hạ.

Bách Duy vừa sợ vừa mừng, trống ngực đập thình thịch. Hắn phải ngồi yên một lúc cho định thần, rồi mới từ từ mở nắp ống ra, quả nhiên trong ống có một mảnh giấy, vẫn là loại giấy dùng để truyền mật lệnh mọi ngày.

Hắn hồi hộp mở giấy ra đọc, trong giấy đại ý nói rằng:“Bọn Nhâm Vô Tâm chắc lúc này đã tới, hoặc sắp tới, phải cẩn thận kẻo lộ tung tích, và cần chú ý theo dõi hành động của từng người trong bọn, nhất là Bách Duy...”

Bách Duy tái mặt, cười nhạt một tiếng, rồi lại tiếp tục đọc:“Ba sư đệ của Bách Duy có đi theo bọn đó không? Hình trạng “Huyền Chân” có gì khác không? Đó là hai điểm cần phải chú ý đặc biệt. Khi xong việc nhớ viết ngay báo cáo cho vào chiếc ống đồng này, đặt trả về chỗ cũ. Nhớ lấy!”

Từ đây trở xuống đều viết bằng bút son, có lẽ là cốt để người đọc đặc biệt chú ý:

“... Đêm rằm tháng này, đi lên phía trước khoảng chừng trăm dặm, có một cái quán gọi là Quán Truyền Thanh. Sang canh ba, ngươi đến dưới gốc hoè ngoài cửa quán sẽ có một người mặc áo xanh quần đỏ cầm đèn lồng vuông, đi qua đi lại ba lượt, chờ khi nào hắn đi thẳng ngươi sẽ đi theo, nhưng không nên hỏi han gì cả.

Đi chừng một hai dặm (không nhất định). Bao giờ thấy gã cầm đèn đốt đèn đi, thì tức là đã tới địa điểm đích xác. Ngươi phải lập tức hạ thủ giết ngay tên ấy đi, không được chần chừ.”

Đọc đến đây, Bách Duy chợt cảm thấy lạnh toát xương sống, trán râm rấp mồ hôi, lão cố nén xúc động, hồi hộp đọc tiếp:

“Xong rồi ngươi dẫm lên đống tàn tro, sẽ đọc mấy câu này: “Người đời khó tìm thuốc bất tử, Thần tiên trong Cốc có phúc lịnh.” Đọc đi dọc lại tới lần thứ bảy, trong bóng tối sẽ có người lên tiếng hỏi ngươi là ai, ngươi nhớ trả lời “Người bất tử”. Người ấy sẽ chỉ bảo cho ngươi các việc cơ mật. Có chỗ nào không hiểu, ngươi phải hỏi lại cho kỹ, rồi ghi tất cả vào một mảnh giấy, không được bỏ sót một chữ, và cần nhất là không được tò mò rình xem mặt người ấy...”

“Sau đó chờ tới canh năm, sẽ có người mặc áo xanh quần đỏ từ phía đông đi lại, tay xách chiếc lồng chim, trong lồng có một con bồ câu. Ngươi hãy giết ngay người ấy đi, rồi đem mảnh giấy ghi lời người bí mật buộc vào chân chim, thả cho nó bay đi. Việc này rất quan trọng, không nên coi thường. Đây là lệnh!”

Bách Duy đọc một hơi hết tờ mật lệnh, mới ngửa cổ lên trời thở ra một hơi dài. Trong bụng bồi hồi, ngổn ngang trăm mối.

Điều làm cho hắn thắc mắc nhất là tại sao chiếc lư hương lại nằm úp chụp dưới đất? Trong khi miếu bị thất hoả, bàn thờ khám thờ đều cháy thành than, chiếc lư đồng tại sao không bị chảy ra mà lại chỉ bị xém đen một vài chỗ? Xem thế đủ hiểu là trước khi miếu thất hoả, chiếc lư đã bị lật xuống đất rồi, lửa chỉ cháy ở trêи cao, nên lư vẫn còn nguyên vẹn.

Nhưng có lý gì trước khi đốt miếu, thủ phạm lại còn cẩn thận đặt chiếc lư xuống đất rồi mới phóng hoả? Vậy thì ai để chiếc lư xuống đấy?

Việc này chỉ có thể suy luận được rằng: Trước khi thất hoả, trong miếu tất đã xảy ra một cuộc ẩu đả dữ dội, bàn thờ khám thờ, đều bị đạp đổ nên chiếc lư mới bị lật úp xuống đất.

Cách suy luận như vậy, nghe chừng có vẻ hợp lý, nhưng trước khi miếu cháy, ai đã đánh nhau ở đây?

Hắn nghĩ mãi vẫn không sao tìm ra manh mối, lại cầm que củi bới đi bới lại trong đám gạch ngói vụn. Hắn lật từng viên gạch bới từng đống tro, không một chỗ nào bỏ sót.

Tới khi hắn nhấc cây xà ngang lớn cháy đen ở góc miếu lên, rồi bới đống ngói vụn bên dưới ra, bất giác giật mình. Thì ra hắn đã trông thấy một cái tử thi bị cháy xém, mình mẩy đen thui nằm vùi ở dưới đống ngói.

Tử thi đã bị cháy hết quần áo, mặt mũi không còn rõ hình thù, nhưng cứ trông cách hắn nằm ngay ngắn, chân tay duỗi thẳng, cũng đủ hiểu là hắn bị chết trước khi miếu thất hoả. Bách Duy lại cúi xuống tìm quanh quẩn một hồi, tình cờ bới ngay được một chiếc thẻ đồng, nằm lẫn trong đám tro tàn.

Chiếc thẻ tuy đã dúm dó không còn nguyên hình, nhưng còn có thể nhận ra là vật của “Ba mươi sáu Địa sát” môn hạ của Nam Cung thế gia. Thì ra gã này là một nhân vật trong bọn Địa Sát, nhưng sao gã lại bị giết? Và ai đã giết gã?

Hắn ngồi thừ ra suy nghĩ lại đem chắp nối những mẩu chuyện xảy ra mấy hôm gần đây, rồi luận rằng:

- Rất có thể Nam Cung thế gia chưa biết người được phái đến đây lấy mật lệnh đã bị giết, nhưng vì cớ cẩn thận, nên lại phái thêm tên này tới đây để giám sát. Còn người giết tên giám sát này chắc chỉ là ông già cụt tay.

Vì theo hắn chỉ có ông già cụt tay mới có bản lĩnh hạ nổi tên Địa sát của Nam Cung thế gia rồi lại bỏ đi một cách bí mật như vậy. Cho tới giờ phút này hắn vẫn yên trí ông già cụt tay là người bảo hộ bí mật của Nhâm Vô Tâm.

Trận đấu diễn ra tất phải mười phần kịch liệt, nên bát hương bàn thờ mới đổ lỏng chỏng như vậy.

Người cụt tay đã biết căn miếu đó là chỗ lui tới hoạt động của bọn môn hạ Nam Cung thế gia, lại cũng nhân muốn thiêu huỷ thi thể gã kia bèn phóng hỏa đốt miếu cho tuyệt tích.

Hắn càng nghĩ càng thấy lập luận của mình là vững chắc, và tính mệnh của hắn cũng nhờ thế mà được an toàn, nếu hắn đến sớm một chút, mà gặp tên Địa sát của nhà Nam Cung thế gia thì giờ này chắc chắn đã đầu lìa khỏi xác.

Nghĩ đến đấy hắn lại rùng mình hú vía, càng đáng mừng hơn nữa là tình cờ hắn lại biết được bao nhiêu chuyện bí mật trong tờ mật lệnh, mà không còn phải lo lộ chuyện.

Bọn Vô Tâm, Diệu Pháp đã vào tới xóm, thấy nhà cửa đều còn nguyên vẹn, đồ đạc bàn ghế nhà nào cũng vẫn tề chỉnh, ngay ngắn không một dấu vết gì tỏ ra là có sự xáo trộn di chuyển.

Chỉ lạ một điều là bốn bề đều yên lặng như tờ không có một tiếng gà kêu chó cắn, không khí chết chóc khủng bố như đang bao trùm khắp cả mọi nơi.

Bọn Vô Tâm lần lượt đi vào từng nhà, có nhà vừa bưng mâm cơm lên mà chưa kịp so đũa, có nhà trêи bàn còn để manh giấy nghiên mực hình như chủ nhân đang viết dở câu đối, lại có nhà còn bày bàn cờ đánh dở, cuộc cờ đã gần tàn, đang thành cái thế dùng pháo đánh xe. Rõ ràng là cuộc biến cố xảy ra bất thình lình, làm cho mọi người trở tay không kịp.

Lúc này cơm canh đã nguội, bút mực đã khô, bàn cờ cũng đã bị phủ bằng một lớp bụi mỏng, mà người ăn cơm, đánh cờ, viết câu đối không biết đã đi đâu?

Vô Tâm đứng sững như pho tượng gỗ, đôi mắt còn long lanh ngấn lệ, bọn Diệu Pháp cũng lặng lẽ cúi đầu.

Một lúc lâu Vô Tâm mới thở dài, uể oải bước vào lớp sân trong, bọn Diệu Vũ cũng đi theo.

Địa thế trong sân tuy nhỏ, nhưng đình đài lầu các cũng có quy mô. Vô Tâm bước thẳng tới phía bờ ao, nước ao xanh biếc mà trong leo lẻo. Chàng cau mày cúi xuống cầm tảng đá nhỏ bên phải bờ ao, lật đi lật lại, tức thì nước ao từ từ chảy ra ngoài.

Diệu Vũ kinh sợ kêu lên:

- À, ra động bí mật lại ở dưới ao à? Nếu vậy thì kín đáo thật! Đệ tử thật không sao ngờ tới!

Vô Tâm cười buồn bã:

- Thế mà nhà Nam Cung thế gia lại biết mới thần tình chứ?

Lúc này nước ao đã cạn hết, Vô Tâm cúi xuống thò tay vào lòng ao nhấc tảng đá vuông lên, tức thì bên trong lộ ra một con đường bí mật.

Đường đi vừa tối vừa lạnh, ẩm thấp vô cùng. Diệu Vũ nói:

- Nếu Nam Cung thế gia đặt mai phục ở đây thì sao?

Vô Tâm cười gượng nói:

- Nếu họ định giết tôi thì chắc họ không phải đợi tới bây giờ.

Diệu Vũ ngạc nhiên, quay lại nhìn hai vị sư huynh, thì cũng vừa hay gặp hai người đang đưa mắt nhìn mình. Ba người hình như cùng chung một ý nghĩ: “Câu ấy cũng có lý, nếu Nam Cung thế gia muốn giết Nhâm tướng công thì thiếu gì dịp, hà tất phải đợi tới hôm nay. Nhưng thế là vì cớ gì?”

Trong lòng họ đều nảy ra một mối nghi ngờ, nhưng không dám nghĩ xa hơn nữa, mà cũng không dám nói ra. Sau khoảnh khắc nhìn nhau, rồi lại cùng cúi gầm đầu xuống.

Lúc này Vô Tâm đã đi vào địa đạo, ba người đều lần lượt nhảy theo.

Bên trong quả nhiên không có mai phục, mà cũng không thấy động tĩnh. Đi được một quãng, đã trông thấy ánh đèn le lói đưa ra.

Thì ra trong địa thất có rất nhiều những ngọn đèn đồng gắn trêи vách đá, lúc này dầu chưa cạn hết, nhưng ánh sáng cũng rất yếu.

Dưới ánh sáng lờ mờ, đã trông rõ bàn ghế đồ đạc trần thiết trong nhà vẫn đều y nguyên bất động. Không thấy thi hài, mà cũng không thấy vết máu. Nhưng trêи bức tường trước mặt lại có một hàng chữ lớn viết bằng máu tươi:

“Nhâm Vô Tâm, ngươi còn mặt nào đối với ai nữa!”

Nét chữ đã nguệch ngoạc, nhất là mấy chữ cuối cùng lại càng ngoằn ngoèo khó đọc, đủ hiểu là nét chữ của người sắp chết. Tuy chỉ có vài chữ sơ sài, mà trong đó bao hàm bao nhiêu niềm oán độc đau khổ.

Vô Tâm đứng trước mấy chữ đó, thân thể cứng đờ như pho tượng gỗ. Nước mắt chàng đầm đìa hai bên gò má, tưởng như trêи đời không còn hoạ sĩ nào có thể miêu tả được hết những nỗi thống khổ của chàng lúc bấy giờ.

Bọn Diệu Pháp thấy trạng thái của chàng, trong bụng cũng bồi hồi thương cảm, tia lửa nghi ngờ vừa nhen nhúm lên đã tắt ngấm.

Ba người đứng lặng hồi lâu, Diệu Pháp chợt đằng hắng một tiếng, sẽ nói:

- Lẽ ra người ấy phải hiểu rằng việc này không phải lỗi của Nhâm tướng công, sao lại đi viết những dòng chữ ấy làm gì cho thêm tội!

Vô Tâm nghẹn ngào nói:

- Điều ấy cũng không nên trách hắn. Nếu tôi là hắn, tôi cũng viết thế.

Diệu Vũ chợt cau mày hỏi:

- Việc này có thực Nhâm tướng công không đáng trách không?

Từ hồi quen biết đến giờ, bất cứ ngôn ngữ hoặc cử chỉ Diệu Vũ đối với Vô Tâm lúc nào cũng tỏ ra hết sức cung kính, lễ phép. Nay thốt nhiên nói mấy câu vừa rồi, rõ ra giọng căn vặn nghi ngờ, nhưng Vô Tâm hình như không để ý, chỉ thủng thỉnh đáp:

- Chuyện bí động trước bị tai nạn, tuy ra ngoài ý liệu của mọi người, nhưng nghĩ cho cùng thì còn có thể giải thích được.

Diệu Vũ hỏi:

- Giải thích thế nào?

Vô Tâm thở dài nói:

- Vì những phần tử trong bí huyệt, có kẻ tốt người xấu, không đều. Trong đó còn có tụi tiểu nhân, lúc đầu tuy vui lòng quy thuận, nhưng sau thấy bên ta yếu thế, lại sinh dị tâm,được điều ấy khó lòng tránh khỏi. Còn ở đây chỉ toàn là những bực cao sĩ có khí tiết thanh cao, quyết không khi nào lại thay lòng đổi dạ, đầu hàng Nam Cung thế gia. Và căn động bí mật này làm ở dưới đáy nước, dẫu có người biến tâm cũng khó lòng che được mắt người ngoài mà ngầm thông tin tức cho Nam Cung thế gia được. Điều ấy thật là khó hiểu!

Diệu Vũ nhấn mạnh:

- Phải, thật là khó hiểu!

Giọng nói mỗi lúc một thêm gay gắt. Vô Tâm vẫn không để ý, chỉ lẩm bẩm:

- Sự việc như thế, nên người ta ngờ tôi cũng không có gì đáng trách. Ôi! Ngay đến chúng ta còn không thể đoán ra là vì cớ gì Nam Cung thế gia lại biết những việc trong căn động bí mật này, huống hồ các vị bằng hữu quanh năm ở dưới đáy hồ làm sao có thể tưởng tượng nổi việc bí mật vì đâu tiết lộ ra ngoài? Vì người biết chỗ bí mật này chỉ có một mình tôi!

Diệu Vũ sắc mặt càng trầm trọng, dằn mạnh từng tiếng:

- Thật chỉ có một mình tướng công biết thôi à?

Vô Tâm thở dài:

- Trừ tại hạ và những người ở trong bí huyệt này.

Diệu Vũ ánh mắt long lanh nói:

- Những người ở trong mấy ngôi nhà tranh trêи kia, tất nhiên cũng phải biết nơi đây có bí huyệt, biết đâu họ không tiết lộ ra ngoài?

Vô Tâm cười gượng:

- Ba nhà ấy, già trẻ lớn bé bất quá cũng chỉ có bảy người, mà bảy người ấy có ba điều có thể làm chứng là không đời nào họ đi theo Nam Cung thế gia!

Diệu Vũ đăm đăm nhìn chàng ra ý hỏi. Vô Tâm lại tiếp:

- Trước khi vào cốc, họ đã bị Nam Cung thế gia tàn hại đủ điều, vậy nên họ thù oán Nam Cung thế gia cũng không kém gì chúng ta. Và bảy người tính nết đều hiền lành thật thà, không bao giờ hỏi đến những việc võ lâm, mà cũng không biết võ nghệ. Họ không biết ta là phe chống đối với nhà Nam Cung thế gia, vậy nên dù họ có muốn báo cáo, họ cũng chẳng biết báo cáo thế nào1

Diệu Vũ lại hỏi:

- Còn lý do thứ ba?

Vô Tâm lẳng lặng giây lâu rồi lại tiếp:

- Trước khi vào cốc, bọn họ đều đã biến thành kẻ tàn tật, hàng ngày đi lại còn khó khăn thay, huống hồ còn làm thế nào mà bò ra khỏi cốc được?

Diệu Vũ rùng mình, cúi gầm đầu xuống, sắc mặt lộ vẻ đau đớn ngượng ngùng. Vì hắn rất hối hận là hắn đã có bắt buộc Vô Tâm phải nói ra một việc mà có lẽ chàng đã chôn xuống tận đáy lòng, không muốn nghĩ tới, mà lại càng không muốn nói ra.

Nhân đó, hắn đem ba điểm do Vô Tâm tường thuật liên tiếp trước sau mà tìm thấy một điểm bí mật.

Vô Tâm ngẩng lên, đăm đăm nhìn hắn, hỏi:

- Ngươi đã hiểu chưa?

Diệu Vũ cúi đầu đáp:

- Tôi hiểu rồi!

Vô Tâm mắt vẫn không dời mặt hắn, hỏi:

- Như thế có phải bảy người ấy tuyệt không ai có khả năng báo cáo việc bí mật phải không?

Diệu Vũ đáp:

- Phải!

Diệu Pháp, Diệu Không đưa mắt nhìn nhau, chẳng hiểu hai người nói với nhau mấy câu ấy là có ngụ ý gì.

Nhưng sau khi nghĩ ngợi một lúc, họ chợt hiểu ra, tự nghĩ: “Nghe giọng lưỡi Nhâm Vô Tâm có lẽ hắn sai người mạo xưng Nam Cung thế gia, tàn hại bọn ba nhà kia, trước khi họ vào cốc, để cho bọn kia thù hận Nam Cung thế gia vĩnh viễn không bao giờ quên được chăng?”

Họ thật không ngờ một người trung hậu thành thật như Nhâm Vô Tâm, mà lại có thể có những thủ đoạn tàn khốc vô tình như thế được?

Nhưng suy đi nghĩ lại, họ lại thấy rằng từ xưa đến nay, những người muốn lập đại công đại nghiệp, nếu muốn đạt mục đích, nhiều khi bất đắc dĩ phải dùng tới những thủ đoạn tàn nhẫn, không thể tránh được. Vả lại Vô Tâm tuy làm cho bọn dân nghèo kia trở nên tàn tật, nhưng chàng đã phải đền bù bằng cách đảm bảo cho họ một cuộc đời no ấm yên vui, như vậy tưởng cũng đủ chuộc được một phần tội lội.

Diệu Vũ trầm ngâm một lát, rồi lại hỏi:

- Tướng công có chắc những sự bí mật ở đây trừ tướng công và mấy người trong này ra, thì không còn ai biết nữa chăng?

Nhâm Vô Tâm do dự một lát, rồi ngập ngừng nói:

- Trong Tử Cốc còn có hai người nữa, biết rõ việc này.

Diệu Vũ vội hỏi:

- Hai người ấy là ai?

Vô Tâm lạnh lùng đáp:

- Đó là hai vị ân sư của tại hạ.

Diệu Vũ ngẩn người, chưa kịp nói, Vô Tâm lại tiếp:

- Người bắt tại hạ phải quyết tâm tranh đấu với Nam Cung thế gia đến kỳ cùng, chính là hai vị lão nhân gia đó, giúp tại hạ tiền bạc, chiêu tập trợ thủ, khiến tại hạ có đủ lực lượng tranh đấu với Nam Cung thế gia cũng là hai vị lão nhân đó. Vậy thì không khi nào hai vị đó lại giúp Nam Cung thế gia chống lại chúng ta.

Chàng thở dài một tiếng rồi lại tiếp:

- Tôi nghĩ nát óc, cũng không sao biết được ai là người đã đem việc bí mật ở đây tiết lộ ra ngoài? Bây giờ thực quả tôi cũng không tin được tôi thì làm sao còn dám trách người khác không tin mình nữa?

Mấy câu sau cùng, chàng nói bằng một giọng cực kỳ đau đớn, thật là anh hùng mạt lộ, ngày hết đường cùng dẫu có tài năng cũng đành thúc thủ.

Đây nói về Bách Duy giấu tờ mật lệnh vào áo xong xuôi, lại xé một mảnh áօ ɭót mình, lấy cái que cháy dở, viết lên mảnh áo mấy dòng như sau:

“... Nhâm Vô Tâm đã vào Hồi Thanh Cốc, đi theo có bốn đệ tử phái Vũ Đương, Huyền Chân, Bách Duy, ngoài ra lại còn có hai người mặc áo vải thường, hình như đều đã bị thương, trông xa giống như Bách Hộ, Bách Vệ trong La Hán Đường chùa Thiếu Lâm, nhưng không dám chắc lắm...”

Viết đến đấy, hắn rung đùi mỉm cười, cắn bút nghĩ ngợi một lúc, rồi lại viết tiếp:

“... Bách Duy vết thương hình như nặng lắm, không những cánh tay đã thành tàn tật, đi đứng cực kỳ vất vả, người ấy dẫu có ý muốn phản ta, cũng không đáng ngại.”

“Huyền Chân thì hình như đã bị Vô Tâm điểm huyệt, nhưng lại hình như cố làm ra thế, lúc nào cũng thấy hắn nằm bẹp ở trong xe không thò mặt ra ngoài, còn Vô Tâm lúc thì tỏ ra phấn khởi, lúc lại tỏ ra ủ rũ, chẳng ai hiểu hắn thực tình hay giả cách, duy có mấy vị đạo nhân trẻ thì người nào cũng hoạt bát lanh lẹ, sức lực dồi dào, trông có vẻ toàn là những tay lợi hại cả.”

Hắn viết xong lại đọc đi đọc lại mấy lượt xem còn sơ sót điều gì chăng? Rồi mới lấy chiếc bài đồng ra bôi than lên rồi đặt vào góc mảnh áo, ráng sức ấn thật mạnh, làm thành cái dấu, rồi cuộn tròn nhét vào ống đồng, nhồi trả vào lư hương để nguyên như cũ.

Khi hắn quay ra thì thấy bọn Vô Tâm đã ra khỏi hàng rào tre, hắn hốt hoảng vội bò rạp xuống lẻn thật nhanh về xe, hơi thở hồng hộc.

Một lúc lâu hắn vừa định thần thì bọn Vô Tâm cũng vừa ra tới. Mọi người lại lên xe đi. Bách Duy thấy sắc mặt Vô Tâm và bọn Diệu Pháp đều tỏ vẻ trầm trọng ưu tư, nên cũng không dám hỏi.

Đi được một quãng, Diệu Không đang đánh xe ngựa chợt quay lại hỏi:

- Tướng công định đi đâu bây giờ?

Vô Tâm mỉm cười buồn bã:

- Ở đây chỉ có một con đường, chúng ta đã không thể lùi lại phía sau, thì tất chỉ còn cách tiến lên phía trước, đằng nào cũng không thể lựa chọn được nữa, hà tất phải hỏi.

Diệu Không đưa mắt cho Diệu Vũ, Diệu Pháp lắc đầu thở dài, rồi ra roi cho ngựa chạy thẳng.

Đi mãi tới lúc trời tối, mọi người liền tìm vào quán trọ nghỉ ngơi. Vô Tâm thốt nhiên cười nói:

- Các vị làm gì mà mặt người nào cũng như đi đưa đám cả thế này?

Diệu Pháp cũng gượng cười nói:

- Có sao đâu! Đi cả ngày bôn ba nhọc mệt, nên không ai muốn nói chuyện đó thôi!

Vô Tâm lắc đầu:

- Theo ý tôi quyết không phải là vì cớ ấy.

Diệu Pháp cúi đầu nói:

- Việc đã thế này, đệ tử cũng không dám dối mình dối người. Thực ra đệ tử chỉ nghĩ rằng: Hiện thời chúng ta đã hết chỗ nương thân, và cũng không ai chịu giúp chúng ta nữa, chi bằng ta liều mạng xấn vào Nam Cung thế gia quyết chiến một trận, dù có chết, cũng được lưu danh thiên cổ. Và cái chết của chúng ta biết đâu lại không lôi cuốn được hùng tâm của các bạn giang hồ đồng đạo?

Nói tới đấy, lại thở dài một tiếng, cúi đầu không nói tiếp nữa. Diệu Không, Diệu Vũ tuy không nói ra, nhưng xem thái độ thì hình như cũng tán thành ý kiến của Diệu Pháp.

Vô Tâm lẳng lặng giây lâu rồi thủng thỉnh nói:

- Đạo huynh nói dẫu phải, nhưng ta đã nằm gai nếm mật cho tới bây giờ, sao bỗng dưng lại nhắm mắt làm liều, để mất bao nhiêu công lao khó nhọc từ trước?

Diệu Pháp nói:

- Nhưng...

Vô Tâm tinh thần chợt trở nên phấn chấn, ngắt lời nói:

- Vả Nam Cung thế gia dù có phá huỷ hai sào huyệt bí mật của ta, nhưng vẫn còn một chỗ, họ không thể nào phá hết.

Bọn Diệu Pháp cùng buột miệng hỏi lên một lúc:

- Ở đâu cơ?

Vô Tâm mỉm cười đáp:

- Ở trong khu vực tỉnh Hà Nam.

Diệu Vũ trầm ngâm một lúc rồi nói:

- Khu vực Hà Nam là căn bản sở tại của Nam Cung thế gia. Lũ môn hạ tay sai của họ rải rác khắp nơi, chúng ta đến đó, có khác gì chui đầu vào hang hổ? Hai nơi kia hắn còn phá được, huống hồ là một nơi ở ngay sát vách họ, họ sợ gì mà không dám phá?

Vô Tâm lại mỉm cười nói:

- Địa phương này không những ở địa hạt Hà Nam, mà còn ở ngay bên cạnh Nam Dương là khu vực của Nam Cung thế gia nữa kia.

Thấy mọi người đều ngơ ngác tỏ vẻ không hiểu, Vô Tâm lại nói:

- Các người có biết trong võ lâm có hai vị thần y, một là Cù Thức Biểu và một là Thi Thuý Phong không?

Diệu Pháp cau mày nói:

- Bọn đệ tử cũng có nghe tiếng đã lâu, nhưng võ công của hai vị ấy làm sao đương nổi Nam Cung thế gia?

Vô Tâm cười nói:

- Các đạo huynh hà tất phải lo, tôi đã nói hai vị tiền bối ấy tuy ở trong hang hổ, mà thế còn vững hơn núi Thái Sơn.

Nói xong chàng liền đem câu chuyện bọn Cù Thức Biểu luyện thuốc trong bí động, bị nhà Nam Cung thế gia phái người đến phá, rồi mình phải dàn nghi trận để đánh lừa bọn đó ra sao. Sau hết chàng còn đem cả chuyện Điền Tú Linh cải trang theo mình lên Tử Cốc thuật lại từ đầu chí cuối cho mọi người nghe.

Mấy người nghe xong đều tỏ vẻ kính phục. Diệu Pháp nói:

- Điền cô nương thật là bực nữ trung nhân kiệt, tiếc rằng bọn đệ tử không được gặp mặt.

Nhắc đến Tú Linh, Vô Tâm lại cảm thấy một mối bâng khuâng buồn bã, bất giác chàng cúi mặt, lẳng lặng ngồi yên.

Diệu Vũ nói:

- Không biết Điền cô nương hiện nay ở đâu? Nếu tìm thấy nàng, ta lại được thêm một tay giúp việc đắc lực.

Vô Tâm cười một cách buồn bã:

- Tôi cũng không rõ, chỉ cầu trời cho nàng được khoẻ mạnh bình yên, nếu không thì tôi cũng không tránh được sự trách phạt của lương tâm.

Bọn Diệu Pháp đưa mắt nhìn nhau, họ cùng đoán ngầm là giữa Vô Tâm với Tú Linh tất đã có một đoạn lịch sử chua cay, nhưng không ai dám hỏi.

Trong bọn chỉ có Bách Duy là hiểu rõ hiện nay Điền Tú Linh ở đâu, nhưng hắn không nói. Vả trong bụng hắn lại càng băn khoăn ngờ vực, không hiểu tại sao Vô Tâm đối với Tú Linh như vậy, mà nàng lại tỏ ra thù oán chàng đến thâm nhập cốt tuỷ, là vì cớ gì?

Lúc này mọi người đều mải theo đuổi một ý nghĩ riêng, nên không ai buồn nói chuyện. Một lúc lâu, Diệu Pháp chợt lên tiếng:

- Không ngờ Thi lão tiền bối lại có thuật dịch dung tài tình như vậy? Trong giang hồ hiện thời không thiếu gì người biết dịch dung, nhưng chắc không ai bằng ông ta?

Vô Tâm nói:

- Nghe đồn trong nhà Nam Cung thế gia cũng có mấy tay chuyên môn dịch dung tài lắm...

Vừa nói tới đấy, chàng chợt giật mình tái mặt, hình như vừa nghĩ tới một chuyện gì ghê gớm. Diệu Vũ vội hỏi:

- Tướng công nghĩ gì thế?

Vô Tâm đưa mắt nhìn “Huyền Chân”, cau mày đáp:

- Huyền Chân đạo trưởng đã dịch dung thành một văn sĩ, mặt mũi xanh bủng như người ốm, tại sao bây giờ lại ăn mặc thế kia? Hay là... hay là...

Diệu Vũ cũng chột dạ, vội hỏi:

- Hay là vị “Huyền Chân đạo trưởng” này chính là người của Nam Cung thế gia dịch dung, cho đi theo mình làm gian tế chăng?

Diệu Pháp, Diệu Không đều giật mình kinh sợ. Diệu Vũ lại nói:

- Hèn nào mà hắn giả vờ điên cuồng, cốt làm cho không ai dám đến gần, thì ra hắn sợ người ta nghe giọng nói mà biết là hắn giả mạo chăng?

Vô Tâm ngửa mặt lên trời cười một cách đau khổ.

- Chết cười ơi là chết cười! Một việc dễ hiểu đến thế mà mãi bây giờ mình mới biết...

Chàng đứng phắt dậy, bước rảo tới bên giường “Huyền Chân”. Bách Duy lúc này đã sợ đến cực điểm, vội quay mặt đi, không dám nhìn nữa.

Nhâm Vô Tâm đã từng dịch dung, nên đã hơi biết cách phá. Lúc này chàng đã tụ chân lực vào lòng bàn tay, khiến cho bàn tay nóng như hòn than rồi áp vào má “Huyền Chân”. Làm như vậy nếu mặt người gắn bằng sáp, thì sẽ bị chảy ra ngay lập tức.

Nhưng bàn tay chàng đã xoa đi xoa lại trêи mặt “Huyền Chân” mấy lần, mà trông làn da của hắn vẫn không có gì đổi khác.

Bách Duy không sao dằn nổi tò mò, cũng liếc mắt trông trộm, thấy tình hình như vậy, không khỏi sửng sốt bàng hoàng. Diệu Pháp vội hỏi:

- Tướng công, sao lại thế? Hay chính là “Huyền Chân” đạo trưởng thật?

Vô Tâm cũng ngẩn người ra, rụt tay lại thủng thỉnh nói:

- Đúng rồi, không phải Huyền Chân giả!

Bách Duy vừa sợ vừa mừng, xúc động quá đến nỗi ngã ngồi xuống ghế. Hắn tuy mừng thoát nạn, nhưng cũng không khỏi ngạc nhiên vì sự tình biến đổi quá đột ngột. Hắn tự nhủ: “Đúng rồi! Huyền Chân này là Huyền Chân thật... nhưng sao lại thực? Rõ ràng hắn đã giả điên, rõ ràng hắn là gian tế của Nam Cung thế gia, nhưng sao bây giờ hắn lại là Huyền Chân thực? Thế là cái gì?”

Bọn Vô Tâm thì chỉ cho là mình đoán lầm, nên cũng không lấy gì làm ngạc nhiên lắm. Phút chốc phòng trọ lại yên lặng như tờ, không một ai lên tiếng. Một lát chợt nghe tiếng Diệu Pháp nói:

- Tướng công có thể giải huyệt đạo cho chưởng môn đệ tử một lát được không?

Bách Duy nghe tới đấy, chợt lại giật bắn người như bị sét đánh, vội lắng tai nghe. Chỉ thấy Vô Tâm đáp:

- Huyền Chân đạo trưởng thần trí đang bị hôn mê, giải huyệt lúc này chỉ e sinh biến.

Diệu Pháp nói:

- Tướng công đừng ngại, chưởng môn đệ tử tỉnh dậy, nếu có điều gì đệ tử xin chịu trách nhiệm. Bọn đệ tử thực không nỡ trông thấy người cứ suốt ngày nằm trêи giường, sống chẳng ra sống, chết chẳng ra chết, nói không được, cựa không xong thế kia!

Vô Tâm thở dài nói:

- Thủ pháp điểm huyệt của tại hạ tuyệt không hại gì cho người bị điểm, nhưng đạo huynh đã nói thế, tại hạ cũng xin chiều lòng.

Diệu Pháp cả mừng nói:

- Đa tạ tướng công!

Bách Duy sợ quá run bắn người lên đến nỗi chén nước trà cầm ở trêи tay rơi xuống đất vỡ tan ra mà cũng không biết.

Vô Tâm cau mày hỏi:

- Đại sư làm sao thế?

Bách Duy ấp úng:

- Không... không sao cả.

Vô Tâm đã nâng Huyền Chân dậy, từ từ giơ tay lên. Bách Duy vội tiến lên một bước, chỉ đợi Vô Tâm hạ tay xuống là hắn sẽ dốc toàn lực đánh một chưởng giết chết Huyền Chân để diệt khẩu.

Vì hắn nghĩ nếu để Huyền Chân tỉnh dậy nói rõ gian mưu của hắn ra thì hắn cũng chết, thà rằng trừ ngay đi, hoạ chăng còn có hy vọng thoát được, cũng chưa biết chừng.

Không ngờ giữa lúc ấy, Vô Tâm chợt quay lại nói:

- Phiền đại sư trông hộ ngoài cửa một chút, vì lỡ Huyền Chân đạo trưởng tỉnh dậy, nổi cơn điên chạy ra cửa làm phiền người khác, thì đã có đại sư ngăn hộ.

Bách Duy ngần ngừ một lát, lại chợt nghĩ: “Ta định giết Huyền Chân chưa chắc đã giết được, chi bằng nhân dịp canh cửa, chờ Huyền Chân tỉnh dậy rồi sẽ chuồn đi, chừng ấy Vô Tâm dẫu có muốn đuổi theo cũng khó!” Nghĩ vậy liền vội đáp:

- Được. Được để tôi ra!

Ra tới cửa, hắn chỉ đứng chân trong chân ngoài, thỉnh thoảng lại ngó lại, chờ xem động tĩnh.

Vô Tâm lập tức giơ tay đập thật nhanh vào mấy huyệt “Trung cực đại huyệt” bên dưới đan điền, “Thiên tăng đại huyệt” bên dưới yết hầu, và “Thiên tĩnh đại huyệt” ở hai bên đầu vai.

Vừa giải huyệt xong, Huyền Chân lập tức vươn vai, thở ra một hơi dài, nhưng cặp mắt vẫn ngây ngô như người mất hồn.

Vô Tâm và bọn Diệu Pháp cùng xúm lại bên giường, đề phòng Huyền Chân nổi cơn điên bất thình lình, thì sẽ kịp thời đối phó.

Huyền Chân ngơ ngác một hồi, rồi thốt nhiên cất tiếng cười sằng sặc.

Ông ta cười mãi, cười mãi, cười đến chảy cả nước mắt nước mũi, cười đến ôm bụng lăn lộn ra giường, hình như có chuyện gì tức cười quá đáng, không sao chịu nổi. Bọn Vô Tâm đều đã đoán trước nên không ai lấy làm lạ, chỉ có Bách Duy là kinh hoảng hết sức, vì hắn đã biết rõ Huyền Chân không điên, vậy thì tại sao hắn lại có cái trạng thái kỳ lạ như vậy? Hay là hắn giả vờ? Mà giả vờ như thế để làm gì? Vô Tâm nắm lấy cổ tay Huyền Chân bắt mạch, chợt cau mày lẩm bẩm: “Ơ hay! Sao lại lạ thế này?”

Bách Duy buột miệng hỏi:

- Lạ gì? Cái gì mà lạ?

Vô Tâm quay lại nói:

- Đại sư lại đây mà xem.

Bách Duy do dự một lát, rồi cũng thủng thỉnh bước tới bên giường.Vô Tâm nói:

- Đại sư thử coi xem Huyền Chân đạo trưởng bây giờ với Huyền Chân hôm nọ có chỗ nào khác nhau không?

Bách Duy chột dạ, cúi xuống làm bộ xem xét một lúc, rồi gượng cười nói:

- Bần tăng không thấy gì khác cả.

Vô Tâm nói:

- Trông bề ngoài thì không có gì khác thật, chẳng trách đại sư không nhận ra cũng phải. Có điều là bệnh điên cũng giảm đi chút ít.

Bách Duy không hiểu Vô Tâm nói thế là có ý gì, chỉ đành gật đầu đáp cho xuôi:

- Có thể!

Diệu Vũ chợt hỏi:

- Tướng công nhận thấy khác nhau ở chỗ nào?

Vô Tâm do dự một lúc rồi nói:

- Hồi đó tôi coi bệnh Huyền Chân đạo trưởng, thấy bát mạch rối loạn, mạch tượng rất kỳ dị, bình sinh chưa thấy mạch ai lạ thế bao giờ. Tôi tuy đã kiệt tâm tận lực, mà rút cuộc cũng đành chịu, không tìm ra căn bệnh. Nhưng hôm nay mạch của đạo trưởng tự nhiên lại trở nên đình trệ không thông, y như người có điều gì uất ức lâu ngày tích lại thành điên, so với mạch tháng trước, tuyệt không giống nhau tí nào, không hiểu tại sao lại biến đổi nhanh đến thế?

Bách Duy nghe nói trong bụng mừng thầm, vội nói:

- Thế thì càng hay chớ sao? Huyền Chân đạo huynh mạch lý đã điều hoà, chỉ cần tĩnh dưỡng ít lâu, sức khoẻ và tinh thần sẽ dần dần khôi phục, thiết tưởng cũng là một điều đáng mừng.

Vô Tâm lắc đầu nói:

- Mạch lý tuy đều, nhưng trong bụng tích uất đến nỗi hoá điên, thì căn bệnh cũng khó chữa lắm. Chỉ trừ mấy vị thần y trong bí động vẫn còn được an toàn, cùng gia công cứu chữa thì hoạ may.

Nghe giọng nói của chàng, đủ hiểu là chàng đối với sự an nguy của bọn danh y Cù Thức Biểu cũng không dám tin tưởng cho lắm. Bọn Diệu Vũ đều cúi đầu im lặng, thậm chí có người còn đưa tay áo lên gạt nước mắt.

Riêng có Bách Duy trong bụng lại khấp khởi mừng thầm. Hắn biết chỗ ở của bọn Cù Thức Biểu đã do Nhâm Vô Tâm và Điền Tú Linh thiết kế bảo toàn. Nay Tú Linh đã ra mặt chống đối với Vô Tâm, thì chỗ bí mật ấy còn che mắt nàng sao nổi?

Mà bọn Cù Thức Biểu đã bị hại, thì Huyền Chân đạo trưởng sẽ bị điên rồ vĩnh viễn, những sự bí mật của hắn từ nay cũng không còn lo bị ai phát giác ra nữa, há chẳng phải là một điều đáng mừng hay sao?

Bách Duy tuy đắc ý, nhưng ngoài mặt vẫn cố làm bộ thở ngắn than dài, ra điều đau khổ.

Sáng hôm sau, Bách Duy ngủ dậy, chợt cảm thấy tinh thần phấn chấn, bèn thừa lúc mọi người đang bận rộng thu xếp hành lý, lão thủng thỉnh bước ra sân chơi.

Thốt nhiên hắn trông thấy ba gã đại hán mặc võ phục đen, lưng đeo trường kiếm, hấp tấp từ trong mái tây đi ra, dáng điệu cực kỳ nhanh nhẹn. Bách Duy không thích giáp mặt các nhân vật võ lâm bèn nấp vào sau một cây cột lớn.

Trong bọn có một gã da hơi vàng, lông mày dài gần tới tóc mai, đôi mắt sáng quắc, chân chưa bước xuống thềm miệng đã bô bô:

- Chủ quán đâu? Sắp ngựa cho ta, mau lên!

Một tên tửu bảo vội vàng chạy ra, khom lưng hỏi:

- Ba vị đại gia đi ngay bây giờ à?

Gã đại hán quắc mắt quát to:

- Ta bảo ngươi sắp ngựa từ bao giờ, sao bây giờ còn phải hỏi?

Tửu bảo luôn miệng “dạ dạ”, vừa toan quay đi, gã kia chợt gọi giật lại: “Lại đây!”

Tửu bảo run sợ quay lại hỏi:

- Đại... đại gia truyền gì ạ?

Gã mặt vàng hạ giọng hỏi:

- Ngươi có biết Truyền Thanh Quán ở đâu không?

Tửu bảo vội cười nịnh đáp:

- Cứ theo đường cái lớn đi thẳng, tức là Trạm Truyền Thanh. Từ đây tới đấy còn phải đi mất khoảng chừng nửa ngày đường nữa.

Gã mặt vàng lại vẫy tay nói:

- Thôi đi mau lên!

Tửu bảo vội vã quay đi. Bách Duy nghe ba chữ “Trạm Truyền Thanh” chợt động lòng nghĩ thầm: “Trạm Truyền Thanh” nào? Hay là địa điểm nhà Nam Cung thế gia phái người tiếp mật lệnh tới đó? Nhưng các nhân vật võ lâm kép nhau tới Trạm làm gì?”

Ba gã đại hán xách hành lý bước xống sân, một gã mày rậm mắt tròn vừa đi vừa cười nói:

- Đại kha bữa nay coi có vẻ nóng ruột dữ. Có lẽ muốn lấy người con gái ấy làm vợ thật chăng?

Gã đại hán mặt vàng thản nhiên đáp:

- Cố nhiên!

Một người vừa cao vừa gầy lắc đầu nói:

- Có bé họ Liên dù đẹp như tiên, cũng chẳng qua chỉ là một con nha hoàn của nhà Nam Cung thế gia, địa vị xứng với đại kha sao được?

Bách Duy đã quay về phòng, nghe thấy câu ấy lại vội đứng lại, lắng tai nghe. Lại thấy gã áo vàng cười nhạt nói:

- Có phải ta thấy con bé ấy đẹp mà muốn lấy làm vợ đâu?

Gã mắt tròn cười nói:

- Đại kha còn có dụng ý gì nữa, sao không nói toạc ngay ra cho anh em cùng nghe, việc gì phải úp mở?

Gã mặt vàng đưa mắt nhìn quanh, không thấy ai, liền sẽ nói:

- Ta chỉ định tìm lối tiến thân, kết mối thân tình với nhà Nam Cung thế gia mà thôi, còn chuyện vợ con không quan hệ.

Gã cao gầy cau mày nói:

- Ba anh em mình đang ở ngoài vòng cương toả, tự do tự tại bao nhiêu. Sao bỗng dưng đại kha lại muốn kết thân với nhà Nam Cung thế gia, để mua lấy sự phiền não?

Gã mặt vàng nói:

- Nhị đệ nghĩ thế là lầm, nhà Nam Cung thế gia ngày nay danh tiếng hiển hách, có kém gì một vị đế vương trong võ lâm. Anh em mình muốn làm nên nghiệp lớn, mà không đầu thân vào nhà Nam Cung thế gia thì còn đầu vào đâu? Vả Nam Cung thế gia bề ngoài tuy nói là kén rể cho cô ả họ Liên, bên trong biết đâu không nhân cơ hội mà chiêu mộ anh hùng thiên hạ, kén một nhân vật xuất sắc để cùng họ sát cánh tranh bá đồ vương!

Nói tới đó, ba người đã ra tới cửa ngoài. Bách Duy kinh ngạc nghĩ thầm: “Thế là nghĩa gì? Nhà Nam Cung thế gia lại sắp giở trò gì đây?” Hắn nảy tính tò mò muốn theo ra cửa xem nhưng đã nghe tiếng chân ngựa lộp cộp đi xa rồi.

Bách Duy vừa toan quay về phòng, đã thấy tửu bảo bước tới bên, cười hỏi:

- Đại gia cũng sắp đi bây giờ sao?

Lúc này Bách Duy đã cải trang làm người thường, nên tên tửu bảo không biết là sư. Bách Duy gật đầu nói:

- Chúng ta cũng đi bây giờ, nhưng không vội lắm. Ta muốn hỏi thăm ngươi một việc.

Tửu bảo nói:

- Lão gia cứ hỏi.

Bách Duy nói:

- Những vị giang hồ hảo hán vừa rồi đi đâu mà có vẻ hấp tấp thế?

Tửu bảo cười nói:

- Lão gia chắc hẳn đã biết trong võ lâm có một nhà danh giá vào bực nhất, gọi là Nam Cung thế gia chứ?

Bách Duy gật đầu:

- Có, ta có biết! Thế sao cơ?

Tửu bảo gãi tai nói:

- Nhà Nam Cung thế gia tuy năm đời đều là quả phụ, nhưng người nào cũng rất giỏi võ nghệ. Nghe đâu vị lão thái thái nhà ấy chính là một nhân vật thần tiên, có thể giơ tay tung ra một đạo kiếm quang, lấy đầu người như bỡn.

Bách Duy ngẫm nghĩ cười thầm, nói:

- Ừ, ta cũng nghe người ta đồn như vậy.

Tửu bảo nói:

- Có đúng thế không? Người ta còn nói không những mấy vị quả phụ võ nghệ cao cường, đến bọn nha hoàn cũng đều đẹp như Hằng Nga tiên tử, tài mạo song toàn cả.

Bách Duy sốt ruột hỏi gắt:

- Ta hỏi ngươi cần gì sao ngươi không trả lời, mà cứ nói dài dòng mãi?

Tửu bảo nhăn nhở cười:

- Chuyện gì cũng phải có đầu có đuôi mới được chứ? Số là...

Gã ho “họ..oc... họ... ọc” rồi tiếp:

- Mấy bữa nay Thái phu nhân nhà Nam Cung thế gia tự nhiên lại động lòng từ bi, muốn kén chồng cho mấy chị nha hoàn...

Bách Duy cau mày hỏi:

- Kén chồng cho nha hoàn, thì việc gì mà kinh động đến cả các vị hảo hán giang hồ như vậy.

Tửu bảo cười hì hì:

- Nguyên do thế này: Thái phu nhân cho người truyền tin đi các nơi là bất cứ quan, quân, dân đẳng ai cũng có thể ứng tuyển được hết. Người nào tốt số được ả nha đầu của bà ta vừa mắt, thì không những đã được vợ đẹp, lại còn được một số hồi môn kếch xù nữa. Lão gia thử tưởng tượng một món bở như vậy, ai mà không ham?

Bách Duy gật gù:

- À, ra vì thế mà bọn hảo hán giang hồ mới tấp nập đổ xô cả về Trạm Truyền Thanh để ứng tuyển phải không?

Tửu bảo lắc đầu:

- Nào phải chỉ có một Trạm Truyền Thanh? Số nha đầu của Nam Cung thế gia gả chồng lần này có tới gần mười cô nên họ chia ra làm mười địa điểm kén rể. Nhưng nghe đâu có nha hoàn họ Liên ở Trạm Truyền Thanh này, võ công đã cao, người cũng tuyệt đẹp, nhất là đôi con mắt to, mỗi khi cô ta liếc thì “Ôi chao chao... núi cũng phải đổ, thành cũng phải nghiêng”. Vì thế mà hai hôm này các bằng hữu võ lâm kéo về Trạm Truyền Thanh còn đông hơn nước chảy!

Bách Duy trầm ngâm một lát rồi nói:

- Từ đây tới Trạm Truyền Thanh phải đi lối nào?

Tửu bảo nói:

- Cứ thẳng đường cái mà đi, sẽ tới trạm, trước cửa trạm có cây hoè vừa to vừa cao, dễ nhận lắm!

Bách Duy lại chợt nhớ tới lời dặn trong tờ mật lệnh, bèn gật đầu lẩm bẩm:

- Đúng rồi, chính là cây hoè ấy!

Tửu bảo đưa mắt nhìn Bách Duy một lượt, rồi cười nói:

- Có lẽ lão gia cũng cao hứng muốn thử thời vận chăng? Kể thì cũng hay! Nhưng nghe đâu điều kiện kén rể của họ cũng hắc búa lắm thì phải, tuy họ không hạn chết tuổi tác, giàu nghèo, nhưng lại cần người văn võ kiêm toàn, và ít nhất cũng có đôi chút tiếng tăm trong giang hồ mới hợp cách!

Bách Duy cười nói:

- Ta ngần này tuổi đầu rồi, còn mơ tưởng gì những chuyện ấy? Ta muốn đến Trạm Truyền Thanh chẳng qua cũng chỉ cốt xem cho biết, ngoài ra chẳng có ý gì cả.

Thốt nhiên nghe phía sau có một giọng lạnh lùng cất lên:

- Cuộc vui ấy thiết tưởng chúng ta không nên xem thì hơn!

Bách Duy giật mình quay lại, thì ra Vô Tâm đã đứng phía sau mình từ lúc nào.

Tửu bảo thấy vẻ mặt và giọng nói của Vô Tâm, biết chàng có ý khó chịu, bèn vội len lén chuồn thẳng.

Bách Duy cười ngượng nghịu:

- Tướng công đã nghe rõ chuyện rồi chứ? Không biết Nam Cung thế gia định giở cái trò “thi võ kén rể” này, là có dụng ý gì vậy?

Vô Tâm cau mày đáp:

- Việc này tuy chỉ là việc tầm thường, nhưng đã do nhà Nam Cung thế gia nêu lên, thì tất phải có thêm ý.

Bách Duy nói:

- Vì thế bần tăng mới muốn tới Trạm Truyền Thanh để xem xét xem sao.

Vô Tâm lắc đầu một cách quả quyết:

- Không, chúng ta tuyệt đối không nên đến đó!

Bách Duy ngạc nhiên hỏi:

- Tại sao?

Vô Tâm nói:

- Bỗng dưng họ bày ra câu chuyện kén chồng cho tỳ nữ, làm náo động giang hồ, ý nghĩa tất nhiên không phải chỉ giản dị có thế? Trong khi ta chưa khám phá ra được âm mưu của chúng ở chỗ nào, tuyệt đối không nên mạo hiểm. Vả lại chúng ta có đến xem, chẳng qua cũng chỉ trông thấy những gì họ trưng bày bề ngoài chớ làm sao có thể dò xét được những cái ẩn bí bên trong của họ?

Bách Duy muốn đến Trạm Truyền Thanh mục đích cốt làm theo lời dặn trong tờ mật lệnh, tìm hiểu những chuyện bí mật của Nam Cung thế gia, chớ hắn có thiết gì xem thí võ. Nay thấy Vô Tâm cứ nhất quyết gạt đi, hắn lấy làm bực mình lắm, nhưng vẫn cố nài:

- Trạm Truyền Thanh mấy hôm nay hào kiệt bốn phương tụ họp đông như kiến cỏ, mình đi lẩn vào đám đó, làm sao họ biết được? Vả lại dù chưa dò được những bí ẩn bên trong, thì ít nhất cũng được xem những cái phô bày bên ngoài, may ra có thể nhận đó mà xét đoán được thâm ý của họ.

Vô Tâm lắc đầu nói:

- Không được! Người thi rất đông, nhưng chẳng ai qua mắt được bọn Nam Cung thế gia. Không những vậy họ còn ghi tên tuổi từng người vào danh sách của họ. Mình muốn dò xét, đâu phải chuyện dễ!

Bách Duy ấp úng hỏi:

- Nhưng nếu... nếu tướng công với bần đạo không... không...

Nhâm Vô Tâm nghiêm trọng nét mặt mà rằng:

- Ý tại hạ đã quyết! Sau khi nghĩ kỹ, chắc đại sư cũng cho lời ta nói là phải...

Dứt lời chàng quay mình đi luôn. Ngó theo bóng chàng đi vào trong cửa rồi, Bách Duy vừa tức vừa sốt ruột. Việc bí mật thông tin tức với người của Nam Cung thế gia ở Trạm Truyền Thanh rất là hệ trọng. Nếu như đêm tối mai tức là kỳ trăng tròn mà không tới kịp Trạm Truyền Thanh thì cơ hội tốt qua mất, không đời nào lại có được nữa. Bách Duy đứng ngây người ra nghĩ ngợi một hồi lâu. Chợt phía trước mặt, một cánh cửa sổ hé mở, Diệu Pháp thò đầu ra. Đôi mắt hắn ngầu đỏ nhìn thấy Bách Duy, hắn cười gượng mà rằng:

- Đại sư đã dậy! Khoẻ mạnh chứ!

Bách Duy cười, hất cằm chào lại:

- Khoẻ mạnh!

Chợt nhớ ra một việc, một lão loáng lên, vội bước lại phía cửa sổ. Diệu Pháp thấy bộ dạng lão hơi khác, buột miệng hỏi:

- Đại sư có việc gì chỉ giáo chăng?

Bách Duy trầm giọng nói:

- Có! Đạo huynh có thể mở cửa để bần tăng qua nói chuyện không?

Vừa dứt câu thì cánh cửa mở rộng ra. Diệu Không đã đứng giữa cửa, mỉm cười nói:

- Xin mời đại sư qua đây.

Bách Duy đưa mắt nhìn, thấy trong phòng chỉ có Diệu Pháp và Diệu Không, còn Diệu Vũ không có đấy. Lão yên dạ, nghĩ thầm:

- Diệu Vũ vắng mặt thì ta càng dễ thi hành kế hoạch.

Nghĩ tới đây, lão đưa tay đóng ập cánh cửa lớn và nói:

- Còn cửa sổ nữa. Yêu cầu đạo huynh gài lại cho.

Thấy vẻ mặt lão thần bí, với cử chỉ như vậy, sư phụ còn đương e dè thì Bách Duy đã bước tới tự động đóng gài cửa sổ lại. Diệu Không cau mày chưa kịp hỏi thì Bách Duy đã nói:

- Câu chuyện hết sức can hệ, bí mật, hãy nghe bần tăng lần lượt trình bày.

Ba người cùng ngồi xuống. Bách Duy luôn luôn đưa mắt nhìn hai người rồi mới đem câu chuyện vừa rồi ra thuật lại.

Diệu Pháp, Diệu Không đều biến nét mặt. Một lúc sau Diệu Pháp nói:

- Nam Cung thế gia thay đổi phương châm. Bên trong hẳn có mưu kế gì thần kỳ... thực khó đoán ra được.

Nói tới đây, Diệu Pháp vùng đứng lên, đi đi lại lại trong phòng mấy lượt, đột nhiên dừng lại, ngửa mặt lên trời thở dài mà rằng:

- Theo đệ tử nghĩ thì đại sư cùng đệ tử nên tới Trạm Truyền Thanh bí mật dò xét, hoặc giả có thể tìm ra được điều gì chăng?

Bách Duy mừng thầm, nhưng còn vờ hỏi Diệu Không:

- Chẳng hay đạo huynh nghĩ sao?

Diệu Không trầm ngâm một phút rồi nói:

- Tuy rằng nguy hiểm, nhưng cũng không còn cách nào khác hơn. Huống chi lúc này anh hùng các nơi đều tụ tập cả ở Trạm Truyền Thanh. Chúng ta lẫn lộn vào số đông chắc không bị lộ tẩy.

Bách Duy đã đánh trúng tâm lý và lòng nhiệt huyết thanh niên. Quả nhiên Diệu Không đã nghĩ ngợi như thế và đồng ý ngay. Đột nhiên Bách Duy “a” lên một tiếng, thở dài mà rằng:

- Đáng tiếc! Chỉ đáng tiếc...

Cố nhiên là Diệu Pháp cùng Diệu Không cùng ngạc nhiên hỏi tại sao? Bách Duy lại thở dài, cúi đầu như nói một mình:

- Đáng tiếc! Nhâm tướng công quyết là không đồng ý...

Diệu Pháp, Diệu Không cùng yên lặng. Một lúc sau, Diệu Không cười gượng mà rằng:

- Nhâm tướng công cẩn thận, tinh tế. Quyết không để chúng ta làm liều lĩnh như thế. Chúng ta kể ra cũng khá nông nổi.

Bách Duy cười nhạt nói:

- Cẩn thận, tinh tế cái gì. Tình thế như vầy mà còn cứ cẩn thận. Nam Cung thế gia định ra tay thì bọn ta hết đường sống!

Thấy hai người ngó nhau, lặng ngắt, Bách Duy ghé gần lại, gằn từng tiếng nói:

- Cuộc chiến tranh chưa từng có trong làng võ lâm ngày nay, ngày từ lúc đầu đã phân ra mạnh với yếu tố rõ rệt. “Trung Nguyên Tứ Quân Tử” với “Đường môn thế gia trong đất Thục” đều là những tay danh vọng, vậy mà đã bị hại trước tiên. Kế đó Nhâm tướng công, tuy là bậc kỳ tài, cố vãn hồi sự suy sụp, nhưng sức cũng không chống lại lâu hơn được nữa. Biết sao bây giờ? Chúng ta tận lực tham gia vào nhưng đôi bên lực lượng đã quá chênh lệch, lại thêm hai lần thảm hại ở Âm sơn và Hồi Thanh Cốc, thực đã kiệt lực không ngóc đầu lền được nữa.

Ngừng một giây phút, lão gay gắt giọng nói tiếp:

- Theo ta xét, bất luận là thế nào, nếu cứ giữ nguyên tình trạng này thì chỉ có mà chết mòn đi hết. Duy chỉ còn một lối chơi một đòn bất ngờ là có thể cứu nguy và hy vọng thắng là khác. Nếu cứ cẩn thận quá, bỏ lỡ cơ hội là hết đời!

Bị lão khích động và thúc đẩy mạnh, Diệu Pháp, Diệu Không tuy vẫn ngồi yên không nói, nhưng vẻ mặt ra ý tán đồng.

Một hồi sau, Diệu Pháp sẽ thở dài nói bâng quơ:

- Không định kế hoạch sẵn thì...

Bách Duy mắm môi nói:

- Kế hoạch à! Thiên biến vạn hoá, hãy biết rằng tới Trạm Truyền Thanh đã. Tuỳ việc xảy ra mà đối phó. Ngồi nhà hoạch định, đoán phỏng chỉ là lối hủ nho, hỏng việc! Phải thế không?

Thấy hai người ấp úng vâng dạ, Bách Duy bèn mạnh dạn nói với giọng cương nghị hơn:

- Hai vị đã nhận rằng bần tăng nói là phải, như vậy tức là nhận rằng Nhâm tướng công đã lầm lẫn. Rút lại là không thể theo mệnh lệnh của Nhâm tướng công, là người thần trí đã hôn mê, hơi sức đã kiệt rồi. Ôi! Đáng thương thay! Nhưng tình thế bắt buộc phải quyền biến, miễn là có lợi cho vận mệnh toàn thể võ lâm!

Diệu Pháp bóp chặt hai tay vào nhau, trịnh trọng nói:

- Việc này quan trọng quá lớn. Xin cho đệ tử chúng tôi nghĩ kỹ đã.

Một lúc sau Diệu Không ngập ngừng nói:

- Đại sư muốn rằng chúng tôi... đối với Nhâm tướng công! Chao ôi! Chúng tôi thực không nỡ!

Bách Duy quát lên:

- Không nỡ... ư? Để mặc cho võ lâm đồng đạo muôn kiếp không khôi phục được nữa sao? Đằng nào khinh, trọng?

Diệu Pháp, Diệu Không cùng hỏi:

- Theo ý đại sư nên như thế nào?

Bách Duy nhấn mạnh:

- Từ nay chúng ta hành động đều tự ý tác chủ. Quyết không chịu để Nhâm tướng công ra lệnh sai khiến. Đó là bất đắc dĩ. Hai vị nghĩ sao?

Diệu Pháp thở dài, buồn rầu nói:

- Đại cuộc đã hỏng. Cân nhắc nặng nhẹ thì cũng chỉ còn có cách ấy!

Quay lại hỏi Diệu Không:

- Sư đệ nghĩ thế nào?

Diệu Không nói:

- Đại kha đã quyết. Tiểu đệ đành cũng xin theo.

Bách Duy mừng thầm. Chợt Diệu Pháp nghiêm giọng nói:

- Nhưng còn.. Tam sư đệ... Có đồng ý chăng?

Bách Duy cau mặt lo ngại. Diệu Không gật đầu, thong thả nói:

- Đệ tử có thể thuyết phục hắn! Đại sư cứ yên tâm!

Ngừng một chút, như nhớ ra một điều, bèn cất giọng nghiêm trọng hỏi:

- Việc đã đành phải như thế, nhưng còn đối với Nhâm tướng công... Đại sư đối đãi ra sao?

Bách Duy thấy vẻ mặt hai người ngưng đọng, bèn đằng hắng nói:

- Nhâm tướng công vốn là tay hiệp cốt, nhân tâm. Nay dù đã biến ra đến thế nào, chúng ta cũng phải cư xử ăn nói cho lễ độ!

Thấy vẻ mặt hai người hoà hoãn, Bách Duy mới yên dạ, bèn nói:

- Giờ chúng ta lấy lời lẽ ôn tồn nói với Nhâm tướng công, yêu cầu tướng công nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Mọi việc xin uỷ cho người khác tạm thời điều khiển. Chớ làm cho tướng công quá xúc động!

Quay sang nhìn Diệu Pháp rồi nói tiếp:

- Xin uỷ cho Diệu Pháp đạo huynh dùng lời uyển chuyển nói với tướng công!

Thấy Diệu Pháp lắc đầu, xua tay, Bách Duy bèn nói với Diệu Không:

- Vậy thì Diệu Không đạo huynh đảm nhận việc này.

Diệu Không giãy nãy lên, không nhận và còn nói:

- Giết chết ngay đệ tử cũng không dám. Vả chăng ý kiến này chính do đại sư nêu lên, thiết tưởng...

Bỗng cánh cửa bị đẩy toang ra, Bách Duy giật bắn người lên. Một người vừa bước vào, chưa qua khuôn cửa đã lớn tiếng mà rằng:

- Việc ấy khó gì mà không dám nói. Nếu ai cũng ngại nói thì đệ tử xin đảm nhận.

Mọi người nhìn ra là Diệu Vũ. Bách Duy tái mặt đi, vội hỏi:

- Đạo huynh đã lén nghe hết câu chuyện chúng ta bàn rồi ư?

Thấy Diệu Vũ “dạ” gật đầu, Bách Duy càng đổ quạu:

- Tại sao không vào đây cùng bàn bạc mà lại nấp ở ngoài nghe lén?

Diệu Vũ thản nhiên nói:

- Đệ tử tới đã lâu. Nghe biết bên trong đương bàn bạc việc bí mật mà không có ai canh gác bên ngoài, quả thực là quá coi thường. Nếu như ai, hoặc lại chính Nhâm tướng công chợt tới thì sao?

Bách Duy định quở hắn, không ngờ bị hắn phê bình trách lại đến cứng họng ra. Một vài giây sau, lão cười gượng mà rằng:

- Bần tăng quả thật sơ ý! Xin thành thật cảm tạ đạo huynh!

Diệu Vũ cười nói:

- Không dám!

Chép miệng thở dài:

- Tình thế đến như vậy không còn cách gì hơn. Đệ tử chính sẵn có ý ấy, chưa dám đem bàn đó thôi!

Bách Duy mừng rờ, vừa nói vừa vỗ tay:

- Tuyệt diệu! Bần tăng biết chắc là đạo huynh tán thành mà!

Diệu Vũ nói:

- Không nên chậm trễ! Đệ tử xin nói ngay với Nhâm tướng công! Nhưng đại sư và sư huynh cũng phải giải thích thêm vào!

Thế là Diệu Vũ dẫn đầu, Bách Duy, Diệu Pháp, Diệu Không theo sau, tới chỗ Nhâm Vô Tâm ở. Thấy chàng ngồi bên giường Huyền Chân, đương thừ mặt ra.

Diệu Pháp chép miệng, hỏi:

- Chẳng hay bao giờ tướng công chuẩn bị lên đường?

Chợt nhớ ra rằng hỏi như vậy thì có khác gì mọi việc vẫn do Nhâm Vô Tâm làm chủ cho lệnh! Như vậy là trái hẳn với mục đích câu chuyện định nói ra lúc nãy. Biết mình lỡ lời, Diệu Pháp hỏi lên mấy tiếng vội lùi lại đứng vào bên góc phòng.

Nhâm Vô Tâm quay lại, đôi mắt lờ đờ mất tinh thần, quét ngang một cái. Thấy chàng tiều tuỵ, bọn Bách Duy có ý hổ thẹn, đều cúi đầu xuống. Chợt nghe chàng thở dài rồi nói:

- Lẽ ra khởi hành rồi! Thấy các vị quá mệt mỏi nên chưa dám... đành thư hoãn lại.

Thấy chàng quên mình mà chỉ lo thay cho người, cả bọn cùng cảm thấy lúng túng cứ cúi gầm mặt xuống. Một hồi lâu, Bách Duy sốt ruột quá, bèn dịch gần lại bên Diệu Vũ, sẽ nắm áo giật ra hiệu.

Diệu Vũ sẽ đằng hắng, cười với vẻ ngượng nghịu, rồi cất tiếng:

- Bọn đệ tử chúng tôi dù có khó nhọc, xong cũng chỉ chừng nào thôi! Vậy mà bất cứ công việc lớn nhỏ, đều do tướng công phải lo liệu để ý. Ôi chao! Tướng công mới quả thực là vất vả quá sức!

Nhâm Vô Tâm lẩm nhẩm nói:

- Vất vả... quá sức! Thật vậy, quá... mệt... mỏi! Nhưng... nhưng biết sao được. Trừ phi chết thì chịu... Còn sống ngày phút nào thì còn phải...

Tiếng chàng nhỏ dần và thở gấp.

Diệu Vũ thở dài nói:

- Vì làng võ lâm mà hy sinh, cúc cung tận tuỵ xưa nay chưa từng có ai được như tướng công. Nhưng chẳng hay cứ tận tuỵ tranh đấu đến... bao giờ? Bao giờ kết liễu.

Nhâm Vô Tâm mỉm cười:

- Năm mười tháng hay vài chục năm xá kể chi! Còn tranh đấu được ngày nào thì cứ tranh đấu!

Diệu Vũ nói:

- Nhưng cuộc tranh đấu chưa kết thúc mà tướng công đã quỵ xuống thì sao? Cứ tình trạng sức khoẻ của tướng công hiện thời, có thể bất cứ lúc nào cũng quỵ xuống được. Xin tướng công nghĩ kỹ điểm ấy. Hậu quả sẽ ra sao?

Chàng buồn thảm trả lời, ngẩng đầu nhìn Diệu Vũ, một lúc sau lại nhìn Diệu Pháp, bỗng trầm giọng cất tiếng hỏi:

- Có thể như thế lắm. A! Các vị có câu chuyện gì muốn nói chăng?

Diệu Vũ “dạ”. Hắn ấp úng một chút, đánh bạo thưa:

- Đệ tử cùng Bách Duy đại sư, sau khi bàn bạc kỹ rồi, đều thấy rằng tướng công... cần phải tĩnh dưỡng một thời gian. Trong thời gian tĩnh dưỡng đó, tướng công chỉ nên...

Nhâm Vô Tâm hơi run người lên, vội giơ tay lắc, cắt đứt lời Diệu Vũ đi:

- A! Các người muốn rằng vô luận là việc gì, ta cũng không ngó ngàng tới sao?

Diệu Vũ cúi gầm mặt xuống nói:

- Dạ! Đó là đệ tử thành thực lo thay cho sức khoẻ của tướng công. Vì đã tới lúc cực kỳ quan hệ...

Nhâm Vô Tâm vụt cái đứng dậy, da mặt đương xanh nhợt bỗng ửng hồng lên, nhìn mọi người một lúc rồi chậm rãi nói từng tiếng:

- Các người muốn nói gì? Ta đã hiểu cả rồi. Khỏi phải nói nữa! Các người cho rằng ta không đủ tài sức chỉ huy mọi việc, vì gần đây ta luôn luôn bị thất bại! A! Điều đó không thể trách các người được.

Chàng hổn hển thở gấp, nghiến răng nói tiếp:

- Ta đã hủy hoại cả cơ nghiệp do ta gây dựng lên. Ta tự nhận không còn đủ uy tín lãnh đạo các vị nữa. Từ nay về sau, bất luận việc gì, ta sẽ không định đoạt.Quyền chỉ huy sẽ ở trong tay các người!

Dứt lời, chàng ngồi phệt xuống, hai tay ôm đầu, mặt cúi gầm! Bách Duy không ngờ rằng câu chuyện kết thúc thuận tiện một cách lẹ làng như thế. Tuy có chút thương xót thay cho chàng, một thiếu niên anh hùng bị nước đường cùng, đành thúc thủ, nhưng lại mừng thầm mưu mẹo của mình đã đạt. Bọn Diệu Pháp cũng bùi ngùi rơi lệ. Diệu Pháp lẩm bẩm nói:

- Về tình trạng sức khoẻ, tướng công phải lui bước, dưỡng sức. Nhưng bất quá chỉ là tạm thời thôi!

Diệu Không, Diệu Vũ cùng nói:

- Thực vậy! Một khi sức khoẻ và tinh thần tướng công khôi phục rồi thì xin tướng công lại đảm đương mọi việc như cũ! Trừ tướng công ra, không ai đảm nhận nổi gánh nặng này...

Nhâm Vô Tâm mỉm cười. Lòng chàng chua xót, vụt cái đứng lên giơ tay đẩy cánh cửa sổ ngó ra. Bên ngoài mưa phùn phơi phới như tơ bay, càng khiến kẻ có tâm sự não ruột buồn hơn.

- Ôi! Mưa gió tơi bời! Không một tiếng gà gáy, chó cắn! Giang hồ mưa gió, biết bao giờ... tạnh!

Nhâm Vô Tâm lầm nhầm than thở, lòng rạo rực lên, mắt loang loáng, đột nhiên đôi hàng lệ nhỏ xuống. Chàng không quay đầu lại cho nên bọn Diệu Pháp không biết chàng đương khóc.

Bách Duy sốt ruột, đằng hắng một cái, cất tiếng hỏi:

- Chẳng hay tướng công... rồi sẽ rút lui về đâu?

Diệu Pháp bỗng biến sắc mặt, nói chặn đi:

- Rút lui về đâu? Sao đại sư lại hỏi thế? Lẽ nào chúng ta để tướng công một mình thui thủi ra đi!

Diệu Không lớn tiếng nói:

- Trong khi dưỡng sức, dù là tướng công không nên bận tâm lo nghĩ hỏi han mọi việc, nhưng cũng cần phải luôn luôn ở gần chúng ta để chúng ta tiện coi sóc.

Bách Duy cười gượng:

- Xin chớ hiểu lầm ý bần tăng! Chính là sợ tướng công bỏ đi, không ai trông nom săn sóc... đó thôi!

Nhâm Vô Tâm đưa tay gạt thầm nước mắt, quay lại nói:

- Tại hạ mong được ở gần bên các vị! Nhưng... nhưng các vị thì luôn luôn bôn ba... hoạt động! Dù tại hạ chẳng còn là chủ động, song le vẫn không tránh được lo lắng. Như vậy sao gọi là tĩnh dưỡng.. Vậy nên...

Nói tới đây sẽ đưa mắt thấy mọi người thất sắc, chàng từ từ nói tiếp:

- Nếu các vị thật tâm muốn tại hạ được nghỉ ngơi, thì tại hạ phải tự ý rời xa các vị.

Diệu Pháp kinh hãi hỏi:

- Tướng công... quyết định xa chúng tôi?

Vô Tâm thở dài:

- Tại hạ đã nói rằng sự việc bất đắc dĩ phải như thế...

Quay lại nhìn Huyền Chân, thở dài nói tiếp:

- Các vị lăn mình vào trong cuộc thảm chiến, không còn hơi sức đâu săn sóc kẻ khác. Vậy nên tại hạ sẽ đem Huyền Chân đạo trưởng đi theo. Vì lẽ đạo trưởng là do tại hạ mời, vô luận là thế nào, phải do tại hạ đem ông ta đến chỗ có danh y săn sóc. Sau đó... nếu đạo trưởng sớm lành mạnh, tại hạ sẽ cùng đạo trưởng trở lại đây... chờ đợi các vị. Trái lại... nếu bệnh tình không giảm thì tại hạ sẽ đem đạo trưởng đi khắp chân trời góc bể, kiếm cho kỳ được danh y mới thôi!

Bách Duy bỗng gay gắt giọng mà rằng:

- Tướng công nghĩ lầm rồi! Nếu như bệnh tình đạo trưởng không giảm thì tướng công sẽ không bao giờ trở lại đây sao? Bần tăng tuy chẳng phải là đệ tử đường nhưng thấy Huyền Chân đạo trưởng như vậy, cũng phải đau lòng.

Tới đây lão đưa mắt cho bọn Diệu Pháp, rồi nói tiếp:

- Tuy nhiên cân nhắc nặng nhẹ, lợi hại, thì vô luận là bệnh tình đạo trưởng ra sao, nội trong một tháng cũng phải trở về đây đã. Bất quá chỉ trong vòng một tháng là đại cuộc biến đổi. Lúc đó chúng tôi cần có tướng công chủ trì mọi việc. Còn bệnh tình đạo trưởng sẽ lo sau!

Kể ra Bách Duy bàn như vậy là chánh đáng quang minh. Kỳ thực thì lão không muốn Huyền Chân khôi phục thần trí, vì sợ âm mưu của lão bị bại lộ. Lão tin chắc một trăm phần trăm là các danh y trong bọn Địch đại hiệp đều bị Nam Cung thế gia giết sạch cả rồi! Nếu như chàng đem Huyền Chân đi khắp đó đây, lỡ ra gặp tay thánh y chữa được cho Huyền Chân tỉnh táo trở lại, sẽ nói hết bí mật của lão ra thì nguy.

Bọn Diệu Pháp có hiểu đâu thâm mưu của Bách Duy. Thấy lão khẩn khoản như vậy lại cho là phải, bèn đồng thanh nói:

- Đại sư nói phải lắm! Phải coi việc công là hệ trọng. Xin tướng công chấp thuận!

Nhâm Vô Tâm nghĩ ngợi một lúc rồi nói:

- Cũng đành phải như thế vậy! Nhưng xin Bách Duy đại sư chấp thuận cho một điều này.

Thấy Bách Duy hơi giật mình nhưng trấn tĩnh ngay lại, chàng nói tiếp:

- Tại hạ dời khỏi đây rồi, xin đại sư thay thế tại hạ, đảm nhiệm chủ trương mọi việc.

Bách Duy mừng rơn lên, nhưng làm ra bộ rụt rè, nói:

- Chết nỗi! Tài sức bần tăng gánh vác sao nổi trọng trách!

Nhâm Vô Tâm ôn tồn nói:

- Lâm nguy không loạn! Tuỳ cơ ứng biến! Phi đại sư không ai đương nổi!

Thấy Bách Duy còn ra vẻ khiêm tốn, Diệu Pháp lớn tiếng nói:

- Nếu được đại sư chỉ huy, anh em tôi xin nhất nhất tuân lệnh!

Vừa nói vừa cầm chén trà lên, bóp một cái vỡ vụn ra mà rằng:

- Ai trái lệnh sẽ như chiếc chén này...

Nhâm Vô Tâm gật đầu khen phải. Bách Duy thở dài nói:

- Các vị cả quyết như vậy! Bần tăng còn dám nói gì nữa!

Nhâm Vô Tâm liếc mắt một cái, nghiêm giọng mà rằng:

- Vậy ngay từ phút này, để tránh cho khỏi bị ảnh hưởng vì sự có mặt của tại hạ, xin mời bốn vị qua nhà bên bàn việc!

Bách Duy nghĩ ra điều gì, vừa toan nói, thì bọn Diệu Pháp đã quay mình đi ra. Còn Nhâm Vô Tâm thì ngồi xuống, ngẩn mặt ra nhìn Huyền Chân đạo trưởng. Bách Duy đành lặng lẽ theo bọn kia đi ra.

Về tới nhà bên, Bách Duy còn vờ vẫn thở ngắn than dài. Một hồi lâu, mới trở lại điểm chính, trầm giọng mà rằng:

- Bần tăng tuy được các vị đồng thanh đề cử. Nhưng bất cứ việc gì phải có họp bàn với nhau, thảo luận, quyết định đã. Ý kiến một người thì có hạn. Góp lại mới tránh khỏi thiếu sót.

Ngưng một lúc, Bách Duy nêu câu hỏi đầu tiên:

- Bữa nay, sau khi lìa khỏi đây, chúng ta đi về đâu?

Diệu Vũ hăng hái nói:

- “Phong Vân Tế Hội” nơi Trạm Truyền Thanh! Tới đó chứ còn đâu nữa.

Thấy ba người kia cùng tỏ ý tán thành, Bách Duy cả mừng. Không còn nghi ngờ gì nữa, mưu kế của mình quyết phải thành công!

trước sau
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây